Ẩn dụ trong thơ Bích Khê

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 94 - 98)

Khi đặt thế giới bên trong của cá nhân lên hàng đầu nội dung của thơ ca, các thi sĩ lãng mạn tất dễ tìm đến lối diễn đạt bằng ẩn dụ. Tức là đối với các nhà lãng mạn thì ẩn dụ là một trong những thủ pháp chính yếu để thể hiện thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của cái tôi thi sĩ. Bích Khê cũng không là ngoại lệ. Ông đã sáng tạo ra một nghệ thuật ẩn dụ hết sức táo bạo và độc đáo, thể hiện ở hai phơng diện cơ bản sau đây:

a. Lạ hoá những ẩn dụ cũ

ẩn dụ là lối tạo hình cổ điển xuất hiện thờng xuyên trong ngôn ngữ. Nhng ẩn dụ đợc dùng nhiều, lặp đi lặp lại đến một mức độ nào đó dễ trở thành nhàm, sáo ít nhiều hạn chế trở lại đối với việc phản ánh hiện thực của nghệ thuật. Trong địa hạt văn chơng, nhà văn, nhà thơ vẫn có thể cách tân những ẩn

dụ cũ đã sáo mòn bằng cách tạo cho nó một hình ảnh mới. Để làm mới những ẩn dụ cũ, thao tác của Bích Khê là:

Thứ nhất là phục hồi ý nghĩa từ nguyên cho các ẩn dụ. ẩn dụ là một trong những cách tạo từ quen thuộc của ngôn ngữ đời thờng nh cánh buồm, hoa đèn, lệ ngọc... Nhng trong giao tiếp, để dễ bề sử dụng ngời ta luôn có xu

hớng xoá đi trong trí nhớ cái nghĩa nguyên thuỷ của tiếng cấu thành ẩn dụ

(cánh, hoa, ngọc). Chẳng hạn, nghĩa nguyên thuỷ của ngọc là chỉ "một thứ đá quí" [37, tr.715], nhng nghĩa này hầu nh không hiện diện trong tâm trí chúng

ta khi ẩn dụ lệ ngọc đi vào hoạt động giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, lệ ngọc đợc nhận thức nh là một ẩn dụ dùng để chỉ "nớc mắt của ngời con gái".

Để chống lại sự xói mòn ngữ nghĩa, chống lại sự tự động hoá trong nhận thức làm cùn nhụt cảm xúc ngôn từ khi sử dụng lại những ẩn dụ truyền thống, Bích Khê thờng phục sinh nghĩa từ nguyên cho tiếng cấu thành ẩn dụ. Ví dụ: thay thế ẩn dụ "lệ ngọc" chờn mòn đến thành sáo ngữ, Bích Khê viết: Lệ tích lại

sắp tuôn hàng đũa ngọc (Tranh loã thể) hoặc: Những đôi mắt kho tàng muôn châu báu/ Có những hàng đũa ngọc gắp hơng yêu (Sắc đẹp). Tác giả Đỗ Lai

Thuý đã rất tinh tế khi nhận xét rằng: "Hình ảnh hàng đũa đã chiêu tuyết cho từ ngọc mòn rỗng" [42, tr.175]. Quả thật trong cách dùng này của Bích Khê, nghĩa nguyên thuỷ của từ "ngọc" (chỉ một thứ đá quí) đợc phục sinh để tạo nên một hình ảnh đầy khác lạ. Tính chất lỏng, mềm của lệ, vì thế, bỗng trở nên cứng, rắn, có màu sắc và đầy cảm giác. "Trắng tinh" cũng vậy, hình ảnh này khá quen thuộc nhng khi Bích Khê chêm vào giữa một chữ "nh" tách làm đôi để phục hồi nguyên nghĩa cho từ "tinh" thì tức khắc ẩn dụ lại trở nên khác lạ đầy sinh khí: "Những vú nõn: Đồi cong thon nho nhỏ/ Với đôi hàng suối

sữa trắng nh tinh".

Thứ hai là, cải tạo chúng theo cái nhìn thế giới của riêng mình. Đây là một thao tác quan trọng nhằm cách tân những ẩn dụ cũ và góp phần thể hiện cá tính sáng tạo của ngời nghệ sĩ. Chẳng hạn, trong ngôn ngữ thông thờng ta có từ "môi đỏ", "môi son". Những từ ngữ này đợc chuyển thành ẩn dụ thơ ca là "nụ cời hồng". Đây là một cách làm quen thuộc. Thế nhng, trong thơ của

mình, Bích Khê đã biến cái quen thuộc đó thành cái không quen: "nụ cời

trắng":

Nụ cời ai trắng nh hoa lê

Trắng xoá bên kia vùng trời Phan Thiết

ở chỗ khác tác giả cũng đã sử dụng màu trắng ám ảnh ấy: "Nụ cời ai

trắng nh pha lê" (Nghê thờng), "Chết giả nhng cời trắng thuỷ tinh" (Tân hôn).

Nụ cời không mang sắc hồng của môi mà lại mang sắc trắng. Màu trắng dị th- ờng này không chỉ tác động mạnh vào thị giác mà còn có thể làm rung động mọi giác quan một cách mãnh liệt. Câu thơ neo lại trong trí nhớ bắt ngời đọc phải đi tìm ý nghĩa của sắc màu này. Đó là sắc màu của tình yêu trong trắng, thanh khiết, tình yêu không với tới đợc ở những phơng trời trắng xoá nơi xa xôi. Vì vậy, nó ngầm ẩn một nỗi niềm chua xót mang màu sắc bi kịch.

b. Sáng tạo ra những ẩn dụ mới

Cùng với việc lạ hoá những ẩn dụ cũ, Bích Khê còn sáng tạo ra những ẩn dụ mới, độc đáo, lạ lẫm tuy giống ẩn dụ cũ về nghĩa chung nhng khác về diễn tả ngôn từ: Muôn thứ đàn run trên da thịt tuyết/ Đàn và thơ kết thành

giây tinh huyết; Da thịt phô bày ý tuyết băng... ẩn dụ cũ có mắt nhung, tóc

huyền, mắt sao còn trong thơ Bích Khê thì: Nhung trong tròng mắt buồn mơ ảo; Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc; Ai giam lỏng một vì sao giữa mắt...

Việc triệt tiêu các h từ luận lý trong các ẩn dụ nh "da thịt tuyết", "da thịt phô

bày ý tuyết băng" (da thịt trắng nh tuyết) cùng với những "ai giam lỏng", "buồn mơ ảo", "đêm u huyền", "ngủ mơ" đã tạo nên sự phiếm định, mơ hồ làm

lu mờ ý nghĩa xác định, do đó, mở rộng địa bàn biểu đạt t tởng của ngôn từ và đem lại cho hình ảnh ẩn dụ một chiều kích mới: vừa gợi lên đặc trng của đối t- ợng, vừa có chiều sâu của tâm t và dàn trải trong chiều rộng nhập nhoè của ngữ nghĩa.

Lệ thờng mặt trăng đợc ví với "mâm vàng", "đĩa ngọc" còn Bích Khê gọi là "chén trăng", "sữa trăng":

Lò mò đờng lên mây

Chén trăng vừa tầm với Chàng ơi vàng ròng đây Kề môi say ân ái

(Ngũ Hành Sơn)

Nâng lên núm vú đồi

Sữa trăng nhi nhỉ giọt

(Ngũ Hành Sơn)

"ẩn dụ "chén trăng" đã làm bùng nổ một dây chuyền ngữ nghĩa. Trăng màu vàng nên "chén trăng" cũng là chén vàng nhng khi thi nhân hạ bút "vàng

ròng" thì "chén trăng" lại một lần chuyển nghĩa nữa, chén bằng vàng, biểu t-

ợng quí giá. Chén làm liên tởng đến thứ đựng trong chén nên có thể "kề môi" và "say" nhng "say ân ái" thì "chén trăng" lại là chén tình yêu. Vầng trăng bỗng thoắt biến thành ngời yêu hoặc ngời yêu biến thành vầng trăng lúc nào không ai hay. Thế giới hiện thực nhờ ẩn dụ "chén trăng" trở thành thế giới nghệ thuật mang vẻ đẹp huyền diệu - Đó là thế giới của cái đẹp và sự hân th- ởng cái đẹp" [42, tr. 176]. ẩn dụ "sữa trăng" lại làm cho một hình ảnh tĩnh chuyển động. Thơ cũ nói "trăng nh sữa", Bích Khê làm cho trăng ấy thành sữa, sữa kia nhỏ giọt, nhỏ từ vú hẳn hoi là các núm đồi.

Nỗ lực sáng tạo của Bích Khê, đôi khi, đẩy ẩn dụ tới tình trạng mâu thuẫn với lôgic vật thể của các từ xung quanh, thậm chí khiến nó ít nhiều trở nên phi lý: "Đây giây trinh bạch khóc mớt trong mơ/ Đây hồn ngọc thạch

xanh xao nh tờ", "Cây du dơng lâu đài song sóng" hoặc "Da trăng trắng tựa hàu"... Luận giải về điều này tác giả Đỗ Lai Thuý viết: "Con mắt duy lý của

chủ nghĩa cổ điển coi những ẩn dụ có hàm chứa sự phi lý ấy là những "lỗi phong cách", còn các đại biểu của chủ nghĩa duy lý hiện đại trong nghệ thuật thì, cực đoan hơn, phủ nhận chúng, coi đấy là "sự giả dối thơ ca". Tuy nhiên, nếu theo quan điểm triệt để của họ thì ẩn dụ nào chả là sự "giả dối thơ ca", bởi

lẽ, trớc toà án lôgic thì nghệ thuật không có đất tồn tại! Thơ lãng mạn mang vào cho nghệ thuật những ẩn dụ đầy dấu ấn cá nhân và đó là công cụ chính yếu để cải tạo thế giới một cách thi vị. Nhng cùng với điều đó có cả những "lỗi phong cách" nh là sứ giả của thơ ca tợng trng hoặc siêu thực. Khi triển khai so sánh theo các qui luật nghệ thuật bên trong, loại ẩn dụ này không tránh các mâu thuẫn logic với hiện thực bề mặt, với ý nghĩa vật thể của các từ nằm cạnh nó, mà dờng nh còn cố ý nhấn vào sự khấp khểnh này, một mặt, để tạo ra nhiều cách đoán hiểu, mặt khác gieo một ấn tợng huyễn tởng, siêu thực" [42, tr.178].

Với khát vọng sáng tạo ra một thứ thơ thuần tuý và tợng trng, Bích Khê đã coi đây là một trong những thủ pháp chính yếu để xây dựng nên thế giới nghệ thuật của thơ mình. Nhà thơ không những không phụ thuộc mà đôi khi còn cố tình vi phạm các chuẩn logic của sự phát triển ngôn từ, ý đồ làm phi lý. Bằng thủ pháp này, Bích Khê đã nhào nặn lại các hình ảnh đến từ thực tại khách quan để tạo ra một thế giới khác, một thực tại khác. Thơ Bích Khê, vì vậy, đợc coi là "thơ ẩn dụ". Nó đã vợt qua địa hạt lãng mạn để tiến sang lãnh địa tợng trng.

Một phần của tài liệu Đặc sắc ngôn ngữ thơ bích khê (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w