Hiện nay, ở Việt Nam chưa có sự thống nhất với nhau về các khái niệm liên quan đến tiêu chí, chỉ tiêu, cụ thể tác giả đưa một số ví dụ như sau:
1. Trong “Nghiên cứu PTBV kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam – Báo cáo tổng hợp” [48] đã nêu ra 5 tiêu chí PTBV, 12 chỉ tiêu chung như bảng 2.1. Theo đó ta thấy:
- Trong 12 chỉ tiêu đã nêu có 04 chỉ tiêu (chỉ tiêu số 1, 3, 4, 6) có thể xác định được giá trị và đơn vị đo cụ thể; 08 chỉ tiêu còn lại chỉ vạch ra phương hướng mà không xác định được giá trị. Như vậy là có sự không thống nhất ở khái niệm chỉ tiêu ngay trong một tài liệu.
- Từ 04 chỉ tiêu (1, 2, 3, 4) phục vụ tiêu chí số 1; 03 chỉ tiêu (5, 6, 7) phục vụ tiêu chí số 2; 02 chỉ tiêu (8, 9) phục vụ tiêu chí số 3 ... Như vậy, theo tài liệu [48], ta thấy một nhóm chỉ tiêu giúp phục vụ cho một tiêu chí.
Bảng 2.1 Các tiêu chí và chỉ tiêu chung PTBV kết cấu hạ tầng giao thông [48]
TT Tiêu chí Các chỉ tiêu chung
1 Kinh tế
(1) Quy mô, năng lực, công suất, năng suất: Mật độ đường bộ: được đánh giá bằng tỷ lệ chiều dài đường trên một đơn vị diện tích
tự nhiên. Đơn vị tính km/km2; số làn đường; năng lực thông qua
(CPU/ngày đêm)
(2) Tính kết nối, đồng bộ: được đánh giá bởi sự liên hoàn thông suốt của con đường; đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, khai thác.
(3) Tính hiện đại: hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại được đánh giá bằng tỷ lệ % chiều dài đường cao tốc so với chiều dài mạng quốc lộ; tốc độ lưu thông…
(4) Hiệu quả kinh tế: hiệu quả kinh tế của các tuyến đường đầu tư xây dựng mới, nâng cấp được đánh giá bằng chỉ số nội hoàn (IRR).
2 Xã hội
(5) Xóa đói giảm nghèo: từng bước phát triển đồng đều giữa các
vùng miền.
(6) An toàn giao thông: Giảm thiểu tai nạn giao thông: được xác định để đánh giá mức độ an toàn giao thông đường bộ, đơn vị tính là số người chết/10.000dân và số người chết/10.000dân /100.000 phương tiện.
(7) Quỹ đất cho phát triển: Sử dụng đất hợp lý cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Tái định cư, giải phóng mặt bằng, hạn chế tác động đến xã hội.
3 Môi
trường
(8) Môi trường sống: ô nhiễm không khí, tiếng ồn...
(9) Môi trường sinh thái: Cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học (diện tích đất thuộc khu bảo tồn bị chiếm dụng; sạt lở, xói mòn).
4 Tài
chính
(10) Nguồn cấp vốn bền vững: Đa dạng hóa vốn do ngân sách Nhà nước, vốn vay, xã hội hóa đầu tư, vốn đầu tư của khu vực tư nhân.
5 Thể chế
(11) Quản lý nhà nước chuyên ngành: Phân cấp quản lý đầu tư – xây dựng – khai thác KCHT
(12) Quản lý hoạt động kinh doanh – khai thác: Theo cơ chế thị trường.
về tài nguyên và môi trường nhằm giám sát và đánh giá PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được nêu như bảng 2.2
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường nhằm giám sát và đánh giá PTBV Việt
Nam [16]
TT Chỉ tiêu Lộ trình thực hiện
2010 2015 2020
1 Tỷ lệ che phủ rừng (%) 39,7 42-43 45
2 Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh
học (%) 7,6
3 Diện tích đất bị thoái hoá (triệu ha) 9,3
4 Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt
(m3/người/năm) 2098 1770
5
Tỷ lệ các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, xử lý thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia (%)
50 60 70
6
Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%)
83 85 90
Như vậy, chỉ tiêu dùng trong “Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011- 2020” [16] có giá trị và có đơn vị đo cụ thể.
Vậy giữa 02 tài liệu tác giả vừa nêu làm ví dụ (tài liệu [48] và [16]), cho thấy chưa có sự thống nhất trong cách dùng thuật ngữ tiêu chí và chỉ tiêu.
3. Để làm rõ vấn đề này theo tác giả, cần liên hệ giữa từ ngữ và thuật ngữ chuyên ngành. Trong “Từ điển tiếng Việt” [50] của Viện Ngôn ngữ học thì:
Mục tiêu:là đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ.
Chỉ tiêu: là mức qui định phải đạt tới trong kế hoạch hoặc là định mức, mức biểu hiện của một đặc điểm, một chức năng.
Tiêu chí: là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm.
Thuật ngữ của ngành GTVT tác giả sử dụng định nghĩa của GS. Todd Liman, một chuyên gia uy tín về chính sách GTVT - giám đốc viện chính sách giao thông Canada trong tài liệu [77] như sau:
Mục đích(goal):là những gì cuối cùng muốn đạt được.
Mục tiêu (objective): là cách để đạt được mục đích.
Chỉ tiêu hay chỉ số (index): là một nhóm các tiêu chí tổng hợp thành một giá trị duy nhất.
Tiêu chí (indicator): là một biến được lựa chọn và xác định để đo lường sự tiến bộ khi thực hiện một mục tiêu.
Các số đo(metric): là một đặc tính được đo hay quan sát.
Hình 2.1 Sơ đồ minh hoạ hệ thống mục đích, mục tiêu, chỉ tiêu và tiêu chí
Từ các số liệu điều tra khảo sát, đo đạc và thu thập số liệu ... ta được một lượng thông tin lớn. Với lượng thông tin đó tiến hành cô đặc lại để phục vụ xây dựng nhóm tiêu chí. Với một nhóm tiêu chí lại có thể cô đặc lại thành một chỉ tiêu. Và khi đó nhiều chỉ tiêu lại phục vụ để thực hiện 1 mục tiêu. Như vậy, ta có thể hiểu
1 mục tiêu có thể bao gồm 1 nhóm các chỉ tiêu, và 1 chỉ tiêu có thể bao gồm 1 nhóm các tiêu chí.
Nhưng với quy hoạch GTVT lại bắt đầu từ mục đích rồi đến mục tiêu. Để đạt được mục tiêu thì cần những chỉ tiêu/chỉ số. Để xác định được một chỉ tiêu/chỉ số thì cần phải đạt một nhóm tiêu chí. Do vây việc nghiên cứu xây dựng khung tiêu chí là cần thiết cho công việc quy hoạch GTVT.