Điều kiện kinh tế xã hội huyện Hàm Yên

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 53)

9 trên Đấ đ tá sét và đỏ vàng đá biến chất

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Hàm Yên

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Huyện Hàm Yên là một huyện miền núi nên nền kinh tế huyện đặt trọng

tâm phát triển vào nông lâm nghiệp, đồng thời cũng từng bước hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống. Những năm qua thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, kinh tế tỉnh Tuyên Quang, huyện Hàm Yên nói riêng đã có bước phát triển rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 - 2013 đạt 10,82%/năm, năm 2013 là 11,85%/năm.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Dân số trung bình Người 108.218 109.339 109.846 110.358 111.054

2 Tỷ lệ phát triển dân số % 1,36 1,04 0,46 0,47 1,05

3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế % 10,20 10,28 10,52 11,23 11,85

4 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

+ Nông lâm nghiệp % 55,58 54,03 53,62 49,88 43,46

+ Công nghiệp và TTCN % 22,35 24,14 24,55 25,60 28,44 + Thương mại, dịch vụ % 22,07 21,83 21,83 24,52 28,10 5 Tổng giá trị (giá hiện hành) Tỷ. đ 689,384 718,769 800,840 940,511 1.127,050 6 Thu nhập bình quân/ năm Tr.đ/ng/năm 6,37 6,57 7,29 8,58 10,89 7 Tổng SLLT quy thóc Tấn 49.729 49.972 50.922 51.696 51.769 8 Bình quân LT đầu người Kg/năm 459,52 457,03 463,58 468,44 466,16 9 Số hộ nghèo Hộ 6.678 5.883 5.474 5.139 13.347 10 Tỷ lệ hộ nghèo % 29,84 24,83 21,11 19,01 19,05 11 Tỷ lệ che phủ rừng % 55,20 55,20 56,80 60,03 62,80 12 Tỷ lệ hộ dùng nước sạch % 85,50 89,70 92,20 95,30 97,50 13 Tỷ lệ học sinh đến trường % 86,50 89,00 92,70 96,80 100,00

(Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Hàm Yên)

Năm 2013 kinh tế của huyện tiếp tục duy trì tốc độ phát triển, kết quả đạt khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 1.127,05 tỷ đồng.

Trong huyện vẫn còn một số xã còn nghèo nên thu nhập bình quân trên người của huyện ở mức thấp so với trung bình của cả tỉnh. Trong thời gian tới huyện Hàm Yên vẫn cần có những chính sách và biện pháp đẩy nhanh kinh tế phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40

triển, khuyến kích đầu tư, tạo việc làm và tăng thu nhập đồng đều cho nhân dân

trong huyện.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của huyện, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm.

Năm 2009, nhóm ngành nông lâm nghiệp chiếm 55,58%, nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 22,35%, nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 22,07%.

Năm 2013, nhóm ngành nông lâm nghiệp chiếm 43,46%, nhóm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 28,44%, nhóm ngành thương mại - dịch vụ chiếm 28,10%.

Trong giai đoạn tới với sựđầu tư của Chính phủ và của UBND tỉnh Tuyên Quang, cùng sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn huyện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ

trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.

3.1.2.2. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Hàm Yên là một huyện miền núi nên sản xuất nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2009 đạt 250,794 tỷ đồng, năm 2013 đạt 677,143 tỷđồng. Sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú, đã chú trọng phát triển các vùng sản xuất chuyên canh chè, mía, cam và một số cây, con đặc sản khác, góp phần tăng sản lượng hàng hóa và thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản qua các năm

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Tổng giá trị sản xuất Triệu đồng/năm 250794,00 300952,80 391238,64 547734,10 677143,00

1.1 Nông nghiệp Triệu đồng/năm 171669,00 206002,80 267803,64 374925,10 489768,00

1.2 Lâm nghiệp Triệu đồng/năm 76450,00 91740,00 119262,00 166966,80 179350,00

1.3 Nuôi trồng thủy sản Triệu đồng/năm 2675,00 3210,00 4173,00 5842,20 8025,00

2 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

2.1 Nông nghiệp % 64,91 57,892 52,0517 40,6758 33,57

2.2 Lâm nghiệp % 13,18 15,816 20,5608 30,8412 36,63

2.3 Nuôi trồng thủy sản % 21,91 26,292 27,3875 28,483 29,8

(Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Hàm Yên) * Sản xuất nông nghiệp

Trong giai đoạn vừa qua, khu vực nông nghiệp và nông thôn có những chuyển biến rõ rệt. Nền nông nghiệp của huyện tăng trưởng khá nhưng thiếu tính

ổn định và bền vững, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hoá ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá. Kết quả sản xuất nông nghiệp tăng là do áp dụng các biện pháp thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

- Trồng trọt:

+ Diện tích đất trồng lúa năm 2013 là 7.034,90 ha, tổng sản lượng lúa năm 2013 đạt 40.854,17 tấn.

+ Diện tích đất trồng đậu tương năm 2013 là 238,60 ha, sản lượng đạt 386,53 tấn.

+ Diện tích đất trồng ngô năm 2013 là 2.222,00 ha, năng suất bình quân là 47,90 tạ/ha, sản lượng thu được 10.643,38 tấn.

+ Diện tích đất trồng lạc năm 2013 là 400,00 ha, năng suất đạt 18,00 tạ/ha, sản lượng 720,00 tấn.

+ Trước đây diện tích đất trồng cam của huyện là 1.488,7 ha, chủ yếu là các vườn cam nhỏ lẻ, phân tán chưa hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất mang tính tự phát. Từ năm 2009 trở lại đây cam sành phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Diện tích đất trồng cây cam năm 2013 là 2326,70 ha, sản lượng đạt 19.172,01

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

tấn. Tổng giá trị sản xuất cây cam đạt 103,67 tỷ đồng, chiếm 19,70% cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

+ Tổng diện tích chè của huyện có 1.828,30 ha. Diện tích chè của huyện tập trung tại 8 xã phía Nam: (Tân Thành, Bình Xa, TT Tân Yên, Thành Long, Thái Hòa, Đức Ninh, Hùng Đức). Hiện nay trên đại bàn huyện có trên 1.400 ha chè giống cũ/1.828,30 ha chè tổng số. Trên địa bàn huyện có 4 cơ sở chế biến chè với năng lực chế biến 100 tấn chè tươi/1 ngày. Toàn huyện doanh thu từ chè đạt trên 63 tỷ đồng.

+ Năm 2013 huyện bắt đầu rà soát, được tỉnh duyệt quy hoạch vùng nguyên liệu mía của huyện là 1.288 ha và phát triển diện tích mía trên 11 xã. Tổng diện tích trồng mía năm 2013 của huyện là 400,00 ha, sản lượng đạt 23.200,0 tấn.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn huyện

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Lúa xuân 1.1 Năng suất Tạ/ha 52,10 56,10 55,80 57,50 58,50 1.2 Sản lượng Tấn 17036,00 18216,00 18329,00 18874,00 19217,00 2 Lúa mùa 2.1 Năng suất Tạ/ha 58,00 58,50 56,10 58,00 57,70 2.2 Sản lượng Tấn 21763,00 21220,00 21027,00 21750,00 21638,00 3 Cây Ngô 3.1 Năng suất Tạ/ha 45,1 47 44,8 43,3 47,9 3.2 Sản lượng Tấn 10949 10528 11557 11003 10643 4 Sản lượng rau Tấn 5949,6 6247,08 6621,9048 7284,09528 7502,61814

5 Sản lượng khoai lang Tấn 377,8 344,2 303,1 400 365,6

6 Sản lượng mía Tấn 6937,5 6664 4961 7928,8 23200 7 Sản lượng lạc Tấn 586,46 664,85 678,68 661,15 720 8 Sản lượng đậu tương Tấn 486,86 433,51 386,88 362,62 386,53 9 Sản lượng chè Tấn 968,8 873,6 712,7 12676 12981 10 Sản lượng cam Tấn 18476 18618 13282 18572 19172 11 Squản lả khác ượng cây ăn Tấn 2589 2718,45 2854,3725 2940,00368 2998,80375

(Nguồn số liệu: Phòng thống kê huyện Hàm Yên) - Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi tiếp tục được duy trì, đến năm 2013, đàn trâu của huyện là 20.060 con; đàn bò 5173 con; đàn lợn 79.281 con; đàn gia cầm 635.591 con.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Bảng 3.5. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi huyện Hàm Yên TT Chỉ tiêu ĐVT N2009 ăm 2010 Năm N2011 ăm N2012 ăm N2013 ăm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)