Bối cảnh nền kinh tế và tiền tệ Việt Nam từ năm 1999 đến nay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Chính phủ đã triệt để thực hiện nhiều cải cách trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Các NHTM vừa chấn chỉnh hoạt động kinh doanh, vừa nâng cao công nghệ ngân hàng góp phần phục vụ công cuộc đổi mới ngày càng sâu rộng. Với sự ra đời của Nghị Định số 86/NĐ – CP về quản lý dự trữ ngoại hối nh nước năm 1999 đã đ nh dấu một bước phát triển mới của dự trữ ngoại hối.

Từ năm 2001 đến năm 2006, quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ: Năm 2001, Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương Việt – Mỹ; Năm 2004, tạo sân chơi bình đẳng cho các Ngân hàng của Mỹ; Năm 2005, Việt Nam ký hiệp định thương mại song phương với EU, Nhật Bản; Năm 2006, th nh viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO); tổ chức thành công hội nghị APEC, hội nghị ASEM v đã tạo ra đ tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng trung bình của Việt Nam đạt

29

8%, và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.

Hệ thống văn bản pháp lý sửa đổi phù hợp với điều kiện và cam kết hội nhập: Luật đầu tư (2005); Luật doanh nghiệp (2005); Luật thương mại (2005); Luật chứng khoán (2006); Pháp lệnh ngoại hối (2005) tạo ra những minh bạch và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, từ đó tạo ra môi trường có tính cạnh tranh cao. Cùng với đó, NHNNVN đã ra quyết định số 653/2001/QĐ- NHNN về việc ban hành Quy chế Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nh nước. Quy chế n y ra đời nhằm quản lý một cách có hiệu quả dự trữ ngoại hối nh nước trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang từng bước phát triển và bắt đầu hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới.

Trong giai đoạn từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến nay (2007 - 2010) khi thế giới đang nỗ lực đối phó với khủng hoảng thì Việt Nam cũng chịu không ít áp lực về dòng vốn đầu tư cũng như dữ trữ ngoại hối quốc gia.

Tuy vậy, cho đến nay, dự trữ ngoại hối được quản lý an toàn, có hiệu quả, đ p ứng được các yêu cầu ngoại tệ thiết yếu của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tỷ gi v điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Đồng thời, hoạt động đầu tư dự trữ ngoại hối vẫn tiếp tục sinh lời, góp phần hạn chế suy giảm quy mô dự trữ ngoại hối. Để thực hiện các mục tiêu quản lý và hạn chế suy giảm quy mô dự trữ ngoại hối, NHNN đã phân tích thị trường để xây dựng cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối phù hợp trong từng thời kỳ; tích cực đàm phán, ký kết, giải ngân các khoản vay từ c c chương trình, dự án vay vốn, viện trợ nước ngoài nhằm mua thêm ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban h nh văn bản số 2579/TTg-KTTH ngày 23/12/2009 yêu cầu một số Tập đo n, Tổng công ty nh nước bán ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng ai cho c c TCTD v ban h nh thông tư số 26/2009/TT-NHNN ngày

30

30/12/2009 hướng dẫn việc mua bán ngoại tệ để tăng cường nguồn ngoại tệ đ p ứng các nhu cầu của nền kinh tế, giảm sức ép đối với dự trữ ngoại hối.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM (Trang 32 - 34)