1999 cho đến nay
Từ năm 1999 đến 2007, dự trữ ngoại hối Nh nước liên tục tăng đặc biệt trong khoảng 5 năm từ 2002 đến 2007 dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng một c ch đ ng kể là nhờ sự cải thiện của cán cân thanh toán quốc tế với cán cân vốn liên tục thặng dư, c n cân vãng ai cũng dần được cải thiện cùng với sự ổn định tỷ giá giữa VND với USD, do đó Ngân h ng Nh nước đã sử dụng tiền cung ứng để mua được một ượng ngoại tệ lớn nhằm tăng dự trữ. Tuy vậy sang năm 2008, dự trữ ngoại hối bắt đầu giảm v đến hết năm 2010 chỉ đạt 13 tỷ USD.
31 0 5000 10000 15000 20000 25000 Triệu $ 1999 2001 2003 2005 2007 2009 Năm
Hình 2.1: Dự trữ ngoại hối nhà nước từ năm 1999 đến 2010
Xét theo kim ngạch nhập khẩu thì dự trữ ngoại hối Nh nước cũng có nhiều biến động. Năm 2002, dự trữ ngoại hối Nh nước mới chỉ đạt được khoảng 8 tuần nhập khẩu thì đến th ng 9 năm 2007 đã tăng ên ở mức 18 tuần nhập khẩu, đạt mức tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng đến năm 2010 dự trữ ngoại hối lại quay lại mức 9 tuần nhập khẩu.
Những biến động nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân như sau: - Thâm hụt thương mại: tình hình nhập siêu ngày càng lớn, tăng từ mức trên 2 tỷ trong năm 2006, ên mức kỷ lục 18 tỷ USD trong năm 2008 v giảm xuống mức trên 12 tỷ USD trong năm 2009. Nếu tính theo GDP, mức nhập siêu đã vượt mức khoảng 10% GDP trong giai đoạn 1994-2005, tăng ên mức trên 20% từ năm 2007 đến nay và chủ yếu nhập siêu từ Trung quốc (chiếm khoảng 80-90% tổng số nhập siêu). Việc thâm hụt cán cân vãng lai trong thời gian vừa qua có thể cho thấy cơ cấu xuất nhập khẩu chưa hợp lý. Cụ thể, giá trị gia tăng trong c c mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn rất thấp, Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu thô các mặt hàng nông lâm thuỷ sản, hàng gia công
32
cho bên nước ngoài. Đồng thời, tỷ lệ giá trị nhập khẩu đóng góp v o xuất khẩu là khá cao, chiếm khoảng 2/3 giá trị xuất xưởng. Trên 90% hàng nhập khẩu tư iệu phục vụ sản xuất. Vì vậy, muốn tăng xuất khẩu thì sẽ dẫn đến tăng nhập khẩu.
Hình 2.2: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
- Biến động kiều hối: do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến thu nhập của người ao động giảm, cơ hội đầu tư trong nước cũng trở nên kém hấp dẫn nên ượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2009 và 2010 không còn sôi động như những năm trước, giảm khoảng 15% so với năm 2008. Đây cũng một nguyên nhân thu hẹp nguồn cung ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối trong năm 2009 và 2010.
32.22 39.6 48.4 62.69 56.6 36.88 44.4 60.8 80.71 68.8 4.66 4.8 12.4 18.03 12.2 0 30 60 90 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Triệu $ Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu
33
Bảng 2.1: Ngoại tệ từ nƣớc ngoài chuyển về Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009
Đơn vị: Triệu USD
Năm Tổng số % tăng/giảm (+/-) 2005 4.429 - 2006 4.642,5 + 4,8% 2007 6.702,7 +44,3% 2008 7.207,4 +7,5% 2009 6.369,6 -11,6%
(Nguồn: Tạp chí Kinh tế Việt Nam và Thế giới,2010)
- Mức độ đô a hóa cao: Theo các qui định hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân có nguồn ngoại tệ hợp ph p đều có quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt số ngoại tệ đó (Bộ Luật Dân sự, Pháp lệnh Ngoại hối). Do vậy, Tổ chức kinh tế và cá nhân có quyền quyết định việc gửi hay bán ngoại tệ cho Tổ chức tín dụng (TCTD). Gần đây, một số các tập đo n, tổng công ty nh nước mới phải b n ượng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại các TCTD và ngoại tệ từ nguồn thu vãng ai sau khi đã cân đối các khoản cần chi ngoại tệ đến hạn trong tháng (theo quy định tại Thông tư 26/2009/TT-NHNN ngày 31/12/2009 của Thống đốc NHNN). Do vậy, cho đến nay cá nhân vẫn được toàn quyền gửi, sở hữu ngoại tệ và dự tính lượng ngoại tệ trong dân khá lớn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi tâm lý găm giữ ngoại tệ vẫn còn cao. Như vậy ượng ngoại tệ trong dân cư vẫn còn rất lớn m không đi v o hệ thống ngân hàng khiến dự trữ ngoại hối không được cải thiện.
- Biến động cán cân vốn: đồ thị dưới đây cho thấy quy mô dự trữ ngoại hối có mối quan hệ chặt chẽ với biến động của các luồng vốn đặc biệt là đầu tư trực tiếp v đầu tư gián tiếp nước ngoài.
34
Hình 2.3: Luồng vốn đầu tƣ vào Việt Nam giai đoạn 2006 - 2009
(Nguồn: International Financial Statistics,IMF))
Trong năm 2007, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài đã rất kỳ vọng vào sự phát triển của Việt Nam, dòng vốn nước ngoài đổ mạnh vào Việt Nam, thặng dư tài khoản vốn lên tới 17.540 triệu USD, tăng gấp 5,7 lần so với mức thặng dư tài khoản vốn năm 2006 là 3.088 triệu USD. Thặng dư tài khoản vốn tăng mạnh do đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ròng và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) đều tăng mạnh. Trong đó: FDI ròng đạt 6.550 triệu USD (tăng 182.9% so với mức 2.315 triệu USD của năm 2006); FII v o Việt Nam đạt 6.243 triệu USD, tăng gần 4 lần so với mức 1.313 triệu USD của năm 2006, v gần 8 lần so với mức 865 triệu USD năm 2004.
Tuy nhiên, FII là nguồn vốn ngắn hạn nên có thể đảo chiều bất cứ lúc nào. Năm 2008, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tại Mỹ, kinh tế vĩ mô của Việt Nam có nhiều dấu hiệu bất ổn như lạm phát cao do tổng phương tiện thanh toán tăng mạnh trong năm 2007 để mua ròng trên 10 tỷ USD bổ sung DTNHNN; các dòng vốn nước ngoài có tính ngắn hạn và thanh khoản cao đã có dấu hiệu tháo chạy khỏi Việt Nam, vốn FII ròng chuyển từ trạng thái
(5,000) - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2006 2007 2008 2009 Triệu USD FDI FII DTNHNN Năm
35
dương 6.243 triệu USD trong năm 2007 sang trạng thái âm 400 triệu USD năm 2008. Tuy nhiên, FDI vẫn tiếp tục tăng lên mức trên 9 tỷ USD, là nguồn vốn chủ lực bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai. Tổng thể, cán cân vốn giảm mạnh so với năm 2007, giảm khoảng 30% nhưng vẫn thặng dư ở mức cao (khoảng 12 tỷ USD), đủ để bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai, quy mô dự trữ ngoại hối ở mức tương đương so với năm 2007.
Trong năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu lan rộng, giải ngân FDI giảm 15% so với năm 2008, đạt mức trên 7 tỷ USD. Đầu tư gián tiếp ròng ở mức gần không, cải thiện hơn so với năm 2008. Tổng thể cán cân vốn vẫn thặng dư nhưng tiếp tục giảm thêm 20% so với năm 2008. Tuy nhiên, cán cân tổng thể âm lớn gây sức ép lên quy mô dự trữ ngoại hối. Điều này thể hiện một lượng tiền ngoại tệ và vàng với qui mô khá lớn (khoảng 5-6 tỷ USD) nằm ngoài hệ thống ngân hàng hoặc được sử dụng để buôn lậu hoặc đầu tư ra nước ngoài mà chưa được thống kê đầy đủ.
Tóm lại, quy mô dự trữ ngoại hối nh nước hiện nay vẫn còn nhiều biến động. Tuy nhiên, với mục tiêu của Chính Phủ như điều hành tỷ giá linh hoạt nhưng tương đối ổn định thì việc tăng, giảm DTNHNN trong bối cảnh có nhiều biến động trên thị trường trong nước và quốc tế là hoàn toàn phù hợp.