Chọn phương tiện vận tải dựa trên năng lực vận chuyển, mức tiêu hao nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đô thị ở Việt Nam theo hướng giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Trang 103 - 105)

nhiên liệu và phát thải KNK bình quân giai đoạn khai thác

Nghiên cứu tính toán công suất vận chuyển hành khách của các loại xe khác nhau trên cùng một phần đường rộng 3,5m

a) Năng lực vận chuyển tối đa của một làn xe đạp rộng 1m:

Trong điều kiện thông thường, khả năng thông xe của một làn xe đạp rộng 1m là: 1800 xe/giờ [22] ;

Mỗi xe đạp thông thường chở: n = 1 (hành khách);

Năng lực vận chuyển hành khách tối đa của 1 làn xe đạp rộng 1m là:

Pmax = n.Nmax= 1.1800 = 1800 (HK/giờ)

Các nghiên cứu về đặc điểm dòng thuần xe máy ở Châu Á cho biết dòng xe máy đạt lưu lượng tối đa khi vận tốc dòng xe đạt 15 km/giờ [32].

Mỗi xe máy thông thường chở: n = 1,2 (hành khách);

Một xe máy thường có kích thước: 0,7m x 1,9m;

Phần đường rộng 3,5m dành riêng cho xe máy sẽ có lưu lượng tối đa:

Nmax = 6660 (xe/giờ);

Năng lực vận chuyển hành khách tối đa:

Pmax = n.Nmax = 1,2. 6660 = 7920 (HK/giờ)

c) Năng lực vận chuyển tối đa của phần đường rộng 3,5m dành riêng cho xe buýt:

Sức chứa của xe: n = 75 (HK);

Tại bến, giả định mỗi chuyến có 25 hành khách lên xe ( n

3 1

).

Thời gian hành khách lên xe: 2 (s/HK) x 25 (HK) = 50 (s);

Thời gian đóng mở cửa xe: 5 (s);

Giãn cách giữa 2 xe liền nhau: 10 (s);

Tổng thời gian cách nhau giữa 2 xe: 50 + 5 + 10 = 65 (s)

Lưu lượng dòng xe lớn nhất trong 1 giờ (3600s): 55

65 3600

max  

N (xe/giờ)

Năng lực vận chuyển HK tối đa: Pmax n.Nmax 75.554125(HK/giờ)

d) Năng lực vận chuyển tối đa của phần đường rộng 3,5m hỗn hợp gồm xe ô tô con, xe buýt, xe máy, xe đạp:

Theo kết quả điều tra khảo sát đã nêu ở bảng 4.2 thì với dòng xe hỗn hợp gồm xe ô tô con, xe máy, xe buýt, xe đạp thì tỷ lệ các loại phương tiện theo khả năng phục vụ HK như sau: xe ô tô con phục vụ 6% lượng HK, xe máy phục vụ 76% lượng HK; xe buýt phục vụ 15% lượng HK, xe đạp phục vụ 3% lượng HK. Như vậy, năng lực vận chuyển tối đa của dòng xe hỗn hợp trên phần đường rộng 3,5m là:

Pmax = 1400.6% + 7920.76% + 4125.15% + 4000.3% = 6842 (HK/giờ)

Tổng hợp các kết quả tính toán cường độ luồng hành khách lớn nhất ở trên cùng với các số liệu thu thập ta có bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.5 Năng lực vận chuyển tối đa của các loại hình vận tải

Đặc điểm Ký hiệu

Loại phương tiện

Xe đạp Xe máy Xe buýt Xe con [32]

Xe buýt nhanh [32] (BRT) Bề rộng đường (m) B 1,0 3,5 3,5 3,5 3,5 Sức chứa của xe (HK/xe) n 1,0 1,2 75 2 75 Lưu lượng dòng xe

max (xe/giờ) Nmax 1800 6600 55 700 120

Năng lực vận chuyển

tối đa(HK/giờ)

Pmax =

n.Nmax 1800 7920 4125 1400 9000

Như vậy, năng lực vận chuyển tối đa của xe máy gấp 5,65 lần xe ô tô con, gần gấp đôi xe buýt và bằng 0,88 lần xe buýt nhanh (BRT).

e) Mức tiêu hao nhiên liệu và phát thải KNK bình quân giai đoạn khai thác:

Do đây là bài toán vĩ mô và ở Việt Nam chưa có số liệu khí thải và nhiên liệu tiêu thụ trong giai đoạn khai thác của xe buýt nhanh nên tác giả sử dụng số liệu thống kê của Vương Quốc Anh [95] (đã giới thiệu ở mục 3.1.2).

Đối với dòng xe hỗn hợp các loại xe (xe ô tô con, xe máy, xe buýt) ở Hà Nội, mức tiêu hao nhiên liệu và phát thải KNK có thể tính dựa theo tỷ lệ phương tiện (khả năng phục vụ hành khách) kết hợp với số liệu tính khí thải của Vương Quốc Anh như sau:

Ehh = 207.6% + 105,9.76% + 81,8.15% + 0.3% = 105,2(gCO2/HK.km)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đô thị ở Việt Nam theo hướng giảm nhẹ biến đổi khí hậu (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)