Singapore và Phong trào khơng liên kết trong những năm 80

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lịch sử - Văn hóa Đông Nam Á Tập 1 (Bài giảng Chuyên đề (Trang 77 - 90)

Qua các lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo Singapore, sự dự phần của Singapore vào phong trào khơng liên kết tiếp tục là một trong những đường hướng chính trong hoạt động đối ngoại của Singapore.

Sau một quá trình phân tích các nguyên nhân đưa đến những cuộc xung đột - chiến tranh hoặc nội chiến - diễn ra trong phong trào khơng liên kết, giới lãnh đạo Singapore cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng kém phát triển của các nước thế giới thứ ba. Họ lập luận rằng các cuộc xung đột giữa những nước kém phát triển tỏ ra nguy hiểm khơng kém gì nguy cơ tiềm tàng của một cuộc chiến tranh

thế giới mới phát sinh từ cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường đối đầu nhau là Liên Xơ và Mỹ. Phát xuất từ nhận định này, họ cho rằng những nước kém phát triển nên cố sức phát triển kinh tế, làm cho đất nước trở nên phú cường hơn là để bị lơi vào các cuộc tranh chấp giữa hai siêu cường.

Trong thập niên 70 và 80, nét nổi bật của phong trào khơng liên kết là xu hướng trung lập tích cực: tuy tránh khơng đứng về phe nào trong cuộc đối đầu giữa hai siêu cường, phong trào khơng liên kết tại các hội nghị thượng đỉnh (ở Habana năm 1979, New Dehli năm 1983 và Harare năm 1986) đã bày tỏ sự bất bình đối với chính sách của các nước tư bản phát triển trong nhiều vấn đề khác nhau. Tại các hội nghị vừa kể, lập trường của Singapore về các vấn đề chính trị trong quan hệ quốc tế hiện đại nhìn chung khơng khác lắm so với các nước phương Tây. Nhưng khơng thể nĩi như vậy về lập trường của Singapore đối với các vấn đề kinh tế. Sự khác biệt này cĩ nguyên nhân của nĩ.

Cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng hơn ở các nước tư bản vào giữa thập niên 80 đã gây ra những thiệt hại khơng nhỏ cho Singapore, nhất là trong hồn cảnh các nước tư bản giàu cĩ đã cố tìm cách trút gánh nặng khủng hoảng lên những nước cĩ nền kinh tế yếu hơn, mà Singapore là một trong số những nước như vậy. Singapore đã tích cực ủng hộ bản Tuyên bố kinh tế của Hội nghị Harare lên án chính sách bảo hộ trong nền mậu dịch quốc tế và địi giải quyết ngay vấn đề nợ nần của các nước đang phát triển. Singapore cũng ủng hộ yêu sách địi các nước tư bản phát triển khơng được giảm, trái lại mở rộng lĩnh vực hoạt động của thuế biểu ưu đãi dành cho các nước đang phát triển. Sau rốt, Singapore bày tỏ thái độ đồng tình với nỗ lực mở rộng quan hệ hợp tác phát triển kinh tế giữa chính các nước đang phát triển với nhau, cả trong quy mơ vùng lẫn trên phạm vi tồn thế giới.

Năm 1985, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã viếng thăm chính thức Hoa Kỳ. Phát biểu trước Quốc hội Mỹ, ơng đã lên tiếng chỉ trích chính sách bảo trợ trong nền mậu dịch quốc tế. Ơng cảnh báo các nhà làm luật Mỹ khơng nên thơng qua những biện pháp điều chỉnh mới cĩ tác dụng hạn chế một cách giả tạo việc nhập khẩu hàng hĩa từ các nước đang phát triển, vì một hiệp định như vậy sẽ gây phương hại cho quyền lợi khơng chỉ của những nước này, mà cịn cho cả chính Hoa Kỳ ( ). Hai năm sau đĩ, tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 20 Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Lý Quang Diệu cũng đã lập lại những ý tưởng tương tự.

Cùng với những nước ASEAN khác, Singapore đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán quan trọng trong khuơn khổ GATT về việc hủy bỏ các biện pháp bảo hộ do Hoa Kỳ, Nhật và EEC thực hiện đối với việc nhập vải và hàng dệt từ các nước thành viên ASEAN, và địi thành lập trong tổ chức GATT một bộ máy bảo vệ quyền của những nước đang phát triển chống lại các biện pháp cĩ tính chất phân biệt của những nước cơng nghiệp phát triển.

Đồng thời, Singapore giữ một thái độ kiềm chế, cẩn trọng trong những lời chỉ trích nhằm vào phương Tây. Thí dụ của nhận xét này là bài phát biểu của Lý Hiển Long vào tháng 9-1986 tại Punta Del Este (Uruguay), nơi ơng cầm đầu một phái đồn của Singapore tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước thành viên GATT. Trong cuộc thảo luận gay gắt diễn ra quanh vấn đề thương mại, Singapore đã từ khước ủng hộ lập trường của một số nước đang phát triển (trước hết là của Ấn Độ, Brasil và Nigeria), khi họ bày tỏ mối quan hệ rằng yêu sách của phương Tây về tự do hĩa dịch vụ thương mại cĩ thể khiến khu vực dịch vụ vừa ra đời của các nước thứ ba bị các cơng ty độc quyền đa quốc gia nuốt chửng. Vừa tán đồng việc đưa vấn đề về dịch vụ thương mại vào trong vịng đàm phán mới trong khuơn khổ GATT (tức vịng đàm phán Uruguay), Singapore đã cố sức bảo trợ cho những nước thế giới thứ ba nào bị buộc phải nhượng bộđể rồi cuối cùng phải tán thành việc thành lập một ủy

ban quốc tế đặc biệt về việc soạn thảo một hệ thống đa phương gồm nhiều chuẩn mực và nguyên tắc điều chỉnh dịch vụ thương mại. Khi giải thích lập trường của Singapore tại cuộc đàm phán Punta del Este, Lý Hiển Long tuyên bố rằng việc từ khước khơng đáp ứng những yêu sách của các nước cơng nghiệp phát triển trong vấn đề dịch vụ thương mại sẽ khiến họ đưa ra những biện pháp trong lĩnh vực thương mại đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mong đợi của Singapore rằng các nước tư bản phát triển sẽ thơng hiểu lập trường của Singapore hĩa ra khơng thành hiện thực, vì theo nghị quyết mà chính phủ Hoa Kỳ đưa ra tháng 1- 1998, Singapore cùng với Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kơng bị tước mất quy chế nước đang phát triển và do đĩ khơng được nhận chế độ ưu đãi tương ứng khi xuất khẩu hàng hĩa sang thị trường Hoa Kỳ từ ngày 01-01-1989.

Theo đánh giá sơ bộ, việc Hoa Kỳ hủy bỏ chế độ ưu đãi thuế quan cho Singapore cĩ thể ảnh hưởng tiêu cực đến gần 700 mặt hàng mà Singapore xuất khẩu sang Hoa Kỳ, trong đĩ cĩ những mặt hàng như máy điện thoại, mạch kín, đồ gỗ, dụng cụ y khoa. Chúng chiếm gần 15% tổng giá trị hàng hĩa xuất khẩu từ Singapore sang Hoa Kỳ.

Hơn nữa, tiếp nối những biện pháp bảo vệ, các thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ kiên trì địi đánh giá lại đồng đơ la Singapore. Họ cáo buộc Singapore cố tình hạ giá đồng tiền của mình trong mưu toan bán phá giá (dumping) hàng hĩa của mình ở nước ngồi. Họ trưng dẫn bằng chứng rằng Singapore đã hưởng lợi từ việc thay đổi hối suất đơ la Mỹ và yen Nhật vào cuối thập niên 80. Chẳng hạn, nếu năm 1986 xuất khẩu của Singapore sang Nhật giảm 11%, thì trong năm 1987 nĩ tăng lên 30%. Cịn về xuất khẩu của Singapore sang Hoa Kỳ, thì quy mơ của nĩ tăng 29% năm 1987, so với mức tăng 16% của năm 1986( ).

Cố ngăn ngừa mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt trong quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ, bạn hàng lớn nhất của mình, chính quyền Singapore thấy cần đưa ra những lời giải thích chi tiết quanh chính sách thương mại và tiền tệ của mình. Chẳng hạn, cuối năm 1987, Bộ trưởng Tài chính Singapore Richard Hu tuyên bố rằng những lời cáo buộc Singapore cố tình phá giá đồng bạc của mình là hồn tồn khơng cĩ cơ sở, rằng Singapore thường xuyên cĩ số dư trong cán cân mậu dịch với nước ngồi. Nhờ đĩ, số dự trữ ngoại tệ của Singapore đã tăng lên rất nhiều. Bộ trưởng Tài chính cịn nhấn mạnh rằng Singapore trong thực tế khơng hề giới hạn hoạt động nhập khẩu của mình, và do đĩ là một trong những nước cĩ chế độ mậu dịch tự do nhất trên thế giới ( ).

Những lời giải thích trên tiếc rằng khơng ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ của những nhà lập pháp Hoa Kỳ. Chính trong bối cảnh này, Lý Quang Diệu đã cáo buộc một cách bực dọc rằng Quốc hội Hoa Kỳđã nhượng bộ "các ngành kinh tế yếu đuối của nước mình đang ra sức địi ban hành các đạo luật bảo hộ".

Nhưng vấn đề ở đây khơng đơn giản chỉ là sự cố sức của các nghị sĩ Mỹ nhằm bảo vệ quyền lợi của ngành dệt, giày dép và một số ngành sản xuất lâu đời ở trong nước. Quan hệ của Singapore cũng như của những " nước cơng nghiệp mới" (NIC) khác, mà hoạt động ngoại thương dựa vào các ngành sản xuất cần nhiều lao động, đã bị đe dọa nghiêm trọng do chỗ từ nửa sau thập niên 80, quan hệ mâu dịch quốc tế đã chịu tác động mạnh mẽ của những nhân tố như: những ngành sản xuất cần nhiều nguyên liệu và nhiên liệu khơng cịn đĩng vai trị quan trọng nữa, trong lúc những nghành cần trình độ khoa học và kỹ thuật cao (và cũng đồng nghĩa với tiêu hao nguyên và nhiên liệu ít hơn) lại phát triển rất nhanh, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Nhật và nhiều nước tư bản cơng nghiệp phát triển khác. Hậu quả là Singapore đứng trước một nhiệm vụ lớn lao là thay đổi triệt để mơ thức kinh tế từng mang lại những thành tựu rực rỡ trong suốt khoảng thời gian kéo dài hai thập niên.

"Singapore đang đứng ở ngã tưđường, đĩ là nơi nĩ buộc phải chuyển từ giai đoạn phát triển xuất khẩu tương dối dễ dàng sang định hướng xuất khẩu chặt chẽ

hơn và cĩ chất lượng hơn", Bản báo cáo năm 1987 của Học viện Đơng Nam Á đã

đánh giá như thế tính chất của thời kỳ mới trong nền kinh tế Singapore ( ). Lối thốt cho tình hình kinh tế đất nước được các tác giả báo cáo gắn liền với việc đẩy nhanh việc phát triển các ngành sản xuất địi hỏi trình độ khoa học cao, tich cực ứng dụng tự động hĩa và robot hĩa, và tăng cường đáng kể vai trị của lĩnh vực dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.

Các tác giả của một bản báo cáo khác cĩ nhan đề "Xem xét lại nền kinh tế Singapore" đề cập đến hiện trạng và viễn ảnh của nền kinh tế đất nước được cơng bố năm 1987 cũng đi đến kết luận tương tự. Dù các tác giả của bản báo cáo, vốn là những giảng viên của Đại học Tổng hợp quốc gia Singapore, cùng với chuyên gia nổi tiếng của Hoa Kỳ về các vấn đề quan hệ kinh tế thế giới là Lawrence Krause cĩ rào trước đĩn sau rằng họ " khơng thấy cĩ sự cần thiết phải thay đổi trong đường hướng chiến lược cơ bản phát triển kinh tế đất nước" ( ), kết luận quan trọng nhất của họ là khuyến cáo ưu tiên phát triển khu vực dịch vụ ( ).

Việc chuyển những khuyến cáo này sang ngơn ngữ hành động thực tiễn đã tiến hành một cách thật mau lẹ và sơi nổi ở Singapore. Trong chuyện này, chính phủ giữ một vai trị thật quan trọng. Chừng nào việc phát triển ngành dịch vụ các loại (ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, soạn thảo dự án, du lịch...) do tính chất của nĩ cịn nhằm vào các mục tiêu kinh tế đối ngoại, thì lúc đĩ việc tạo thuận lợi cho tiến trình này cịn là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hoạt động đối ngoại của chính phủ Singapore.

Cĩ thể lấy làm ví dụ cho nỗ lực đẩy nhanh hoạt động trên là những bài phát biểu trên các diễn đàn trong và ngồi nước của những thành viên trong chính phủ Lý Quang Diệu. Họ đã tuyên truyền rộng rãi cho khả năng hiện cĩ và trong tương lai của đất nước trong lĩnh vực dịch vụ và kêu gọi những chính phủ khác đừng cản trở Singapore phát triển lĩnh vực này.

Trong số những bài phát biểu loại trên cĩ bài nĩi đã được đề cập đến của Bộ trưởng Tài chính Richard Hu. Ơng này kêu gọi Nhật khơng cản trở ý muốn của Singapore là trở thành trung tâm tài chính của vùng. "Sự phát triển của Singapore, Hồng Kơng và Tokyo thành ba trung tâm tài chính trong vùng - Richard Hu nĩi - khơng mang tính chất loại trừ lẫn nhau. Trong quá khứ, chúng đã từng bổ sung cho nhau và khơng cĩ nguyên nhân nào khiến chúng lại khơng thể tiếp tục cùng tồn tại và cùng phát triển, giống như, chẳng hạn, London, Zurich và Frankfurt ở châu Âu" ( ).

Việc sử dụng các phương tiện chính trị để đạt đến các mục tiêu kinh tế luơn là, như chúng tơi đã cĩ lần nhấn mạnh, một bộ phận hữu cơ trong hoạt động đối ngoại của Singapore. Điều này hồn tồn là tự nhiên, bởi vì trong hồn cảnh kinh tế phức tạp, vấn đề kinh tế tất chiếm vị trí hàng đầu trong những bài phát biểu của các quan chức chính phủ. Minh chứng cho chuyện này là bài phát biểu của Lý Quang Diệu tại phiên khai mạc kỳ họp thượng đỉnh thứ ba của các nước thành viên ASEAN tháng 12-1987 ở Manila, hoặc là bài diễn văn của ơng tại Hội nghị quốc tế nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra mắt số đầu tiên của tờ International Herald Tribune được tổ chức trong tháng 11-1987 ở Singapore.

KT LUN

Từ những gì đã được trình bày ở trên, người ta thấy rõ quan điểm đối ngoại của chính phủ Lý Quang Diệu trong khoảng thời gian cầm quyền kéo dài suốt 1/4 thế kỷ luơn lệ thuộc nghiêm ngặt vào những địi hỏi cụ thể của tình thế trong từng giai đoạn phát triển. Do đĩ, việc hoạch định đường lối đối ngoại của Singapore (bao gồm cả phương hướng lẫn mục tiêu) được tiến hành một cách rất linh hoạt. Mỗi khi tình thế trên trường quốc tế và trong khu vực trải qua những thay đổi lớn lao, cĩ tính chất bước ngoặt, chính sách đối ngoại của Cộng hịa Singapore cũng theo đĩ mà thay đổi.

Việc hoạch định những đường hướng chính trong chính sách đối ngoại của Singapore khi bước vào ngưỡng cửa của thập niên 90 cũng phát xuất từ thực tế của tình hình thế giới đương thời, tất nhiên là theo cách nhận thức của những người lãnh đạo nước này. Trong chuyện này, đáng chú ý là bài diễn văn của Thủ tướng Lý Quang Diệu đọc vào giữa tháng 6-1987 tại Hội nghị lần thứ 20 của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN diễn ra ở Singapore. Lý Quang Diệu đã trình bày quan điểm của ơng về tính chất của các xu hướng chính trong sinh hoạt quốc tế trong nửa sau thập niên 80 và viễn ảnh phát triển của tình hình quốc tế trong những năm 90. Thời gian và địa điểm được chọn để đọc bài phát biểu này tất khơng phải là chuyện ngẫu nhiên.

Bằng việc chọn Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên ASEAN làm diễn đàn cho bài phát biểu của mình, Lý Quang Diệu đã làm rõ tầm quan trọng mà chính phủ ơng đã và đang cĩ ý muốn giành cho tổ chức khu vực này trong số các ưu tiên đối ngoại của Singapore. Khi kêu gọi những thành viên ASEAN khác tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác chính trị và kinh tế, Lý Quang Diệu đã nhấn mạnh rằng nhiệm vụ này mang tính thời sự đặc biệt, trong hồn cảnh các nhà lãnh đạo ASEAN vào cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90 chuẩn bị nhường chỗ cho đại diện thế hệ trẻ, những người cĩ nhiệm vụ duy trì và phát triển những mối quan hệ tin cậy lẫn nhau, vốn đã hình thành trong nhiều năm qua.

Một nhiệm vụ lớn khác mang tính chất đối ngoại, mà Singapore và những nước thành viên ASEAN khác cần giải quyết là, theo Lý Quang Diệu, phát triển quan hệ với những bạn đồng hành thương mại, kinh tế và chính trị - Hoa Kỳ và Nhật. Theo đánh giá của Lý Quang Diệu, trong những năm 90, vai trị kinh tế và chính trị của Nhật trên tồn thế giới cũng như trong vùng Đơng Nam Á khơng ngừng tăng lên. Mặc dù quan hệ với Hoa Kỳ và ý nghĩa của thị trường Hoa Kỳ vẫn sẽ giữ một vị thế

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lịch sử - Văn hóa Đông Nam Á Tập 1 (Bài giảng Chuyên đề (Trang 77 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)