Sử dụng đất nông nghiệp trên thế giớ

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 30)

Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp trở nên khó khăn. Không chỉ đối mặt với sự giảm sút về diện tích, cả thế

cũng đang lo ngại trước sự suy giảm chất lượng đất trồng. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Sự gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tạo ra nguy cơ ô nhiễm đất nông nghiệp. Thuốc hóa học trừ sâu, phân bón hóa học trên thế giới ngày càng được sử dụng nhiều. Thuốc bảo vệ thực vật gây hại nghiêm trọng cho môi trường và sức khỏe con người. Theo ước lượng của tổ chức WHO, mỗi năm có 3% lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm thuốc độc trừ sâu.

Hiện tượng mất rừng cũng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng đất nông nghiệp. Toàn thế giới có khoảng 3,8 tỷ ha rừng. Hàng năm mất đi khoảng 15 triệu ha. Tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2%/năm. Diện tích rừng bị mất nhiều nhất ở vùng Châu Mỹ - La tinh và Châu Á. Tại Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha rừng, tại Ấn Độ con số này là 1,5 triệu ha. Tại các nước như Campuchia và Lào, nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng vốn phong phú. (Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002)

Hoang mạc hóa hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Hoang mạc hóa là quá trình tự nhiên và xã hội. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khô hạn và bán khô hạn đang

đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa. Hàng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc hóa, mất khả năng canh tác do những hoạt động của con người.

Xói mòn, rửa trôi cũng là một nguyên nhân khác gây suy thoái đất. Mỗi năm rửa trôi, xói mòn chiếm khoảng 15% nguyên nhân thoái hóa đất. Trung bình

đất đai trên thế giới bị xói mòn 1,8 - 3,4 tấn/ha/năm. Tổng dinh dưỡng bị rửa trôi, xói mòn hàng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn, tương đương với khả năng sản sinh 30 - 50 triệu tấn lương thực. Xói mòn đất dẫn đến hậu quả là giảm năng suất đất, tạo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 ra nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại nguồn tài nguyên, làm mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và nhiều nguy cơ khác. (Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002)

Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn đến sự hình thành các siêu đô thị, hiện nay trên thế giới có khoảng 20 siêu đô thị với dân số trên 10 triệu người. Sự hình thành đô thị gây khó khăn cho giao thông vận tải, nhà ở, nguyên vật liệu, xử lý chất thải và cũng làm giảm bớt diện tích đất nông nghiệp. (Trung tâm thông tin khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2002)

Bước vào thế kỷ 21, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái, nông nghiệp - một ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản nuôi sống con người phải đối mặt với nhiều khó khăn. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đó gây sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng nông sản và khả năng đảm bảo an ninh lương thực. Thực tế cho thấy, khi đất nông nghiệp bị thoái hóa thì cuộc sống của con người bịđe dọa. Theo FAO, tình trạng thoái hóa đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe dọa tới tình hình an ninh lương thực đối với khoảng 1/4 dân số thế giới. Năng suất cây trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự trữ thấp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng tăng và thiên tai ngày càng nhiều đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói của hàng triệu người ở các nước đang phát triển.

Bên cạnh hiện tượng thu hẹp về diện tích đất nông nghiệp do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do sa mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, mất rừng, việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ làm tình trạng sản xuất nông nghiệp rơi vào tình trạng trầm trọng hơn trong vòng luẩn quẩn: suy thoái đất - mất đa dạng sinh học - biến đổi khí hậu - hiệu quả sử dụng đất thấp - tăng cường khai thác đất - suy thoái đất. Cùng với mức tăng dân số và sự gia tăng hàng loạt nhu cầu của con người về các sản phẩm nông nghiệp thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững đã đem lại nhiều thất bại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Trước tình hình đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đểđáp

ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp được nghiên cứu, áp dụng dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước

Đông Nam Á như: phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia,... Bằng những phương pháp đó, các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quảđối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từđó có thể bố trí lại cơ

cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Các nước Châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về

giống, phân bón, các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử

dụng đất nông nghiệp. Một mặt phát triển công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự

phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường.

Tóm lại, đất nông nghiệp trên thế giới đã còn không nhiều so với tổng diện tích tự nhiên, lại còn bị sử dụng kém hiệu quả và kém bền vững dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho hiện tại và tương lai. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới, tôi nhận thấy rằng tăng cường quản lý và sử dụng đất theo hướng nâng cao hiệu quả là một việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)