Sinh hoạt kinh tế của người Hoa ở Xiêm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lịch sử - Văn hóa Đông Nam Á Tập 1 (Bài giảng Chuyên đề (Trang 27 - 29)

vốn giàu lên nhờ các hoạt động thương mại - cho vay và trưng thuế, đã chiếm vị trí áp đảo trong một số ngành cơng nghiệp : tư sản Hoa sở hữu đến 90% nhà máy chà gạo, gần 50% số gỗ tek được xẻở các nhà máy cĩ chủ là người Hoa ( ).

Dù trong ngành khai thác thiếc tư bản châu Âu đến cuối những năm 1920 đã đánh bật người Hoa, nhưng các nhà máy của người Hoa vẫn sản xuất được một khối lượng thiếc lớn gấp hai số được sản xuất ở các nhà máy tư bản phương Tây (chủ yếu là tư bản Anh). Tư bản Hoa tích cực dự phần vào việc xây dựng nhiều đồn điền cao su ở miền Nam Xiêm trong những năm 1920 (đến năm 1929 tư bản Hoa sở hữu đến 60.000 hecta cao su). Trước Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tư bản của người Hoa địa phương được đầu tư vào hàng trăm cơng ty và xí nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng ở Bangkok ( ). Tư bản Hoa chiếm ưu thế trong hoạt động vận chuyển bằng sà lan từ cửa sơng Menam, nơi các tàu biển cập bến, đến cảng Bangkok.

Ở Xiêm, cũng như ở những nước Đơng Nam Á khác, đã cĩ một số culi Trung Quốc sau khi mãn hợp đồng đã cố tìm cách xoay qua buơn bán với hy vọng sẽ trở thành những ơng chủ nhỏ.

Tiến trình phát triển xã hội - kinh tế của bộ phận người Hoa trong dân cư Đơng Nam Á diễn ra theo chiều hướng quan hệ tư bản chủ nghĩa tăng lên, giống như xu hướng phát triển của cả vùng. Sự tập trung đơng đảo dân cư người Hoa ở các thành phố, sự tích lũy một số vốn đáng kể trong tay giới thương nhân Hoa kiều, một khối lượng đơng đảo cơng nhân đến từ Trung Quốc. Tất cả những yếu tố vừa kể là nguyên nhân khiến quá trình tư sản hĩa giới thương nhân, quá trình tư bản thương nghiệp phát triển lên thành tư bản cơng nghiệp và sự ra đời của đạo quân làm thuê kiểu hiện đại diễn ra trong các nhĩm sắc tộc người Hoa với cường độ lớn hơn nhiều so với trong cộng đồng dân cư bản địa. Nhưng chiều hướng tiến triển xã hội được lịch sử quy định là như nhau đối với mọi tầng lớp dân cư Đơng Nam Á. Do đĩ cĩ thể kết luận rằng trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đã hình thành một cách khách quan nhiều tiền

đề cho việc hịa nhập về mặt xã hội và kinh tế các nhĩm sắc tộc người Hoa ở Đơng Nam Á vào cộng đồng xã hội của nước, nơi họđang sinh sống. Trong số những trở ngại vẫn chưa được khắc phục của sự hịa nhập này là ách thống trị thực dân. Chế độ thực dân một mặt kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế dân tộc ở các nước Đơng Nam Á và giới hạn khả năng hoạt động kinh tế của bộ phận người Hoa, mặt khác nĩ lại ra sức giữ

các doanh nhân người Hoa ở lại trong vai trị trung gian phục vụ việc khai thác thuộc địa và bằng cách này, đã duy trì sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa người Hoa và tư bản bản xứ bị thực dân ra sức o ép. Tình hình này, đến lượt nĩ, đã kích động chủ nghĩa dân tộc sơvanh chống người Hoa trong giới tư sản bản xứ và tạo ra quan hệ xã hội ghẻ lạnh giữa cư dân bản địa và người Hoa. Những chuyển biến vừa kể rõ ràng chỉ cĩ lợi cho chính quyền thực dân trong lĩnh vực chính trị. Khách quan mà nĩi, chếđộ thực dân là kẻ

CHƯƠNG IV

QUY CH PHÁP LÝ CA NGƯỜI HOA CÁC NƯỚC

ĐƠNG NAM Á TRONG NA ĐẦU TH K XX

_________________________________

Trong suốt nửa đầu thế kỷ XX, tình hình pháp lý của người Hoa ở các nước

Đơng Nam Á vẫn khá phức tạp. Theo các đạo luật được chính quyền thực dân hay chính quyền sở tại ban hành, những người Hoa sinh ra trên lãnh thổ những nước Đơng Nam Á đều được coi là cơng dân các nước này, nhưng khơng phải lúc nào họ cũng được đối xử bình đẳng như cư dân địa phương, hay như những người Âu ngụ cư tại thuộc địa. Các di dân người Hoa sinh ra tại Trung Quốc thường bị liệt vào nhĩm cĩ tên gọi " người nước ngồi - châu Á" hay "người nước ngồi phương Đơng". Nhĩm này khơng cĩ quyền ngang bằng với những người Âu sinh sống tại Đơng Nam Á, hoặc thậm chí cả với một số người châu Á khác, chẳng hạn với người Nhật.

Một đạo luật được Trung Quốc thơng qua năm 1909 đã làm tình trạng pháp lý của người Hoa ở Đơng Nam Á phức tạp hơn nhiều. Theo đạo luật này, mà nền tảng là nguyên tắc huyết thống, con cái cĩ cha mẹ là người Hoa đều được coi là cĩ quốc tịch Trung Quốc, bất kể nơi chúng được sinh ra và đang cư ngụ. Nguyên tắc này được khẳng định một lần nữa trong đạo luật về quyền cơng dân được Trung Quốc thơng qua năm 1929. Đạo luật đặc biệt nêu rõ rằng chỉ những người Hoa nào được phép của Bộ trưởng Nội vụ Trung Quốc mới cĩ thể trở thành cơng dân nước khác. Đạo luật này như vậy đã tương khắc với luật pháp của một số nước Đơng Nam Á. Trong nhiều trường hợp, cơ sở cho tình trạng pháp lý của người Hoa là nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là những người nào sinh ra trên lãnh thổ nước sở tại sẽ là cơng dân của nước đĩ, bất kể quốc tịch của cha mẹ.

Khơng thể khơng lưu ý rằng tình trạng pháp lý của người Hoa ở Đơng Nam Á thay đổi khơng ít lần và khác nhau một cách đáng kể theo từng nước.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về lịch sử - Văn hóa Đông Nam Á Tập 1 (Bài giảng Chuyên đề (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)