Tiến trình thực hiện giảm nhẹ BĐKH trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đô thị ở Việt Nam theo hướng giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Trang 33 - 34)

Vào năm 1992,Hội nghị quốc tế do liên hợp quốc triệu tập tại Rio de Janeiro

(Braxin) với 179 nước tham dự đã thông qua 5 văn kiện quan trọng: Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung về PTBV; Chương trình nghị sự 21 toàn cầu (Agenda 21) về PTBV; tuyên bố các nguyên tắc quản lý, bảo vệ và PTBV rừng; Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH toàn cầu; Công ước về đa dạng sinh học.

Đến năm 1997, Hội nghị Kyoto đã đề xuất Nghị định thư Kyoto. Nghị định

thư Kyoto được thông qua vào đầu tháng 2/2005 với sự phê chuẩn của nguyên thủ 165 quốc gia trong đó có Việt Nam. Nghị định thư Kyoto [26] là một thỏa thuận

quốc tế liên quan đến Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC).

Các điểm chính của Nghị định thư Kyoto là thiết lập các mục tiêu ràng buộc đối với 37 nước công nghiệp phát triển và cộng đồng Châu Âu để giảm phát thải KNK. Trung bình lượng khí phải cắt giảm là 5% so với mức của năm 1990 trong giai đoạn năm 2008 - 2012.

Về một số cảnh báo tác động của BĐKH đến Việt Nam có thể kể tới “Báo

cáo Stern” [59] do Chính phủ Anh công bố tại Hà Nội ngày 5/2/2007 cho biết: BĐKH có thể làm tăng mực nước biển của Việt Nam thêm 1m, làm mất 12,2% diện

tích đất ở. “Báo cáo phát triển con người 2007/2008” của UNDP [45] cũng đưa ra

cảnh báo khi mực NBD lên 1,0m Việt Nam sẽ có khoảng 22 triệu người bị mất nhà

cửa. “Báo cáo của IPCC năm 2007” [72] đưa ra dự báo: đến cuối thế kỷ XXI, nhiệt

độ bề mặt trái đất sẽ tăng thêm từ 1,4 đến 4oC, mực nước biển sẽ dâng thêm khoảng

28-43cm, tối đa có thể lên tới 81cm. Báo cáo cũng đưa ra danh sách 10 thành phố bị đe dọa nhiều nhất bởi BĐKH bao gồm: Calcutta và Bombay (Ấn Độ), Dacca (Bangladesh), Thượng Hải và Quảng Châu (Trung Quốc), Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Băngkok (Thái Lan) và Yangon (Myanmar).

Việt Nam đã tham gia nhiều cam kết quốc tế về BĐKH: Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto, Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc, Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ô-zôn và Nghị định thư Montreal

về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và Gia nhập WTO. Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai thực hiện các cam kết quốc tế này một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đô thị ở Việt Nam theo hướng giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Trang 33 - 34)