Những đóng góp mới của Bích Khê

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 27 - 37)

a. Cách quan niệm mới về cái "Đẹp"

Tình yêu, sự ám ảnh của cái chết, nỗi cô đơn là những đề tài chủ yếu của cả hai tập thơ. Nhng bao trùm lên tất cả là sự tìm kiếm, lòng khát khao cái Đẹp. Có lẽ vì thế mà thoạt đầu Bích Khê định dành cho tập thơ Tinh hoa cái tên là "Đẹp".

Quan niệm về cái đẹp của Bích Khê rất phức tạp. Đây cũng là nơi bộc lộ rõ ảnh hởng của Baudelaire đối với ông. Charles Baudelaire quan niệm rằng, cái đẹp có thể đến từ bất cứ nơi nào trên thế giới: từ thiên đờng cũng nh từ địa ngục, là Thợng đế hay quỷ Sa tăng, thánh thiện hay tội lỗi, niềm vui hay thảm hoạ, ngay trong cả cái xác chết "thối hoăng" cũng toát lên một vẻ đẹp

rực rỡ nh một bông hoa vừa nở sớm mai, trong tiếng chuông rè kia lại vang lên những "âm thanh kính cẩn", quỷ Sa tăng vẫn có thể là "vị thiên thần hơn tất cả những thiên thần đẹp giỏi". Baudelaire đã xoá nhoà ranh giới giữa cái đẹp với cái ghê tởm, ca ngợi xác thịt với những câu thơ nặng nhục cảm, đa cái ác vào phạm trù thẩm mĩ. Theo ông, cái xấu cũng nh cái đẹp, cái thiện cũng nh cái ác, một khi đợc đa vào tác phẩm nghệ thuật đều có thể gây nên những rung động thẩm mĩ ngang nhau. Có thể nói, "Tụng ca sắc đẹp" của Baudelaire là bài thơ thể hiện rất rõ quan niệm thẩm mĩ mới lạ này của ông: Nàng từ trên

trời bay xuống hay từ vực thẳm hiện lên/ Ôi! Sắc đẹp! Đôi mắt nàng quỉ quái và thần tiên/ Rót thiện ác vào lòng ngời lẫn lộn/Nên ngời ta ví nàng nh rợu ngời ta uống.

Cũng nh Baudelaire, Bích Khê quan niệm cái đẹp hiện diện ngay trong những cái hỗn độn xô bồ của cuộc sống: "Một hỗn độn đẹp xô bồ say dậy" (Duy tân). Ông cũng có một bài thơ nhan đề là "Sắc đẹp": Những mặt tơi nhan

sắc đẹp nh trăng/ Và sắc lẻm nh thanh gơm vấy máu.

Quan niệm mĩ học này chính là nguyên lý chi phối hớng cách tân trong thơ Bích Khê. Cũng nh trong thơ Baudelaire, thơ Bích Khê cũng có rất nhiều những hình ảnh kỳ dị nh sọ ngời, xác chết, máu cuồng, hồn điên, tinh huyết... Nhng những cái mà ngời đời thờng coi là xấu xa, ghê tởm ấy hiện lên trong thơ Bích Khê lại gợi lên những vẻ đẹp bất ngờ. Cái sọ ngời kia chính là "bình

vàng", "chén ngọc", "hồ nguyệt đọng nhiều trăng lấp loáng"... Còn máu cuồng

hồn say kia chính là trạng thái thăng hoa của tâm hồn.

Mĩ học của Baudelaire vừa đề cao cái thanh cao của đời sống tinh thần lại vừa dành chỗ cho khoái lạc xác thịt. Bích Khê đã tiếp nhận cái mĩ học ấy với cả hai mặt tích cực và tiêu cực của nó. Trong thơ ông, cái đẹp trong sáng luôn đi liền với cái mà ông gọi là "vẻ đẹp của khiêu dâm". Nhục thể trong thơ Bích Khê, vì thế, vừa gợi lên những gì là thanh nhã, thuần khiết, thánh thiện, đồng thời lại hết sức trần tục, vừa có tính chất lý tởng lại vừa hết sức thực tế. Cái đẹp đó vừa đa ngời ta vào một thế giới huyền ảo, lại vừa khiến ngời ta phải rởn ốc. Ngay cả nhan sắc của ngời yêu, ông cũng vừa cảm nhận thấy "vẻ

huyền diệu" làm ông ngây ngất nhng cũng vừa bắt gặp "vẻ yêu tinh" khiến lòng ông giận dữ. Tuy nhiên, trong sự tranh chấp giữa tâm hồn và xác thịt, cuối cùng phần u thắng vẫn thuộc về những cái trớc, xác thịt chỉ là tạm thời còn tình yêu mới là vĩnh viễn: Nàng! Nàng! Nàng! Không có nữa châu thân/

Xác là mộng mà tình là tuyệt đích (Nàng bớc tới). Hơn nữa, trong sự giao động

giữa hai cực đối lập, cái thanh cao và cái thấp kém, thiên đờng và địa ngục, Bích Khê cho rằng đi sâu vào cực này là điều kiện để hiểu hết ý nghĩa của cực kia: Ôi! Say khớt mới dào muôn ý tứ/ Ôi! Điên rồ mới ngớp ánh chiêm bao/

Ôi! Dâm cuồng mới biết rõ giá trăng sao (Trái tim).

Đối với cái đẹp trong thơ ca, Bích Khê quan niệm rằng, cái đẹp trong thi ca là cao nhất, là sự tổng hợp tất cả những cái đẹp của hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, nhiếp ảnh và nhất là âm nhạc. Cái thế giới mà Bích Khê muốn tạo nên trong các tác phẩm của mình gồm ba tầng: tầng thứ nhất là cái thế giới cảm tính đầy những hơng thơm, sắc màu tơi mát, mùi vị ngọt ngào, tiếng nhạc êm ái; tầng thứ hai là địa ngục, là thế giới của dục vọng, và tầng trên cùng là thiên đờng, là thế giới của thi ca. Ông muốn tìm cho thơ mình một tiếng nói riêng. Đó sẽ là một thứ thơ sử dụng một ngôn ngữ thật trau chuốt, trong sáng, đầy âm hởng, tạo ra những hình ảnh mới mẻ đầy sức sống, mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Nhà thơ phải thể hiện cái tinh tuý của sự vật, nhập thân vào tự nhiên để khám phá ra ý nghĩa, ngôn ngữ thầm kín của vạn vật. Trên cơ sở kết hợp giữa cái hiện đại và cái truyền thống, thơ phải đạt đến một cái đẹp chân thật, thuần tuý, làm say lòng ngời.

b. Cách cảm nhận mới về thế giới

Bích Khê luôn mở rộng các giác quan tinh tế để cảm nhận thế giới và chỗ nào các giác quan dừng lại thì ông dùng đến trực giác và trí tởng tợng mạnh mẽ để khám phá những bí ẩn hàm chứa trong sự vật. Thế giới trong thơ Bích Khê đầy hơng thơm, màu sắc và âm nhạc. Các yếu tố hơng, sắc, nhạc đó giao hoà với nhau trong một thể thống nhất âm u mà sâu thẳm. Điều này sẽ đ- ợc chúng tôi chứng minh khi đi vào tìm hiểu lớp từ chuyển đổi cảm giác trong

thơ ông.

Trong sự cảm nhận thế giới của Bích Khê, âm nhạc có một vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với ông, dờng nh đâu đâu cũng vang lên tiếng nhạc, dờng nh tất cả đều vận động theo nhạc điệu: Nhạc trong gió, trong nắng, nhạc trong lời nói, trong hơi thở của con ngời. Trái tim, lồng ngực, và cả da thịt ngời con gái đều rung động theo nhịp điệu và cung bậc: Tôi qua tim nàng vay du dơng (Tỳ bà); Mùa nhạc gẫm nao nao trong lồng ngực (Cô gái ngây thơ); Ôi thớ

thịt có đàn lên cung bậc (Bàn chân). Không chỉ không gian tràn ngập nhạc mà

cả thời gian cũng vận động theo nhịp điệu của nó: "Mây, tuyết, thời gian bay

tợ nhạc" (Nấm mộ). Thậm chí đi sâu vào thế giới bí ẩn của cái sọ ngời, ông

cũng bắt gặp cả một: "Máy thu thanh hoà âm nhạc thơm tho" (Sọ ngời).

Trên một phơng diện khác, Bích Khê thờng không dừng lại chiêm ng- ỡng cái thế giới hữu hình trớc mắt mà qua đó và từ đó, ông hình dung ra khám phá ra một thế giới huyền ảo khác. Ông tin rằng, đôi mắt con ngời có thể nhìn thấu suốt trần gian và địa ngục, có thể biết hết "Nhiệm màu muôn thế giới" cũng nh những điều thầm kín trong đau khổ và khoái lạc của con ngời. Quả măng cụt là cả một "Khối tình, khối mộng". Sọ ngời là "Hồ nguyệt đọng nhiều

trăng lấp loáng", là "Máy thu thanh hoà âm nhạc thơm tho" và dẫn hồn ngời

phiêu diêu đến một bến tàu đầy hơng sắc. Đằng sau hình ảnh một "đoá đồ mi" là cả thế giới của cái đẹp: những con ngời đẹp, một xã hội đẹp và bao trùm lên tất cả là cái đẹp tiềm ẩn trong vũ trụ. Đặc biệt, cơn ma trong bài Tiếng đàn ma có đến ba lớp hình ảnh: lớp ngoài cùng là cơn ma của thiên nhiên, một cơn m- a rả rích và dờng nh bất tận. Tiếp đến là hình ảnh "Ma hoa xuân rụng" tợng tr- ng cho sự tàn lụi những năm tháng tuổi trẻ, sự tiêu ma của tài năng và sự tan vỡ của khát vọng sự nghiệp. Lớp tận cùng là trận ma nớc mắt trong lòng ngời: "Ma trong ý khách muôn hàng lệ rơi".

Chính cách cảm thụ thế giới bằng sự rộng mở tất cả các giác quan, bằng trực giác, tởng tợng lẫn trí tuệ này đã đa đến cho thơ Bích Khê những so sánh, ẩn dụ bất ngờ, táo bạo rất thú vị theo kiểu: Nàng ơi! tay đêm đang giăng mềm/

Trăng đan qua cành muôn tơ êm. Hoặc ta bắt gặp những cách diễn đạt mới mẻ

nh: "Thuỷ tinh ai để lòng gơng hồ"; "Ai giam lỏng một vì sao giữa mắt"... Trong cách cảm thụ đặc biệt đó mà thế giới khách thể hiện lên trong thơ Bích Khê nh một kí hiệu tợng trng.

c. Sự sáng tạo những vần thơ độc đáo và giàu nhạc tính

ảnh hởng sâu sắc trờng phái thơ tợng trng Pháp, coi "âm nhạc là trớc

hết mọi điều", Bích Khê đã có những cách tân khá táo bạo về ngữ âm, từ vựng

và ngữ pháp để tạo cho thơ mình tính nhạc hết sức phong phú và độc đáo. Đây là một đóng góp đặc sắc của thơ Bích Khê mà nhiều ngời đã nói tới, đã tán d- ơng: "Cái đáng cho chúng ta yêu Bích Khê, bắt ta phải tìm đến anh, phải lôi anh ra khỏi lãng quên, đó là chất nhạc của thơ anh" [46, tr. 128].

Bích Khê có cả một gia tài thể loại, một gia tài nhạc thơ khó tìm thấy ở bất kỳ một nhà thơ Việt Nam nào cho đến thời điểm này: Nhạc thơ bát cú, tứ tuyệt (thất ngôn và ngũ ngôn), hát nói, lục bát, song thất lục bát, thơ năm chữ, bảy chữ, tám chữ, thơ hợp thể, thơ tự do v.v... Ta gặp ở đây cái âm điệu thân quen mà mềm mại thiết tha của thể thơ lục bát (Mĩ tửu ca, Huế...), cái trào lắng dặt dìu của khúc ngâm song thất lục bát (Tiếng đàn ma, Giọt lệ trích

tiên...), cái rộng mở du dơng, tài tử của thể hát nói (Nghe chuông, Bán sầu, Bán thơ), cái hoành tráng, uy nghi hay dõng dạc của thể thơ tám chữ (Mộng cầm ca, Ăn mày, Tranh loã thể, Sắc đẹp), cái ngập ngừng, đột ngột, hay phóng

túng tuôn trào của thơ tự do và thơ hợp thể (Châu), cái trang trọng, bâng khuâng, hài hoà quen thuộc của thơ bảy chữ (Sầu lãng tử...), cái hoài cảm man mác, khoái hoạt và biến ảo của thơ năm chữ (Ngũ Hành Sơn, tiền - hậu), cái trang trọng cổ kính hài hoà của thơ bát cú (Ngũ Hành Sơn, Dặm mòn, Tinh

chất ngàn xa), cái hàm súc thâm trầm của tứ tuyệt ngũ ngôn (Trăng sáng bến đò xa, Đề ảnh) hay thất ngôn (Quán khách xuân về, Thơ đề trên bia mộ)...

Sự phong phú và độc đáo của tính nhạc trong thơ Bích Khê còn đợc thể hiện ở cách ngắt câu, ngắt dòng táo bạo, hiện đại, ở cách hoà phối âm thanh

hết sức độc đáo, cách đảo, điệp linh hoạt mà thú vị... Vấn đề này chúng tôi sẽ có dịp đi sâu hơn trong quá trình triển khai nội dung của luận văn.

Là thơ của một nhà Thơ mới, thơ Bích Khê, ở những bài làm theo các thể mới, dĩ nhiên nhạc điệu phải mới, hiện đại. Nhng ngay cả ở thể Đờng luật, nhạc thơ Bích Khê cũng mới, hiện đại, bởi nó không câu nệ niêm, luật, đối... Phần nhiều các bài bát cú không trọng đối (Dặm mòn, Tinh chất ngàn xa,

Mộng trong hơng, Gửi Liên Tâm...), không trọng niêm (Trên núi ấn nhìn sông

Trà, Đăng lâm, Chùa Ông Thu Xà, Lời tuyệt mệnh, Nhặt hoa, Dới trăng ngồi gảy đàn, Tóc xoã đàn tơ, Quán khách xuân về) nên chất nhạc vẫn phóng túng,

linh hoạt. Hơi thơ cổ đã đợc làm hiện đại một cách có dụng ý.

Nhạc tính thơ Bích Khê là sự kết hợp hoàn hảo ngôn ngữ thơ Đông- Tây tạo nên. Bích Khê đã dùng quan niệm thơ tợng trng Pháp và nhạc tính thơ truyền thống để chuyển tải những giai điệu vừa ngọt ngào, vừa réo rắt, du d- ơng với những cung bậc trầm bổng khác nhau. Đọc thơ Bích Khê, nhiều lúc ngời đọc bị quyến rũ bởi âm nhạc trớc khi kịp chú ý đến nội dung ý tứ. Đó cũng là một trong những đặc sắc của phong cách thơ Bích Khê để ngời đời gọi ông là "nhà thơ của âm nhạc".

d. Sự nỗ lực cách tân hình thức thơ

Năm 1997, trong bài viết "Bích Khê - truyền thống và cách tân" đăng trên báo Thanh niên, Lê Đình Kỵ viết: " Bích Khê xuất hiện trên thi đàn Việt Nam nh nhà cách tân đi xa hơn cả so với đơng thời" [21, tr.140]. Còn Chế Lan Viên, năm 1988, trong bài tựa "Thơ Bích Khê" đã phân biệt: Hàn Mặc Tử bị "thơ làm" còn Bích Khê thì đã "làm thơ", "làm trên chữ, trên câu, trên trang giấy, trên các yếu tố năng lực của tâm hồn mình, rồi thì các cái ấy làm anh trở lại" [46, tr.125]. Đây là một nhận xét thâm thuý và đầy yêu mến những nỗ lực tìm cái mới, làm phong phú hình thức thơ Việt Nam của Bích Khê và cũng nói lên đợc chỗ hạn chế của thơ ông.

dành cho thơ. Hiển nhiên là, bất cứ thi sĩ đơng thời nào cũng có một phơng cách riêng để làm mới thơ, kể cả thơ cổ điển của Quách Tấn. Nhng ở Bích Khê, ý thức đổi mới này đã đợc thể hiện thành hành động sáng tạo quyết liệt, triển khai trong mọi tầng, mọi hớng của thi pháp. Từng bài trong hai tập thơ

Tinh huyết và Tinh hoa đều mang dấu bứt phá của nhà thơ: Bích Khê duy tân

trong dùng chữ, duy tân trong tạo câu, rồi còn duy tân đoạn, mảng, bài, duy tân trong nhạc điệu, duy tân trong tạo hình, biến hình ảnh tĩnh thành động... Tất cả nhằm đem lại cho thơ một "phong vận" hoàn toàn mới lạ, nh là một sự tái sinh của tiếng Việt trong ngôn ngữ thơ. Với ý thức cách tân, Bích Khê không thôi tìm tòi và sáng tạo với mong muốn: Đờng kiến trúc nhịp nhàng

theo điệu mới/ Của lời thơ lóng đẹp hạt châu trong/ Hạt châu trong ngời nhỏ giọt vô lòng/ Tràn âm hởng nh chiều thu sóng nắng.

Nguyên lý chi phối đờng hớng cách tân trong thơ Bích Khê là đi tìm

"cái thống nhất của hỗn độn". Ông đã điều binh khiển tớng những con chữ, đa

ngôn ngữ thơ xáp gần đến những bộ môn nghệ thuật khác. Ngoài kiến trúc là điêu khắc: Chữ điêu khắc tỉa nghệ thuật sầu câm/ Đầy thẩm mĩ nh một pho

thần tợng, là vũ đạo: Múa song song khiêu vũ dới đêm hồng, âm nhạc: Ròng âm nhạc của lòng trai ấp mái, nhiếp ảnh: Đờng nhiếp ảnh khua sắc màu rực rỡ, mĩ thuật: Hỡi hội hoạ đến muôn đời nức nở... Bên cạnh đó còn là sự thống

nhất giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy: Im lặng nhìn bông ý lặng lờ

lên/ Những dáng hình thanh khí giữa mênh mông...Tuy nhiên, dù cổ vũ cho

duy tân, cho một thứ thơ theo "điệu mới", trong cơ cấu nghệ thuật của mình, Bích khê vẫn đi theo định hớng: Và mới mẻ, trên viện cổ phơng Đông/ Ai có

nghe sức tiềm tàng bí mật. Chính nhờ những tiềm lực của Đông phơng, nhà

thơ đã thức nhận đợc những bí mật đó ở chính trong ngôn ngữ dân tộc, trong thi ca truyền thống.

Có thể thấy rằng, những nỗ lực cách tân hình thức thơ của Bích Khê đã góp phần đẩy lịch sử thơ ca tiến lên, góp phần khai phá một thế giới mới, mở đờng cho thơ Việt Nam phát triển sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, những

kỹ xảo về chữ, về câu, về hình, về nhạc đợc chăm chút quá, đôi khi, lại làm hại hơi thở tự nhiên của cảm xúc. Nói một cách biện chứng, những nhợc điểm của thơ Bích Khê chính là mặt trái những u điểm quá đà của ông. Chế Lan Viên khen Bích Khê "vừa làm thơ vừa đẩy lịch sử thơ ca duy tân thêm một bớc" [46, tr. 133], nhng đồng thời cũng thấy rõ: Bích Khê cha mang đợc mùa bội thu lơng thực, nhà thơ mới chỉ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Đóng góp của ông vẫn còn trong chặng khởi hành nhng đã góp phần làm giàu có và cao sang thêm cho tiếng nói của dân tộc.

Tiểu kết chơng 1

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w