2.3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế
* Các chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá đối với cây hàng năm: (hiệu quả tính trên 1 ha đất trồng cây hàng năm)
- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụđược tạo ra trong 1 chu kỳ sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.
GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán sản phẩm
- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà mà chủ thể bỏ ra thuê hoặc mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
- Giá trị gia tăng (GTGT): Là hiệu số của giá trị sản xuất và chi phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG
- Hiệu quảđồng vốn = Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian * Đánh giá hiệu quả kinh tếđối với cây lâu năm và trồng rừng:
- Giá trị sản xuất: Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ.
- Chi phí cố định là chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản vườn cây, vườn rừng như: cây giống, phát quang, san mặt bằng, thiết kế vườn trồng, đào hố, bón phân và lấp hố,...
- Hệ số chiết khấu (Tỷ lệ lãi suất ngân hàng và tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ
kinh doanh vườn cây)
- Chi phí sản xuất trực tiếp hàng năm - Giá trị gia tăng trong 1 thời kỳ
- Tỷ lệ lợi ích - đầu tư: Là tỷ số của giá trị hiện tại ròng của thu nhập chia cho giá trị hiện tại ròng của vốn đầu tư ban đầu.
2.3.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu sau
- Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm (công/ha)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 - Đảm bảo gia tăng lợi ích cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
2.3.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường
- Độ che phủđất
- Hệ thống luân canh cây trồng tác động đến môi trường đất