đô thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH đã được thể hiện qua các tiêu chí số 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 trong khung tiêu chí được đề xuất ở chương 2 (bảng 2.4).
Ngày nay, thế giới đều thống nhất vận chuyển hành khách bằng PTVTCC là xu thế tất yếu mang lại sự bền vững và giá trị cộng đồng. Làm thế nào để phát triển giao thông công cộng? Có nhiều và rất nhiều câu trả lời trong đó lý thuyết quy hoạch và phát triển đô thị mang tính chất quyết định. Điều này có thể thấy trong các tài liệu chuyên môn, các hội thảo quốc tế của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ... và tại các hội thảo trong nước về đô thị, về GTVT và PTBV. Mặc dù còn nhiều thảo luận giữa hai trường phái: trường phái phát triển dạng đô thị nhỏ gọn và trường phái phát triển dạng đô thị trải rộng nhưng tựu trung lại thế giới xem dạng đô thị nhỏ gọn là dạng đô thị đáp ứng nhiều nhất vấn đề
PTBV. Những lý thuyết về TOD (Transit Oriented Development - Phát triển đô thị
gắn với các đầu mối giao thông công cộng), BOD (Bike Oriented Development - Phát triển đô thị theo định hướng xe đạp), POD (Pedestrian Oriented Development – Phát triển đô thị theo định hướng người đi bộ) được áp dụng rộng rãi ở Châu Âu, Bắc Mỹ và một số quốc gia ở Châu Á.
Các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này tập trung vào các tiêu chí của đô thị bền vững như chất lượng cuộc sống, hiệu quả sử dụng đất ... tuy nhiên tiêu chí giảm thiểu phát thải và tiêu thụ nhiên liệu chưa được đề cập một cách kỹ càng. Do đó, ở chương 4 luận án tập trung nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ phương tiện và dạng đô thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH.
4.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn chọn tỷ lệ phương tiện và dạng đô thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH theo hướng giảm nhẹ BĐKH