MộT Số ý KIếN Đề XUấT NHằM HOàN THIệN Kế TOáN CHI PHí KINH DOANH Và TíNH GIá THàNH SảN

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh nghiệp vận tải hàng không (Trang 116 - 128)

TOáN CHI PHí KINH DOANH Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM VậN TảI TRONG CáC DOANH NGHIệP HàNG KHÔNG.

Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính và giữ vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, có thể khẳng định đối tượng phục vụ đầu tiên, chủ yếu và quan trọng của thông tin kế toán là các nhà quản lý doanh nghiệp. Điều đó, đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải phục vụ một cách thiết thực và có hiệu quả nhất cho công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập với mục tiêu chủ yếu là thu được lợi nhuận. Mặt khác, sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường ở nước ta những năm vừa qua, đòi hỏi cơ chế quản lý kinh tế và hệ thống quản lý phải có sự đổi mới sao cho phù hợp. Tuy nhiên, hệ thống kế toán ở nước ta chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chưa hào nhập với hệ thống kế toán của các nước phát triển trên thế giới. Do đó, phải cải cách triệt để, đổi mới toàn diện hệ thống kế toán cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế tài chính của đất nước và hướng tới phù hợp với các nguyên tắcvà thông lệ quốc tế về kế toán. Để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và phát huy đầy đủ vai trò cung cấp thông tin cho việc điều hành quản lý kinh doanh thì cần thiết phải cải tiến, đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán cả tầm vĩ mô và vi mô. Trong đó, cải tiến, đổi mới, hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề quan trọng.

Từ việc phân tích lý luận và thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp vận tải hàng không đã trình bày và phân tích ở chương 2, cho thấy nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải cải tiến, hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh nghiệp vận tải hàng không phù hợp với yêu cầu quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường nói riêng và phát huy được chức năng thông tin và

kiểm tra trong quản lý, điều hành tổ chức sản xuất kinh doanh nói chung. Theo chúng tôi, việc cải tiến, hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh nghiệp vận tải hàng không cần phải thực hiện các vấn đề sau :

-Xác định lại nội dung một số khoản chi phí và phân loại chi phí vận tải, hoàn thiện tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải.

-Hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không.

-Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí và tính giá thành sản phảm vận tải.

-Định hướng hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không trong điều kiện nối mạng giữa các chi nhánh, đại diện ở nước ngoài.

3.3.1.Xác định lại cách phân loại chi phí vận tải hàng không.

ở nước ta theo cách phân loại truyền thống, nếu phân loại chi phí vận tải hàng không theo yếu tố thì chi phí vận tải hàng không được chia thành 07 yếu tố như đã trình bày ở chương 01. Việc phân loại như vậy chỉ phù hợp với cơ chế tập trung, bao cấp trước đây, nó đáp ứng được một số yêu cầu quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung bao cấp trên giác độ vĩ mô. Trong điều kiện hiện nay, việc phân loại chi phí vận tải hàng không như vậy đã bộc lộ một số nhược điểm như sau.

Thứ nhất là do khối lượng các yếu tố chi phí quá nhiều đã làm tăng khối lượng ghi chép, làm cho việc tập hợp chi phí có nhiều khó khăn, phức tạp, kế toán phải tốn nhiều công sức. Mặt khác việc phân chia này còn mang tính gượng ép, áp đặt, chưa thực sự chính xác.

Thứ hai, thông tin về chi phí và tính giá thành cung cấp cho bên ngoài quá chi tiết không thực sự cần thiết cho một số đối tượng nhận và sử dụng thông tin ( Ví dụ như Cơ quan thuế, các nhà đầu tư, nhà cho vay, bạn hàng… ) nhưng lại gây nên những khó khăn cho việc kiển tra, kiểm soát chi phí từ phía Nhà nước, bởi vì việc xây dựng định mức chi phí quá chi tiết và khối lượng công việc quá lớn.

Như đã phân tích ở phần lí luận, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng không gồm các yếu tố sau :

-Chi phí về tư liệu lao động được biểu hiện thông qua khoản trích khấu hao tài sản cố định.

-Chi phí về đối tượng lao động được biểu hiện thông qua các chi phí về các loại vật liệu sử dụng trong quá trình kinh doanh.

-Chi phí về lao động được biểu hiện thông qua các khoản tiền lương phải trả, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trích theo qui định.

-Chi phí khác được biểu hiện thông qua các khoản chi mà doanh nghiệp phải thanh toán cho các tổ chức và đơn vị khác do nhận được sản phẩm lao vụ, công việc phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, để đảm bảo cho việc phân tích rõ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp … chúng tôi xin đưa ra phương án phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh như sau :

Trước hết phải xác định nội dung của chi phí sản xuất kinh doanh : chi phí sản xuất kinh doanh là loại chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phát sinh thường xuyên và thay đổi liên tục theo quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo tính chất tham gia vào quá trình kinh doanh thì chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp vận tải hàng không được chia thành 2 bộ phận :

a) Các chi phí sản xuất (còn gọi là chi phí sản phẩm) là những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh sản phẩm vận tải hàng không. Chi phí này được phân loại chi tiết như sau :

a.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là giá trị nguyên vật liệu sử dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh vận tải hàng không.

a.2. Chi phí nhân công trực tiếp : là tiền lương phải trả cho phi công , tiếp viên, nhân viên phục vụ trực tiếp, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính theo số tiền lương thực tế phải trả cho các lao động kể trên.

a.3.Chi phí sản xuất chung : là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt đông kinh odanh vận tải hàng không ( trừ 02 khoản mục nêu trên ) như chi phí cho các phòng ban tại sân bay, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho các phòng ban phục vụ chuyến bay và các chi phí khác.

b) Các chi phí ngoài sản xuất ( còn gọi là chi phí thời kỳ ) bao gồm :

b.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh doanh và các chi phí chung khác có liên quan đến việc điều hành, quản lý chung trong toàn doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản tính trích theo lương của Ban Giám đốc và nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn kinh doanh, chi phí tiếp khách, hội nghị, phí, lệ phí và các khoản chi phí quản lý khác.

b.2. Chi phí bán hàng : là các chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp vận tải hàng không thì đây là chi phí quảng cáo, chi phí ký kết hợp đồng vận tải và chi phí bán vé.

Có thể biểu diễn cách phân loại chi phí sản phẩm vận tải theo tính chất tham gia vào quá trình kinh doanh tóm tắt bằng sơ đồ ở trang dưới đây .

Sơ đồ số 12.

SƠ Đồ PHÂN LOạI CHI PHí VậN TảI

THEO TíNH CHấT THAM GIA VàO QUá TRìNH VậN TảI Chi phí NL,VL

trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí quản lý DN Chi phí ngo i à SX Chi phí sản xuất (chi phí sản phẩm ) Chi phí họat động SX-KD

3.3.2.Hoàn thiện tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không.

Trên cơ sơ nghiên cứu lí luận và thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải ở các doanh nghiệp vận tải hàng không, luận văn đề xuất :

-Bỏ bốn tài khoản cấp 1 đó là :

+TK 623 “ Chi phí thuê máy bay “

+TK 624 “Chi phí phục vụ chuyến bay” +TK 625 “ Chi phí bảo hiểm “

+TK 626 “ Chi phí phục vụ hành khách”

-Mở thêm hai tài khoản cấp 2 cho TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”, đó là :

+TK 6275 “Chi phí bảo hiểm “ thay cho TK 625 trước đây. +TK 6276 “ Chi phí phục vụ chuyến bay và hành khách“ thay cho hai TK 624 và TK 626 trước đây.

-Mở thêm hai tài khoản cấp ba cho TK 6274 “Chi phí khấu hao TSCĐ“

+TK 62741 “ Chi phí thuê máy bay “ thay cho TK 623 trước đây

+TK 62742” Chi phí khấu hao TSCĐ “ bao gồm cả khấu hao máy bay và TSCĐ khác.

-Đồng thời mở thêm 2 tài khoản cấp 3 cho TK 6276 vừa mở, đó là : +TK 62761 “ Chi phí phục vụ chuyến bay “

+TK 62762 “ Chi phí phục vụ hành khách “ 121

Chi phí bán h ngà

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh vận tải là hoạt động giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, qúa trình hoạt động dịch vụ vận tải cũng chính là quá trình tiêu thụ sản phẩm vận tải, cuối kỳ hoạt động vận tải không có sản phẩm dở dang. Vì vậy, tác giả đề xuất 2 phương án :

a.Phương án 1 : Sử dụng tài khoản 154 : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “ để tổng hợp chi phí vận tải và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không. Tài khoản này sử dụng trong các doanh nghiệp vận tải hàng không có kết cấu như sau :

+Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên nhiên vật liệu, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

+Bên có: Giá thành thành thực tế của sản phẩm vận tải hàng không đã hoàn thành trong kỳ.

+Dư nợ: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. b.Phương án 2 :

+Sử dụng TK 631 “ Giá thành sản xuất “ để tổng hợp chi

phí vận tải và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không. Phương án này áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp mở chi tiết tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu “ thành 2 tài khoản cấp 2 để phản ánh riêng biệt nhiên liệu ở kho và nhiên liệu ở phương tiện.

+TK 631 “Giá thành sản xuất“, sử dụng trong các doanh nghiệp vận tải hàng không có kết cấu như sau :

+Bên nợ: Tập hợp trị giá nguyên vật liệu, các khoản chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

+Bên có: Giá thành thực tế của sản phẩm vận tải hàng không đã hoàn thành trong kỳ.

+Cuối kỳ tài khoản này không có số dư.

3.3.3.Hoàn thiện trình tự kế toán tập hợp chi phí và tính gía thành sản phẩm vận tải hàng không.

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tế đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải hàng không. Tác giả thấy rằng việc tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vận

tải hàng không có thể thực hiện theo một trong hai phương án sau :

-Phương án 1 : Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không được thực hiện trên TK “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang “. Các khoản chi phí vận tải phát sinh trong kỳ được phản ánh trên các TK 621, TK 622, TK 627 cuối kỳ kết chuyển sang TK 154.

Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không theo phương án (1) có thể khái quát bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ số 13.

Kế TOáN CHI PHí Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM VậN TảI HàNG KHÔNG THEO PHƯƠNG áN 1

TK 152 TK 621 TK 154 xx (1 ) (2) TK 632 (8) TK 334.338 TK 622 (3) (4) 123

TK 335 TK627 (5) (7) TK liên quan (6) xxx Ghi chú :

(1) Nguyên vật liệu xuất dùng cho kinh doanh vận tải. (2) Nguyên vật liệu đã đưa vào hoạt động vận tải trong kỳ. (3) Lương, phụ cấp, thưởng cho tổ lái, tiếp viên.

(4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.

(5) Chi phí phải trả khác tính vào chi phí trong kỳ.

(6) Các chi phí khác tập hợp cho chi phí sản xuất chung. (7) Chi phí sản xuất chung kết chuyển vào TK 154. (8) Giá thành sản phẩm vận tải hàng không.

-Phương án 2 :

Sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất“ tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không. Các chi phí vận tải phát sinh trong kỳ cuối kỳ kết chuyển sang TK 631.

Theo phương án này, TK 631 “ Gía thành sản xuất” được mở chi tiết thành hai tài khoản cấp 2 để tổng hợp chi phí cho từng đối tượng vận tải.

TK 6312 “ Giá thành vận tải hàng hóa “

Cũng theo phương án này, TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu“ sẽ mở thành hai tài khoản cấp 2 để phản ánh riêng biệt nhiên liệu ở kho và nhiên liệu ở phương tiện.

TK 1521 “Nhiên liệu ở kho”

TK 1522 “ Nhiên liệu ở phương tiện “

Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không theo phương án (2) có thể được khái quát bằng sơ đồ sau :

Sơ đồ số 14.

Kế TOáN CHI PHí Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM VậN TảI HàNG KHÔNG THEO PHƯƠNG áN 2

TK 1522 TK 621 TK 631 (1) (2) xx (3) TK 632 (9) TK 334.338 TK 622 125

(4) (5) TK 335 TK627 (6) (8) TK liên quan (7) xxx Ghi chú :

(1) Nguyên liệu, dầu nhờn xuất dùng cho kinh doanh vận tải.

(2) Nguyên liệu, dầu nhờn thực tế tiêu hao.

(3) Nguyên vật liệu đã đưa vào hoạt động vận tải trong kỳ. (4) Lương, phụ cấp, thưởng cho tổ lái, tiếp viên.

(5) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.

(6) Chi phí phải trả khác tính vào chi phí trong kỳ.

(7) Các chi phí khác tập hợp cho chi phí sản xuất chung. (8) Chi phí sản xuất chung kết chuyển vào TK 631

(9) Giá thành sản phẩm vận tải hàng không.

Trong hai phương án kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm vận tải hàng không nêu trên, mỗi phương án đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, phương án 1, không cần phải mở chi tiết tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu “ để theo dõi chi tiết

nhiên liệu ở kho và nhiên liệu ở phương tiện, việc hạch toán nhiên liệu có phần đơn giản hơn. Nhưng do kết chuyển toàn bộ giá trị nhiên liệu xuất dùng sang tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” nên làm cho chỉ tiêu chi phí nhiên liệu, không được rõ ràng, khó kiểm tra theo dõi. Nhược điểm khác là hoạt động kinh doanh vận tải không có sản phẩm dở dang, mà theo phương án này TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” lại có số dư Bên nợ, phản ánh giá trị nhiên liệu còn lại ở phương tiện, điểm này không phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vận tải hàng không và đặc điểm của sản phẩm vận tải hàng không là không có hình thái vật chất, không có sản phẩm dở dang. Theo tác giả, phương án 2 tuy phải mở thêm chi tiết tài khoản 152 “ nguyên liệu, vật liệu “ để phản ánh riêng biệt nhiên liệu ở kho và nhiên liệu ở phương tiện, làm cho số lượng tài khoản cấp 2 tăng lên. Nhưng phương án này có

Một phần của tài liệu Thực trạng kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh nghiệp vận tải hàng không (Trang 116 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w