Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 62)

3 Tổng đàn lợn Con 6404 70880 80408 80741 79281 4 Tổng đàn gia cầm Con 552200 579600 617000 652608 6

3.2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp

3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện là 82.955,01 ha, chiếm 92,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích phân bốở các vùng như sau:

- Vùng 1: có 21.308,92 ha, chiếm 23,66% tổng điện tích tự nhiên. - Vùng 2: có 35.380,76 ha, chiếm 39,29% tổng diện tích tự nhiên. - Vùng 3: có 26.265,33 ha, chiếm 29,17% tổng diện tích tự nhiên. Cụ thể như sau:

- Đất lúa nước là 3.821,44 ha, chiếm 4,24% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó:

+ Đất chuyên trồng lúa nước (gieo trồng được ổn định 2 vụ/năm) phân bố

chủ yếu ở các xã thuộc vùng 2, vùng 3 như: Phù Lưu, Minh Hương, Tân Thành,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 + Đất trồng lúa nước còn lại (gieo trồng được 01 vụ/năm) phân bố chủ yếu

ở các xã thuộc vùng 3 như: Thái Sơn, Thái Hòa và Đức Ninh.

- Đất trồng cây lâu năm là 10.682,63 ha, chiếm 11,86% tổng diện tích đất

tự nhiên của huyện. Phân bố chủ yếu ở các xã như: Yên Lâm, Yên Thuận, Minh Dân, Minh Khương và Phù Lưu. Với các loại cây trồng chính là cây ăn quả như: nhãn, vải, cam, quýt,...

- Đất rừng phòng hộ là 11.556,98 ha, chiếm 12,83% tổng diện tích tự

nhiên của huyện.

- Đất rừng đặc dụng là 6.169,91 ha, chiếm 6,85% tổng diện tích tự nhiên

của huyện.

- Đất rừng sản xuất là 46.947,39 ha, chiếm 52,13% tổng diện tích tự nhiên

của huyện. Diện tích rừng trồng chủ yếu là luồng, keo, mỡ, thông và cây bản địa. Diện tích trồng rừng sản xuất hiện nay dùng làm nguyên liệu giấy, ngoài ra còn phục vụ xây dựng và làm chất đốt cho nhân dân.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản 438,75 ha, chiếm 0,49% tổng diện tích đất tự

nhiên của huyện. Diện tích đất cho mục đích này phân bố phần lớn ở các xã thuộc vùng 2, vùng phía 3 (có nhiều diện tích tương đối bằng phẳng, thuận lợi về

nguồn nước).

- Các loại đất nông nghiệp còn lại (gồm đất trồng cây hàng năm còn lại và

đất nông nghiệp khác) là 3.337,91 ha, chiếm 3,71% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: Phân bố chủ yếu ở các xã như: Thái Hòa, Phù Lưu, Tân Thành, Bình Xa và thị trấn Tân Yên. Đây là những diện tích

đất canh tác trên đất dốc, cây trồng chủ yếu là sắn, ngô và các loại hoa mầu khác,

độ che phủ rất thấp trong điều kiện mưa lớn, quá trình xói mòn xảy ra nghiêm trọng làm cho lớp đất mặt bị bào mòn, kéo theo mất dinh dưỡng, rửa trôi cation trao đổi đất rất chua. Những loại hình sử dụng đất này được coi là không bền vững về lâu dài cần phải chuyển dịch sang cây lâu năm, hoặc kết hợp trồng cây lâm nghiệp theo tỷ lệ hợp lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 + Đất nông nghiệp khác: Diện tích đất cho mục đích này chỉ có ở các xã như: Đức Ninh, Tân Thành và thị trấn Tân Yên.

Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013

STT Chỉ tiêu Diện tích hiện

trạng (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 82.955,01 92,12 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa LUA 3.821,44 4,24

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên) LUC 3.136,95 3,48

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 10.682,63 11,86 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 11.556,98 12,83 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 6.169,91 6,85 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 46.947,39 52,13 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 438,75 0,49 1.7 Các loại đất nông nghiệp còn lại 3.337,91 3,71

(Nguồn số liệu: Phòng TN&MT huyện Hàm Yên)

Nhìn chung diện tích đất nông nghiệp của huyện đang được khai thác khá tích cực, đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và khai thác lâm sản, tăng nhanh nguồn nông sản phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trong những năm gần đây do nhiều biến động của thị trường giá sản phẩm, trên địa bàn huyện việc chuyển

đổi các loại hình sản xuất diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là đất trồng cây ăn quả, đất trồng mía sang trồng màu. Tuy nhiên, việc chuyển đổi chưa được quản lý và tổ

chức hợp lý, nhiều nơi vẫn mang tính tự phát. Điều này gây ra tình trạng lộn xộn trong quá trình quản lý đất đai, làm suy thoái nguồn tài nguyên đất. Trong thời gian tới cần chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, cũng như khả năng tái tạo của

đất đai trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo cho hướng phát triển của một nền nông nghiệp bền vững.

3.2.2.2. Biến động sử dụng đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp trong 5 năm qua tăng nhiều, trong đó chủ yếu là tăng diện tích trồng rừng sản xuất. Do huyện đã khuyến khích người dân trong

vùng tích cực trồng rừng sản xuất, khai hoang đất đồi núi chưa sử dụng đưa vào sử dụng mang lại hiệu quả cao hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện năm 2013 là 82.955,01 ha, tăng 4.857,77 ha so với năm 2009. Trong đó:

a. Đất trồng lúa:

Diện tích đất năm 2013 là 3.821,44 ha, thực tăng 14,98 ha so với năm 2009. Trong đó:

+ Tăng 44,09 ha, diện tích tăng từ đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm và phát triển hạ tầng chuyển sang trồng lúa nước.

+ Giảm 29,11 ha là do chuyển sang các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp khác.

b. Đất trồng cây lâu năm:

Thực tăng 5.158,61 ha so với năm 2009. Trong đó:

+ Tăng 6.071,54 ha do chuyển các loại đất khác sang trồng cây lâu năm nhưđất trồng rừng sản xuất và các loại đất phi nông nghiệp.

+ Giảm 912,93 ha so với năm 2009 do chuyển sang các mục đích khác nhưđất trồng cây hàng năm, đất rừng và đất phát triển hạ tầng...

c. Đất rừng phòng hộ:

Thực giảm 27.136,77 ha so với năm 2009. Trong đó:

+ Giảm 27.386,92 ha chủ yếu do chuyển mục đích dử dụng sang đất rừng

sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất trồng cây lâu năm và một phần chuyển sang đất

phi nông nghiệp.

+ Tăng 250,15 ha do người dân trồng rừng trên diện tích đất chưa sử dụng và chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang rừng phòng hộ nhằm bảo vệ đất, bảo vệ nước và môi trường sinh thái.

d. Đất rừng đặc dụng:

Tăng 6.169,91 ha so với năm 2009 do chuyển mục đích sử dụng sang đất rừng phòng hộ sang rừng đặc dụng.

e. Đất rừng sản xuất:

Tăng 19.387,49 ha so với năm 2009, nguyên nhân chính là do những chính sách khuyến khích người dân trồng rừng trên diện tích đất chưa sử dụng và đồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

thời chuyển 1 phần diện tích đất rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, vừa bảo vệđất, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa tăng thu nhập cho nhân dân.

f. Đất nuôi trồng thủy sản:

Tăng 33,45 ha so với năm 2009 do người dân đã tận dụng và khai thác triệt để diện tích đất có khả năng nuôi trồng thuỷ sản để tăng thêm nguồn thực phẩm cho đời sống.

g. Các loại đất nông nghiệp còn lại:

Thực tăng 1.230,10 ha so với năm 2009. Trong đó:

+ Tăng 1.275,19 ha, diện tích tăng từ đất trồng cây lâu năm và đất chưa sử

dụng chuyển sang trồng cây hàng năm còn lại.

+ Giảm 45,09 ha là do chuyển sang các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp khác. Bảng 3.7. Bảng biến động diện tích đất nông nghiệp 2009 - 2013 S TT Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2013 Hiện tr2009 ạng năm Biến động 2013/2009 Diện tích

(ha) Cơ(%) cấu Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Diệ(ha) n tích Cơ(%) cấu 1 Đất nông nghiệp NNP 82955,01 92,12 78097,24 86,69 4857,77 5,43 1.1 Đất trồng lúa LUA 3821,44 4,24 3806,46 4,23 14,98 0,02 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 10682,63 11,86 5524,02 6,13 5158,61 5,73 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 11556,98 12,83 38693,75 42,95 -27136,77 -30,12 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 6169,91 6,85 6169,91 6,85 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 46947,39 52,13 27559,90 30,59 19387,49 21,54 1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 438,75 0,49 405,30 0,45 33,45 0,04 1.7 Các loại đất nông nghiệp còn lại 3337,91 3,71 2107,81 2,34 1230,10 1,37

(Nguồn số liệu: Phòng TN&MT huyện Hàm Yên)

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)