Đảo trật tự thông thờng của từ để gây sự chú ý

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 69 - 70)

Trong thơ Bích Khê có những từ ngữ mà trật tự giữa các yếu tố có sự đảo ngợc so với mô hình cú pháp quen thuộc của tiếng Việt. Mây nhung đợc gọi là nhung mây, mây lụa thì gọi là lụa mây, lung linh đợc thay bằng linh

lung, xanh liễu dùng thay cho liễu xanh, tranh cạnh thay cho cạnh tranh, thấm nhuần đợc gọi là nhuần thấm, các từ nh ngọc trăng, ngọc sơng, xanh trời, nhung láy, ngàn muôn triệu, gơng hồ, châu lệ, ngọc lệ, ngời long lanh...

đều có cấu trúc đảo ngợc nh thế. Phần lớn đây là những tổ hợp định danh. Đối chiếu với mô hình cú pháp danh từ + định tố trong tiếng Việt ta nhận thấy trật tự nghịch ở đây đã khiến cho những tổ hợp này gần gũi với tính từ hơn là có tính chất danh từ. Một tính từ khi đứng sau danh từ thì có ý nghĩa chỉ một tính chất khách quan nhng khi đứng trớc danh từ thì nó lại mang một ý nghĩa chỉ sự đánh giá chủ quan. Việc tính từ hoá các tổ hợp định danh, vì thế, khiến cho

hình ảnh thơ từ tĩnh chuyển sang động và ngôn ngữ thơ trở nên đầy cảm giác. Cái ấn tợng cụ thể rõ ràng của khách thể bị nhoè đi thay vào đó là ấn tợng chủ quan đầy mơ mộng của chủ thể trữ tình. Thử thay thế trật tự nghịch này bằng trật tự thuận ta sẽ thấy ngay điều đó:

Vàng sao nằm im trên hoa gầy --->Sao vàng nằm im trên hoa gầy

Nhung mây tê ngời sao kim cơng --->Mây nhung tê ngời sao kim cơng

Lụa mây nẩy vàng chạm --->Mây lụa nẩy vàng chạm...

ấn tợng cụ thể, rõ ràng của khách thể do trật tự thuận đa lại đã khiến hình ảnh thơ trở nên chờn mòn trong sự tiếp nhận của độc giả và câu thơ trợt nhanh qua trí nhớ. Ngợc lại, trật tự nghịch của những tổ hợp này khiến cho câu thơ chỉ "mất đi một tí rõ ràng để đợc thêm rất nhiều mơ mộng" (mợn lời của Hoài Thanh). Cấu trúc nghịch đảo ở đây không những vẫn đảm bảo nghĩa nh ý muốn của nhà thơ mà còn có tác dụng mở ra sự đa chiều về ngữ nghĩa. Cách cấu trúc này không thấy xuất hiện trong ngôn từ của các nhà thơ cùng thời với Bích Khê. Đây có thể nói là sáng tạo hết sức độc đáo của Bích Khê.

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w