3 Tổng đàn lợn Con 6404 70880 80408 80741 79281 4 Tổng đàn gia cầm Con 552200 579600 617000 652608 6
3.2.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và rừng trồng
3.2.3.1. Thực trạng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp huyện Hàm Yên
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững đã hình thành và phát triển. Trong sản xuất, một số hộ đã chuyển hẳn sang trồng những các cây trồng hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Kết quảđiều tra nông hộ cho thấy: nông sản chủ yếu gồm các loại cây ăn quả, rau màu và đặc biệt phát triển rừng. Qua điều tra cho thấy: Đa số các hộ trồng cây ăn quả (cây cam) với mục
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 100% (một số cây rau tỷ lệ này tương đối lớn như hành là 100%, cà chua 92,5%, cải 82,5%). Nhóm các cây lương thực cây lúa, ngô chủ yếu là sản xuất phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng nội bộ, một phần nhỏ lượng hàng hoá này phục vụ cho nhu cầu trong huyện và cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất nông nghiệp đã và đang phát triển mạnh, nhưng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đang còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Huyện có mạng lưới chợ khá phát triển, mỗi xã có một chợ. Tuy nhiên, trên thực tế các chợ mới trao đổi những vật dụng và nông sản thiết yếu chứ chưa hình thành những trung tâm, hợp tác xã dịch vụ thu mua nông sản. Hoạt động tự do giữa người sản xuất và thương nhân là chủ yếu. Đặc biệt vào vụ đông hoạt động thương mại diễn ra khắp nơi, thậm chí trên đường, bờ mương, và trên mặt ruộng. Kết quảđiều tra cho thấy, nhìn chung nhóm các cây lương thực, rau, hoa màu và cây đặc sản có khả năng tiêu thụ thuận lợi.
3.2.3.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình
Theo kết quảđiều tra mẫu trên địa bàn 3 xã đại diện cho 3 vùng của huyện Hàm Yên với tổng số hộ điều tra là 120 hộ, chiếm 0,43% tổng số hộ của toàn huyện, tổng số nhân khẩu điều tra là 616 nhân khẩu, bình quân số hộ điều tra có 5,13 người/hộ, lao động trong độ tuổi bình quân là 2,67 người/hộ. Trong diện tích đất của nông hộ chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm từ 80 đến 85% diện tích của các hộ. Qua điều tra phỏng vấn các hộ cho thấy quy mô diện tích các hộ sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp từ 0,5 - 1,43 ha/hộ, đất lâm nghiệp từ 0,7 - 3,5 ha/hộ. Diện tích đất nông lâm nghiệp của các hộ chủ yếu dùng để canh tác lúa nước, cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và trồng rừng.
3.2.3.3. Mức đầu tư cho sản xuất và sử dụng lao động của các hộ gia đình
Thực tế điều tra phỏng vấn nông hộ, tôi thấy 70% các hộ đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng (vùng đồi núi cao các hộ gần như không bón phân và thuốc bảo vệ thực vật). Mức đầu tư phân đạm cho 1 ha từ 90 - 120 kg, phân lân từ 130 - 150 kg/ha, phân kali từ 60 - 100 kg/ha và phân hữu cơ từ 5 - 7 tấn/ha. Qua điều tra tình hình sử dụng giống lúa trong sản suất có trên 80% số hộ sử dụng giống lúa Q5, Khang Dân, giống lúa lai, giống lúa thuần, còn lại 6,7% số hộ sử dụng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 giống lúa địa phương. Ngoài ra có hơn 80% số hộ sử dụng giống ngô lai và giống ngô nếp. Ngoài đầu tư giống lúa và giống ngô lai người dân còn đầu tư các giống cây khác như lạc, đậu tương và rau các loại...
Đa số các hộ được hỏi đều cho biết họ chỉ sử dụng lao động tự có trong gia đình. Vào thời kỳ nông nhàn các hộ sử dụng lao động vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, hoặc đi rừng. Hiện nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn chưa thực sự phát triển ở huyện Hàm Yên nên hầu hết các hộ đều tận dụng hết lao động trong nhà để sản xuất nông nghiệp.
Qua tổng số 120 hộ điều tra có 65% số hộ có dự định sẽ đầu tư, trong đó
đầu tư cho phát triển nông nghiệp chiếm 50%, lâm nghiệp chiếm 10%, các ngành khác chiếm 5%.
3.2.3.4. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và trồng rừng huyện Hàm Yên
Do những lợi thế về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người... nên Hàm Yên đã là một trong những địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp ở trình độ cao của tỉnh Tuyên Quang. Sự phát triển không chỉ dừng ở năng suất các cây truyền thống như lúa, các loại cây màu mà còn ở sự
nhanh nhạy trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai. Trong huyện có những xã điển hình với các mô hình canh tác đạt giá trị
kinh tế cao như: Phù Lưu, Yên Thuận, Minh Khương, Yên Lâm... trong đó mỗi
địa phương đều có những thế mạnh riêng với các loại hình sử dụng đất đã được
ứng dụng nhiều năm. Qua điều tra các nông hộ trên toàn huyện, tôi tổng hợp
được tất cả có 9 loại hình sử dụng đất chủ yếu và có hiệu quả với tổng số 18 kiểu sử dụng đang được áp dụng tại địa phương.
Kết quả nghiên cứu về hiện trạng sử dụng đất cho thấy đây là vùng rất đa dạng về cây trồng, sựđa dạng phụ thuộc vào loại đất và điều kiện sinh thái. Dưới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Bảng 3.8. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện
Đơn vị tính: ha
Loại hình sử dụng đất chính Kiểu sử dụng đất Tổng diện tích
toàn huyện Đất trồng cây hàng năm I. Đất chuyên lúa Tổng cộng 930,40 - 2 vụ lúa (LM-LX) 847,87 - 1 vụ lúa (LM) 82,53