Học thuyết An ninh quốc gia

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lịch sử - Văn hóa Đông Nam Á Tập 1 (Bài giảng Chuyên đề (Trang 62 - 65)

Vấn đềđảm bảo an ninh quốc gia luơn chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động đối ngoại của bất kỳ nước nào. Và Singapore khơng phải là một trường hợp ngoại lệ. Để đạt được mục tiêu này, trong những năm 60 - 70 giới cầm quyền đảo quốc đã đưa ra ba nhiệm vụ gắn bĩ với nhau như sau: phát triển một đất nước cĩ khả năng tự bảo vệ và phồn vinh về vật chất; đảm bảo an ninh quốc gia; hỗ trợ "hịa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực" ( ).

Một vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây: đĩ là nội dung của khái niệm "an ninh" theo quan điểm của giới lãnh đạo Singapore. Làm sao đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia, khi nền tảng của đường lối đối ngoại của đảo quốc đã được xác định rõ là "trung lập tích cực" (tức theo đuổi các nguyên tắc khơng liên kết), trong lúc

chính trường thế giới cũng như trong vùng bị chi phối hồn tồn bởi "chiến tranh lạnh"? Những nhà lãnh đạo Singapore giải thích rằng trung lập theo họ trước hết là duy trì vị thế đứng ngồi "bất kỳ quan hệ kình chống hay xung đột giữa các khối quân sự". Tất nhiên, Singapore sẽ khơng thể vẫn cứ trung lập, nếu sự sống cịn an ninh hay sự thịnh vượng của nĩ bịđe dọa.

Trong số những phương sách đảm bảo an ninh quốc gia, mà giới cầm quyền Singapore đặc biệt chú trọng cĩ sự tăng cường lực lượng quốc phịng, nhất là trong hồn cảnh rất phức tạp ở Đơng Nam Á từ giữa thập niên 60, tức đúng ngay thời điểm Singapore tuyên bố độc lập. Chính phủ Lý Quang Diệu đã sử dụng bối cảnh phức tạp trong vùng để biện minh cho sự cần thiết tăng cường khả năng quốc phịng của đất nước. Trong năm 1967, tổng chi phí quân sự chiếm 13,2% ngân sách quốc gia, tăng 2,2% so với năm 1966. Tháng 3-1967, đạo luật nghĩa vụ quân sự tồn dân đã được ban hành, theo đĩ tất cả các nam cơng dân đến tuổi 18 đều phải phục vụ trong quân đội trong vịng 2 - 2,5 năm. Sau khoảng thời gian đĩ, họ được chuyển sang chếđộ dự bị và hàng năm đều phải tập huấn quân sự.

Ngân sách quốc phịng của Singapore sau đĩ tăng đều mỗi năm để đến cuối thập niên 70, xét về tỷ lệ đầu người nĩ đứng đầu trong số các nước thành viên ASEAN. Cịn về con số tuyệt đối trong năm tài chính 1979 - 1980 đã lên đến 1.051,2 triệu đơ la Singapore, so với 26,2 triệu năm 1966 và 500 triệu năm 1975.

Song song với việc tăng cường khả năng quốc phịng, Singapore cịn chủ trương thành lập liên minh quân sự nhiều bên để làm phương tiện quan trọng giải quyết vấn đề gìn giữ hịa bình ở châu Á. Chẳng hạn, khi viếng thăm Ấn Độ năm 1966, Lý Quang Diệu đã cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của một trong những nước châu Á lớn nhất cho kế hoạch phối hợp hoạt động của các nước thuộc châu lục này chống "sức ép lộ liễu từ bên ngồi".

Khi đưa ra đề nghị kể trên, tất Lý Quang Diệu đã xuất phát từ những tính tốn riêng dựa trên hồn cảnh cụ thể của Singapore: vị trí chiến lược của Singapore, mối quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với các nước tư bản phát triển và nỗ lực tăng cường khả năng quốc phịng đã khiến Singapore ngày càng lệ thuộc vào phương Tây và Nhật Bản. Đề nghị của Lý Quang Diệu là nhằm giảm bớt viễn ảnh khơng lấy gì làm tốt đẹp này.

Dần dà với thời gian, trong các phương tiện bảo vệ an ninh quốc gia đã cĩ một sự chuyển biến rõ rệt: các phương tiện quân sự nhường chỗ cho việc sử dụng các phương tiện chính trị và kinh tế. Sự thay đổi này diễn ra trong thời điểm Singapore đang đạt được những thành tích ngoạn mục trong phát triển kinh tế. Do đĩ, đảo quốc đã kịp thời thích ứng với xu thế phát triển của thời đại. Hơn thế nữa, thất bại của hành động can thiệp của Mỹ ở Việt Nam và sự ra đời của Học thuyết Nixon đã cung cấp cho những người lãnh đạo Singapore khơng ít bài học hữu dụng. Chúng làm cho họ hiểu rằng việc sử dụng sức mạnh quân sự khơng phải lúc nào cũng đem đến những kết quả mong đợi, và cũng chẳng khiến uy tín trên trường quốc tế được tăng lên. Bầu khơng khí hịa dịu trên thế giới đã cĩ tác động riêng của nĩ: tăng cường vị thế của các phương tiện phi quân sự trong việc xúc tiến đường lối đối ngoại của các nước. Thay cho đối đầu và đe dọa sử dụng vũ khí quân sự, giờ người ta thích nĩi đến đàm phán hịa bình và hợp tác quốc tế.

Do vậy, sẽ khơng phải là đáng kinh ngạc khi vào đầu những năm 70, Singapore lên tiếng ủng hộ đề nghị do Malaysia đưa ra về việc biến Đơng Nam Á thành "khu vực hịa bình, tự do và trung lập". Tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN diễn ra trong tháng 11-1971 tại Kuala Lumpur, đề nghị này đã nhận được sựủng hộ chính thức của tổ chức. Dù sau đĩ cĩ được bổ sung thêm bằng khái niệm "tính đề kháng dân tộc và vùng" do Indonesia đưa ra, đề nghị vẫn phản ánh

đầy đủ lập trường chung của các nước ASEAN về các vấn đề an ninh khu vực. Bên cạnh đĩ, mỗi nước thành viên đều cĩ cách hiểu của riêng mình về các vấn đề an ninh khu vực nĩi chung và vai trị của họ trong việc bảo vệ nền an ninh này trên quy mơ vùng và từng nước.

Theo quan điểm của giới lãnh đạo Singapore, việc thực hiện cơng thức "hịa bình, tự do và trung lập" ởĐơng Nam Á nhìn chung đáp ứng được quyền lợi dân tộc của đảo quốc, vì nĩ cho phép củng cố vị thế của Singapore trong các mối quan hệ chính trị và kinh tế trong khu vực và mang lại cho đảo quốc sự đảm bảo tập thể đối với chủ quyền khơng thể bị xâm phạm của mình từ phía các nước thành viên ASEAN và từ cả các nước Đơng Nam Á khác. Cịn về phía các cường quốc ngồi vùng nào cĩ những quyền lợi rõ rệt, và hơn nữa ngày càng tăng, ở Đơng Nam Á, cụ thể là Hoa Kỳ, Liên Xơ, Trung Quốc và Nhật, thì Singapore cho rằng thành cơng hay thất bại của sáng kiến trung lập Đơng Nam Á lệ thuộc đáng kể vào sự duy trì thế cân bằng lực lượng trong vùng giữa các cường quốc này. Một trong những nhân tố của sự cân bằng này là mức độ bành trướng kinh tế của Hoa Kỳ và Nhật trong vùng phải ngang ngửa, vì nếu khơng, một trong hai cường quốc này sẽ chiếm lĩnh vị trí thống sối trong vùng và do đĩ quyền lợi kinh tế của các nước ASEAN, trong đĩ cĩ Singapore, sẽ bị tổn hại. Cịn về quan hệ Xơ -Trung, giới lãnh đạo Singapore cho rằng quyền lợi của đảo quốc địi hỏi duy trì bất đồng giữa hai nước và theo đuổi chính sách "lánh đều" hai nước. Cĩ làm như vậy mới dựng được một "hàng rào vệ sinh" nhằm ngăn cản sự lan tràn của hệ ý thức cộng sản ởĐơng Nam Á.

Như vậy, khái niệm "trung lập tích cực" theo cách diễn đạt của Singapore giờ đây cĩ ý nghĩa là thừa nhận một thực tế hiển nhiên: sự hiện diện của các cường quốc Đơng Nam Á là điều khơng thể tránh khỏi và được xem là hữu ích nỗ lực duy trì tình trạng cân bằng lực lượng giữa họ ở nơi đây. Và nếu sự hiện diện của họ là tất yếu, thì cần tìm cách thu hút sự quan tâm của họ vào việc phát triển kinh tế của Singapore và sử dụng sự hiện diện tập thể của họ vào sự đảm bảo hịa bình và an ninh trong vùng ( ). Như vậy chính sách thích ứng của Singapore sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên.

Lập trường của Singapore được biểu lộ đầy đủ và chính xác trong lời phát biểu sau của Bộ trưởng Ngoại giao Rajaratnam: "Chúng ta chấp nhận sự hiện diện của các cường quốc lớn và sự cạnh tranh của họ như là một nhân tố hiển nhiên trong sự hoạt quốc tế... Vì chúng ta khơng thể khơng tính đến mối quan hệ cạnh tranh này, do đĩ, theo quan điểm của chúng ta, lối thốt tốt nhất cho tình trạng này

đối với những nước nhỏ là sự hiện diện của tất cả các cường quốc lớn. Ở nơi đâu cĩ nhiều mặt trời, thì lực hút của chúng khơng những sẽ yếu đi, mà cịn nhờ tác động và phản tác động của lực này, các hành tinh nhỏ sẽ được tự do hơn trong chuyển động của mình" ( ).

Thế cân bằng lực lượng trong vùng cĩ thể đạt được, theo ý kiến của giới lãnh đạo Singapore, bằng hai con đường. Thứ nhất là thực hiện ý tưởng của bản tuyên bố Kuala Lumpur về trung lập hĩa Đơng Nam Á. Nhưng trong điều kiện sinh hoạt quốc tế cụ thể thời đĩ, ý tưởng này sẽ khơng thể thành tựu được. Hơn nữa, theo suy nghĩ của chính phủ Lý Quang Diệu, các cường quốc đều cho rằng ý tưởng trung lập hĩa Đơng Nam Á khơng phù hợp với quyền lợi của họ (vì nĩ địi hỏi các cường quốc khơng được can thiệp vào cơng việc nội bộ của các nước trong vùng và những cuộc tranh chấp ở đây). Do đĩ họ sẽ khơng đầu tư phát triển kinh tế các nước trong vùng, và như vậy, đến lượt các nước này sẽ bị thiệt hại, đặc biệt là Singapore, vốn lệ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngồi. Vậy nên đi theo con đường thứ hai - sự hiện diện của tất cả các cường quốc lớn, quan hệ cạnh tranh giữa họ sẽ khơng cho phép cường quốc nào chiếm được vị thếđộc quyền. Đây là điều kiện đảm bảo phồn vinh kinh tế

và ổn định chính trị của chính Singapore. Họ tuyên bố : "Thay vì đĩng cửa khơng cho các nước ngồi vùng xâm nhập vào đây (tức Đơng Nam Á), thiết nghĩ nên thu hút tư

bản của càng nhiều nước càng tốt vào việc phát triển vùng; cách này sẽ khơng tạo

ưu thế cho một cường quốc lớn nào cả" ( ).

Năm 1973, trong chuyến đi thăm thường lệ ở Hoa Kỳ, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã giải thích thêm ý tưởng trên: "Đây là cách tốt nhất hiện nay, mà các nước Đơng Nam Á cĩ thể vận dụng trong nỗ lực tìm kiếm ổn định chính trị và tiến bộ. Hịa bình và phồn vinh chắc chắn sẽ dễ duy trì hơn, nếu gánh nặng sau đây - đảm bảo ổn

định và tạo điều kiện cho thương mại và hoạt động đầu tư - được các cường quốc và những nước lớn chia sẻ với nhau. Nếu được vậy, khơng một nước nhỏ nào thấy cần phải gia nhập một liên minh kinh tế này khác do vị thế thống trị của một cường quốc này và do sự vắng mặt của một cường quốc khác" ( ).

Tĩm lại, vào đầu những năm 70, giới lãnh đạo Singapore đã xác định được rằng Singapore cĩ thể tìm thấy chỗđứng và vai trị của mình trên thế giới bằng cách dựa vào các phương tiện kinh tế và ngoại giao, thơng qua tính linh hoạt chính trị và chủ nghĩa thực dụng. Nghĩa là đảo quốc phải biết thích ứng với các biến chuyển trên chính trường quốc tế và khuyến khích sự hiện diện của nước ngồi chẳng những trong vùng, mà trước hết ngay tại nước mình, tất nhiên là với tất cả sự cẩn trọng để khơng gây tổn hại cho độc lập dân tộc ( ).

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lịch sử - Văn hóa Đông Nam Á Tập 1 (Bài giảng Chuyên đề (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)