BĐKH
Từ các tiêu chí trong quy hoạch GTVT đường bộ đô thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH (bảng 2.4), tác giả đề xuất các giải pháp tổng thể gồm các giải pháp về thể chế, kinh tế và kỹ thuật theo hướng giảm nhẹ BĐKH (bảng 2.5).
Hình 2.2 Sơ đồ các giải pháp giảm nhẹ BĐKH
Bảng 2.5 Đề xuất các giải pháp trong quy hoạch GTVT theo hướng giảm nhẹ BĐKH
TT Nội dung giải pháp
Nhóm 1: Các giải pháp kỹ thuật
1.1 Giải pháp về quy hoạch và kết cấu hạ tầng
1 Sử dụng mô hình đô thị nhỏ gọn trong quy hoạch đô thị. Khuyến khích phát triển
các khu vực đô thị trên nền tảng vận tải hành khách công cộng.
2 Quy hoạch hệ thống GTVT với tiêu chí tối ưu về phát thải KNK và nhiên liệu tiêu thụ
3 Ưu tiên quan điểm thỏa mãn CẦU nhưng CUNG với tỷ lệ hạ tầng chiếm đất ít nhất.
4 Giảm ùn tắc giao thông và đào tạo kỹ năng lái xe cũng góp phần làm giảm lượng
khí thải của phương tiện giao thông.
1.2 Giải pháp về quy hoạch phát triển phương tiện
5 Quy hoạch phương tiện vận tải với mục tiêu tối ưu về phát thải KNK và tiêu thụ
nhiên liệu.
6 Sản xuất phương tiện sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn
7 Phát triển phương tiện sử dụng kết hợp nhiên liệu xăng – điện (xe hybrid) 8 Xây dựng hệ thống trạm nạp điện cho xe hybrid
9 Sử dụng năng lượng sinh học
10 Phát triển phương tiện giao thông nhanh và cực nhanh mang tính cách mạng như
tàu cao tốc TGV, tàu cao tốc chạy trên đệm điện từ trường (maglev)… 11
Phát triển giao thông phi cơ giới, phát triển phương tiện giao thông xanh như các phương tiện giao thông sử dụng: nhiên liệu sinh học, khí nén thiên nhiên (CNG), khí hóa lỏng (LPG), điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
TT Nội dung giải pháp
12
Gắn kết các phương thức vận chuyển theo hệ thống thứ bậc và có tính đồng bộ cao (vận tải khối lượng lớn + xe buýt + xe đạp hoặc vận tải khối lượng lớn + xe máy hoặc ô tô (gửi xe rồi đi phương tiện VTCC).
Nhóm 2: Các giải pháp về quản lý
13
Định hướng sử dụng hệ thống giao thông thông minh và tự động hóa điều khiển giao thông, định hướng sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có thay vì xây dựng quá nhiều hạ tầng.
14
Tăng cường kiểm soát và quản lý việc sử dụng xe máy, ô tô, tăng cường nguyên tắc người sử dụng đường trả phí (phí bãi đỗ, phí ùn tắc hay hạn chế phương tiện, phí ra vào khu vực trung tâm giờ cao điểm).
15 Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, khoa học kỹ thuật
trong nhiệm vụ giảm nhẹ BĐKH
16 Giới hạn tốc độ xe chạy 80km/h (đường ô tô) và 100km/h (đường cao tốc).
Nhóm 3: Các giải pháp về thể chế
17 Xây dựng khung tiêu chí, chỉ tiêu trong quy hoạch GTVT đường bộ theo hướng
giảm nhẹ BĐKH
18 Đẩy mạnh sử dụng năng lượng ít cácbon, năng lượng sinh học, phải có lộ trình
tăng dần mỗi năm lên bao nhiêu % lượng nhiên liệu thay thế. 19
Xây dựng chiến lược giá hợp lý nhằm tăng thuế, phí lên PTVTCN, lên giá nhiên liệu để góp phần giảm số lượng xe luân chuyển (VKT) và chủ yếu là giảm ùn tắc tại khu vực trung tâm trong giờ cao điểm.
20 Áp dụng tiêu chuẩn khí thải cao và tiến hành đăng kiểm một cách nghiêm ngặt; 21 Chính sách hỗ trợ về giá cho các loại xe phát thải ít so với các loại xe phát thải cao. 22 Xây dựng chính sách bảo hiểm dựa trên quãng đường lái xe.
23 Chính sách giáo dục nâng cao văn hóa giao thông, nâng cao khả năng sử dụng
hiệu quả xe của người tham gia giao thông.
2.3 Vận dụng khung tiêu chí vào quy hoạch GTVT
Tiêu chí là một thuật ngữ không thể thiếu được khi làm quy hoạch cũng như khi nghiên cứu rộng. Với kết quả nghiên cứu đã trình bày ở mục 2.2, từ các tiêu chí này ứng với từng thời kỳ, từng địa phương mà có thể đặt vấn đề xây dựng các chỉ tiêu thích hợp, ví dụ như chỉ tiêu về chọn loại phương tiện vận tải, chỉ tiêu về sử dụng năng lượng ... Như vậy, với khung tiêu chí do tác giả đề xuất có thể tham khảo được khi xây dựng chiến lược và lập quy hoạch GTVT theo hướng giảm nhẹ BĐKH.
Tiếp bước khung tiêu chí đề nghị ở trên về giảm nhẹ BĐKH trong quy hoạch GTVT đường bộ đô thị là xác định các chỉ tiêu mang tính định lượng. Mỗi một kết quả nghiên cứu ra các chỉ tiêu thực sự phải là các công tình khoa học vừa có tính lý thuyết vừa có tính thực tiễn cao ở nước ta ví dụ đặt ra con số bao nhiêu % loại phương tiện vận tải công cộng, bao nhiêu % loại phương tiện vận tải cá nhân... cần phải có một cơ sở khoa học - thực tiễn và phải có giải pháp để làm thế nào để đạt được điều đó.
Trong 19 tiêu chí được chia làm 4 nhóm là cơ sở cho các phần nghiên cứu tiếp theo cụ thể :
+ Tiêu chí 1, 2, 3 (thuộc nhóm I - quy hoạch MLĐ và tuyến) được sử dụng để
định hướng trong nghiên cứu ở chương 3.
+ Tiêu chí 5, 6, 7, 8 (thuộc nhóm II - quy hoạch phương tiện) và tiêu chí 9,
10, 11 (thuộc nhóm III - quy hoạch đô thị) được sử dụng để định hướng trong
nghiên cứu ở chương 4.
+ Tiêu chí 4 (thuộc nhóm I - quy hoạch MLĐ và tuyến) và tiêu chí 12, 13, 14
(thuộc nhóm III - quy hoạch đô thị) đề xuất hướng mở rộng luận án.
+ Tiêu chí 15, 16, 17, 18, 19 (thuộc nhóm IV - đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu xanh, phương tiện xanh) đề xuất hướng nghiên cứu cho các nhà sản xuất phương tiện và nhiên liệu.