1. Từ số liệu thực tiễn của 26 thành phố lớn trên thế giới có hệ thống giao
thông đô thị phát triển, tác giả đã xây dựng phương trình toán học mô tả quan hệ
giữa tỷ lệ phương tiện giao thông và mật độ dân số đô thị (phương trình 4.1, 4.2).
Dựa vào phương trình này có thể giúp nhà quy hoạch sơ bộ xác định được tỷ lệ PTVTCC và tỷ lệ ô tô cá nhân một cách phù hợp với quy hoạch mật độ dân số của đô thị.
2. Trên cơ sở chức năng đường đô thị, năng lực vận chuyển và mức độ phát thải KNK và tiêu thụ nhiên liệu của các loại phương tiện, tác giả đã tính toán lượng khí thải và nhiên liệu tiêu thụ của toàn bộ các phương án tổ chức giao thông trên đường phố chính đô thị. Từ đó xây dựng các phương án về phương thức vận chuyển giao thông đường bộ đô thị ở Việt Nam theo mục tiêu giảm thiểu KNK và tiêu thụ
nhiên liệu. Qua nghiên cứu cho thấy phương thức vận chuyển là yếu tố quyết định lớn
tới năng lực vận chuyển hành khách, lượng khí thải và năng lượng tiêu thụ. Các kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Cầu Đường số tháng 5/2015 [39].
3. Trên cơ sở kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ở đô thị Việt Nam, tác giả đã xác định tỷ lệ sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đô thị ở Việt Nam (bảng 4.9).
Vận dụng kết quả đó, tác giả đã tính toán lượng khí thải và tiêu thụ nhiên liệu, lượng phát tán khí thải của các phương tiện GTVT đường bộ ở hai dạng đô thị cơ bản cho thấy: lượng khí thải và nhiên liệu tiêu thụ của các phương tiện GTVT trong dạng đô thị nhỏ gọn ít hơn trong dạng đô thị trải rộng; trong dạng đô thị nhỏ gọn khí thải tập trung tại khu vực trung tâm ít hơn và phạm vi phân tán nhỏ hơn khí thải giao thông phát tán trong dạng đô thị trải rộng (bảng 4.17).
Theo trào lưu của thế giới, đứng trên quan điểm quy hoạch hệ thống GTVT theo hướng giảm nhẹ BĐKH hay nói rộng hơn là đứng trên quan điểm về môi trường trong PTBV, tác giả kiến nghị quy hoạch GTVT trong dạng đô thị nhỏ gọn là
sự lựa chọn phù hợp hơn quy hoạch GTVT trong dạng đô thị trải rộng. Các kết quả
nghiên cứu này đã được công bố ở Hội thảo khoa học “Công nghệ Kỹ thuật Giao thông” tháng 4/2014 [40].
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
a) Những kết quả đạt được của luận án
1. Hiện nay, khi xây dựng chiến lược và lập quy hoạch GTVT vấn đề liên quan đến BĐKH chưa được đề cập rành mạch và đặc biệt chưa quy định các khung tiêu chí
vừa mang tính thống nhất vừa có tính pháp lý. Do đó, tác giả đã bước đầu xây dựng
khung tiêu chí về quy hoạch GTVT đường bộ đô thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH (bảng 2.4). Từ đó, đề xuất các giải pháp tổng thể trong quy hoạch GTVT đường bộ đô
thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH (bảng 2.5). Kết quả nghiên cứu này có thể tham khảo
phục vụ cho xây dựng chiến lược và lập quy hoạch GTVT gắn với mục tiêu PTBV và BĐKH, đồng thời có thể tham khảo cho một số ngành khác có liên quan.
2. Từ kết quả thực nghiệm của mình, tác giả đã xây dựng các phương trình
toán học mô tả quan hệ giữa khí thải và tốc độ của xe ô tô con trong điều kiện Việt Nam (bảng 3.8). Kết quả này bổ xung khi sử dụng các mô hình nước ngoài đồng thời liên hệ vào tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị hiện hành ở nước ta có thể giảm giá trị tốc độ thiết kế ở các trục đường chính, thì có lợi cả về khả năng thông hành cũng như điều kiện phát thải nhỏ đồng thời đây cũng là xu thế mà thực tế đang áp dụng ở nước ta (giới hạn tốc độ khi đi vào đô thị).
3. Tác giả đã đưa mô hình tính khí thải vào bài toán đường nối, bài toán đường nhánh, bài toán lưới đường có quan hệ vận tải tam giác trong thiết kế MLĐ lý thuyết theo mục tiêu tối ưu phát thải KNK và tiêu thụ nhiên liệu nhằm giảm nhẹ BĐKH (mục 3.4). Sử dụng kết quả này kết hợp với các mục tiêu khác và vận dụng phương pháp phân tích quá trình phân cấp AHP có thể giúp nhà quy hoạch chọn phương án quy hoạch thỏa mãn đa mục tiêu.
4. Tác giả đã đưa mô hình tính khí thải vào bài toán tìm đường đi trong lý
thuyết đồ thị để xây dựng bài toán tìm tuyến đường đi trong mạng lưới sao cho tiêu
thụ nhiên liệu và phát thải khí ít nhất (mục 3.5) và thấy rằng không phải lúc nào tuyến đường đi ngắn nhất cũng là tuyến đường đi có tổng khí thải và tiêu thụ nhiên liệu nhỏ nhất. Các công ty công nghệ, dịch vụ bản đồ số và đặc biệt là các công ty vận tải có thể áp dụng ý tưởng bài toán này vào trong sản phẩm và hệ thống quản lý của hãng mình để phục vụ người sử dụng được tốt hơn, nhằm giảm bớt chi phí vận tải giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Kết quả này có thể tham khảo hữu ích khi quy hoạch tuyến vận chuyển trong đô thị.
5. Trên cơ sở số liệu thực tiễn của các đô thị thành công về giao thông đô thị
trên thế giới, tác giả đã xây dựng phương trình toán học mô tả quan hệ giữa tỷ lệ
phương tiện giao thông và mật độ dân cư đô thị (phương trình 4.1, 4.2 mục 4.3.2).
Kết quả này có thể giúp nhà quy hoạch sơ bộ xác định tỷ lệ PTVTCC phù hợp với quy hoạch mật độ dân số của một đô thị. Vận dụng quan hệ này với phân tích lựa chọn phương án tổ hợp phương tiện trên đường có quy mô bề rộng nhất định theo mục tiêu tối ưu phát thải KNK và tiêu thụ nhiên liệu có thể tham khảo để giải quyết bài toán chọn tỷ lệ phương tiện theo hướng giảm nhẹ BĐKH.
6.Trên cơ sở kết quả điều tra xã hội học về nhu cầu sử dụng phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ ở đô thị Việt Nam, tác giả đã xác định tỷ lệ sử dụng phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ đô thị ở Việt Nam (bảng 4.9). Vận dụng kết quả đó, tác giả đã tính toán lượng khí thải và tiêu thụ nhiên liệu, lượng phát tán khí thải của các phương tiện GTVT đường bộ ở hai dạng đô thị cơ bản (bảng 4.17) và thấy theo chỉ tiêu giảm thiểu khí thải và nhiên liệu tiêu thụ thì sử dụng dạng đô thị nhỏ gọn sẽ tốt hơn dạng đô thị trải rộng. Kết quả này góp phần củng cố lý luận chọn dạng đô thị nào thích hợp với PTBV.
b) Những đóng góp mới của luận án
1. Đã đề cập đến một hướng đi mang tính chất bắt buộc ở nước ta là xét đến BĐKH trong quy hoạch GTVT thông qua nghiên cứu của tác giả liên quan đến giảm phát thải khí và nhiên liệu trong GTVT. Hướng đi này bắt đầu từ đề xuất khung tiêu chí đến việc vận dụng vào các bài toán cụ thể liên quan đến: MLĐ và tuyến giao thông đường bộ, lựa chọn tỷ lệ phương tiện và dạng đô thị.
2. Đã thiết lập phương trình toán học mô tả tương quan giữa khí thải và vận tốc xe trong điều kiện Việt Nam. Nên giảm tốc độ thiết kế trong các trục đường chính đô thị về vùng vận tốc tối ưu khí thải và nhiên liệu tiêu thụ của phương tiện. Vận dụng hệ thống tiêu chí và các mô hình toán học vào bài toán quy hoạch lưới đường và tuyến theo tiêu chí giảm nhẹ BĐKH.
3. Đã thiết lập phương trình toán học mô tả quan hệ giữa tỷ lệ PTVTCC, tỷ lệ ô tô cá nhân và mật độ dân cư đô thị. Vận dụng mô hình này với phân tích lựa chọn phương án tổ hợp phương tiện trên đường để giải quyết bài toán chọn tỷ lệ phương tiện theo tiêu chí giảm nhẹ BĐKH. Góp phần chứng minh tính hợp lý của việc quy hoạch đô thị theo hướng nhỏ gọn góp phần giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và phát
thải KNK. Phối hợp được giữa quy hoạch đường bộ đô thị, chọn tỷ lệ phương tiện và quy hoạch đô thị theo hướng giảm nhẹ BĐKH.
c) Kiến nghị hướng nghiên cứu mở rộng
1. Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng tương quan khí thải – vận tốc của các loại xe máy, xe tải, xe ô tô khách, xe buýt đang lưu thông ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu kết nối quy hoạch giao thông với quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch đô thị dựa trên phân tích các mô hình ở nước ngoài và xây dựng mô hình trong nước để có thể thay thế những quan điểm về quy hoạch đô thị, quy hoạch GTVT đô thị, một số chỉ tiêu về sử dụng đất ... đã tồn tại từ những năm 50-60 của thế kỷ trước.
3. Nghiên cứu quy hoạch giao thông đường bộ đô thị ở Việt Nam theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo (2013), Nghiên cứu bài toán đường nối
trong quy hoạch mạng lưới đường lý thuyết nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, Tạp chí Cầu đường số 4/2013, tr.27-30.
2. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo, Phạm Cao Thăng (2013), "Nghiên cứu
giảm thiểu khí nhà kính và sử dụng năng lượng hiệu quả phục vụ mục tiêu giao thông
vận tải bền vững", Hội thảo quốc gia Hạ tầng giao thông Việt Nam với phát triển bền
vững, Đà Nẵng ngày 17/8/2013, NXB Xây dựng 2013, ISBN 978-604-82-0019-0,
tr.223-229.
3. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo (2014), Nghiên cứu bài toán lưới đường
có quan hệ vận tải gồm nhiều điểm trong quy hoạch mạng lưới đường lý thuyết nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, Tạp chí Cầu đường số 4/2014, tr.28-31.
4. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo, Hoàng Tùng (2014), "Bước đầu nghiên cứu
vấn đề tiêu thụ nhiên liệu, phát thải và phát tán khí thải của các phương tiện giao thông
đường bộ dưới ảnh hưởng của dạng đô thị", Hội nghị khoa học công nghệ kỹ thuật giao
thông, Đại học công nghệ GTVT, Tạp chí GTVT số đặc biệt 4/2014, tr.14-17.
5. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Quang Đạo (2015), Nghiên cứu
quy hoạch phương tiện trong giao thông đường bộ đô thị ở Việt Nam theo hướng giảm nhẹ biến đổi khí hậu, Tạp chí Cầu đường số 5/2015, tr.29-34.
6. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Việt Phương, Nguyễn Quang Đạo (2015), Nghiên cứu
bài toán tìm tuyến đường đi tối ưu về nhiên liệu và phát thải khí giữa hai điểm trong mạng lưới đường giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải số 6/2015, tr.65-67.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá (2010), Quy hoạch phát triển xây dựng đô thị, NXB Xây
dựng.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày
03/06/2013 Hội nghị Trung ương 7 Khoá XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Bộ Giao thông vận tải (2011), Quyết định số 199/QĐ-BGTVT ngày
26/01/2011 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc Ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Giao thông Vận tải giai đoạn 2011 – 2015.
4. Bộ Giao thông vận tải (2013), Báo cáo tổng hợp Điều chỉnh Chiến lược phát
triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2003), Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho
công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển
dâng cho Việt Nam.
7. Bộ Xây dựng (2007), TCXDVN 104:2007 "Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế".
8. Bộ Xây dựng (2008), QCXDVN 01:2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt
Nam Quy hoạch xây dựng.
9. Nguyễn Hữu Cẩn (chủ biên) (2005), Lý thuyết ô tô máy kéo, NXB Khoa học
và Kỹ thuật.
10. Cục Đăng kiểm Việt Nam (2006), Hướng dẫn 370/ĐK ngày 11/4/2006 về
hướng dẫn kiểm tra khí thải xe cơ giới nhập khẩu và ô tô tham gia giao thông.
11. Lâm Quang Cường (1993), Giao thông đô thị và quy hoạch đường phố,
Trường Đại học Xây dựng.
12. Chính phủ (2005), Quyết định số 277/2005/QĐ-TTg ngày 02/11/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
13. Chính Phủ (2006), Quyết định số 79/2006/NĐ-CP ngày 14/4/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”
14. Chính phủ (2008), Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
15. Chính phủ (2011), Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
16. Chính Phủ (2012), Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-
2020.
17. Chính phủ (2012), Quyết định số 528/QĐ-TTg ngày 04/05/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc công nhận thành phố Việt Trì là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ.
18. Chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
19. Chính phủ (2012), Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 về việc Ban
hành kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020.
20. Chính phủ (2014), Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020
21. Nguyễn Quang Đạo (2013), "Một cách nhìn về phát triển Giao thông vận tải
bền vững ở Việt Nam", Hạ tầng giao thông Việt Nam với phát triển bền vững, NXB Xây dựng 2013, ISBN 978-604-82-0019-0.
22. Nguyễn Quang Đạo (1995), Luận án Phó tiến sĩ khoa học kỹ thuật: Nghiên
cứu về tốc độ của dòng xe và phương pháp xác định khả năng thông hành của đường đô thị Hà Nội,Đại học xây dựng.
23. Dương Học Hải (2008), Thiết kế đường ô tô - Tập 4, NXB Giáo dục.
24. Đào Xuân Học (2009), Kế hoạch thích ứng với BĐKH trong lĩnh vực nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Tạp chí Kỹ thuật tài nguyên nước, số 3/2009.
25. Trương Quang Học, Phạm Đức Thi, Phạm Thị Bích Ngọc (2011), Hỏi và
đáp về biến đổi khí hậu, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SBD).
26. Liên Hiệp Quốc (1997), Nghị định thư Kyoto.
27. Vũ Hoài Nam (2012), Kỹ thuật giao thông, Tập 1 Nghiên cứu và điều tra
giao thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
28. Ngân hàng thế giới (2006), Sức mạnh của thiết kế điều tra: Cẩm nang dùng
trong quản lý điều tra, diễn giải kết quả điều tra và chi phối đối tượng điều
29. Ngân hàng thế giới (2007), Báo cáo phát triển thế giới 2007.
30. Lê Đình Quang (2006), Sự hình thành "đảo nhiệt" ở thành phố Hà Nội, Hội
thảo khoa học lần thứ 9 - Viện Khí tượng Thủy văn.
31. Tổng cục dân số kế hoạch hoá gia đinh (2008), Kết quả điều tra biến động
dân số - kế hoạch hoá gia đình Hà Nội năm 2007.
32. Vũ Anh Tuấn (2011), Chiến lược quản lý xe máy dài hạn ở các thành phố
Châu Á Hội thảo Quy hoạch phát triển giao thông thủ đô Hà Nội vấn đề và giải pháp, Hà Nội 15/3/2011. .
33. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo (2013), Nghiên cứu bài toán lưới
đường có quan hệ vận tải gồm nhiều điểm trong quy hoạch mạng lưới đường lý thuyết nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu, Tạp chí Cầu đường số 9/2013.
34. Phạm Đức Thanh, Nguyễn Quang Đạo, Phạm Cao Thăng (2013), Nghiên cứu
giảm thiểu khí nhà kính và sử dụng năng lượng hiệu quả phục vụ mục tiêu