Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 90 - 91)

IV. Đất trồng cây CNHN Mía 610 121,31 77,32 B

3.4.3.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm

b. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm và trồng rừng ở vùng 3:

3.4.3.Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm

* Đối với đất nông nghiệp:

Về cây lương thực, triển khai mô hình giống lúa truyền thống có giá trị

kinh tế cao, ít sâu bệnh phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở các xã Phù Lưu, Minh Dân, Bình Xa, Minh Hương để từ đó nhân rộng ra toàn huyện, xây dựng thương hiệu gạo Minh Hương, Phù Lưu. áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao diện tích gieo trồng bằng cách trồng cây vụ 3 (đồng thời làm tăng hệ số

sử dụng đất), đảm bảo lương thực đầu người đạt 489 kg/người/năm vào năm 2015 và đạt 550 kg/người/năm vào năm 2020.

Về cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển hợp lý diện tích cây cam ở các xã Phù Lưu, Minh Dân, Minh Khương, Bạch Xa, Yên Lâm, Yên Phú, Yên Thuận. Cây chè ở các xã Thái Hòa, Đức Ninh, Hùng Đức, Thái Sơn, Tân Thành. Tiến tới xây dựng và khẳng định thương hiệu cam Hàm Yên.

Về chăn nuôi, phát triển đàn trâu tập trung chủ yếu ở các xã phía bắc của huyện như Yên Lâm, Yên Phú, Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu; Phát triển đàn bò ở phía Nam của huyện ở các xã Hùng Đức, Đức Ninh, Thái Hòa, Thái Sơn, Thành Long, thị trấn Tân Yên, Tân Thành, Bình Xa; Phát triển đàn gia cầm trong hộ gia đình phù hợp với điều kiện và diện tích nuôi tập trung ở các xã Minh Hương, Tân Thành, Phù Lưu, Minh Dân, Minh Khương.

* Đối với đất lâm nghiệp:

Hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh từ nghề rừng. Tổ chức hướng dẫn cho các chủ rừng kinh doanh có hiệu quả để người trồng rừng có thu nhập ổn định, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.

Quy hoạch một số vùng rừng sản xuất tập trung không thuộc các khu vực phòng hộđầu nguồn xung yếu và phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp chế biến trên địa bàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81 Xây dựng cụ thể các vùng rừng nguyên liệu phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến lâm sản (như nguyên liệu giấy, nguyên liệu gỗ ván dăm, ván nhân tạo và gỗ xây dựng cơ bản...)

Đầu tư phát triển 3 khu vực rừng sản xuất tập trung lớn (gắn với các cơ sở

chế biến) là những khu vực có tiềm năng đất đai lớn và điều kiện giao thông thủy, bộ tương đối thuận tiện... Hỗ trợđầu tư trồng mới, kết hợp với khoanh nuôi tái sinh tự nhiên ở các khu vực thuận lợi.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tự nhiên và trồng mới rừng, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ che phủ rừng đạt 64,3% và đến năm 2020 đạt khoảng 65 - 66%.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 90 - 91)