Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghệp đểđáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từđó sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của vùng. Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp trên thế giới cũng đã
đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những kiểu sử dụng đất mới, giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Theo công trình nghiên cứu của hai tác giả Lin Kuo Ching and Chiu Hao Ling (1998) - Trung Quốc đã điều tra và áp dụng phương pháp phân tích thống kê trong đánh giá về hiệu quả thực thi chính sách nông nghiệp đã chỉ ra rằng: ngoài chính sách về quyền sử dụng đất, lao động cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thật vậy, cơ hội việc làm ởđô thị cho người đàn ông trong độ tuổi lao động khá lớn tại các khu vực ven biển, để
lại lực lượng lao động ở các nông hộ chủ yếu là phụ nữ và người già. 80% những người đàn ông trẻ ở quanh thành phố Pinghu và 20% ở Kinh Châu đã làm việc trong các khu công nghiệp ở các thành phố gần đó. Nếu không có quyền cư trú ở đô thị, các nông hộ phải gắn bó với đất, nhưng kể từ khi nguồn thu nhập chính của họ là phi nông nghiệp, họ ít có động cơ để sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp. Tiền lương từ công ăn việc làm ởđô thị cao hơn nhiều so với thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp nên nông dân ít đầu tưđể duy trì và nâng cao năng suất đất bằng cách áp dụng phân bón hữu cơ hoặc bảo trì hệ thống thủy lợi. Hơn nữa, cũng vì còn lại ít thời gian và sức lực cho lao động nông nghiệp, một diện tích
đất nông nghiệp không nhỏđang bị bỏ hoang. (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013)
Theo báo cáo của Monterey County (199) - Mỹ được đăng trên Land Watch, Tiểu bang California (Mỹ) cho biết, trong khi đô thị hóa thường được coi là một hiện tượng mang tính chất nhân khẩu học hay kinh tế - xã hội thì chính quá trình này cũng để lại những hậu quả lớn về sinh thái. Là kết quả của quá trình này,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
đất nông nghiệp đang bị suy thoái: hơn một nửa các chất dinh dưỡng tự nhiên và chất hữu cơ từ phần lớn diện tích đất nông nghiệp của California - một tiểu bang thường được nhắc đến với những đồng cỏ bao la, đã bị mất trong một thế kỷ của cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cho xuất khẩu. Người dân California đang buộc phải thay thế những tài nguyên không tái tạo bởi những thứ nhân tạo. Trong nền kinh tế thị trường, đất nông nghiệp đang phải chịu sức ép về khả năng cạnh tranh với các mục đích khác. Vì vậy, một diện tích đất nông nghiệp tốt nhất thế giới bây giờ trở thành những nơi có thể kiếm tìm được lợi nhuận kinh tế cao như các bãi đỗ
xe và trung tâm mua sắm rực rỡ sắc màu xung quanh vùng ngoại ô của của các thành phốở khắp các mọi nơi. Sản xuất lương thực toàn cầu dường như bị trì hoãn ngay cả khi nhu cầu và giá cả lương thực tăng với tốc độ chưa từng có trong giai
đoạn gần đây. Mặc dù nhu cầu tăng cao, nhưng diện tích sản xuất ngũ cốc bình quân đầu người đã thực sự bị suy giảm kể từ giữa những năm 1980. Thực tế cho thấy diện tích đất bị suy thoái nghiêm trọng và mất khả năng sản xuất đã lên đến con số 86 triệu ha. (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013)
Theo nghiên cứu của tổ chức FAO (2010): Bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công bố nghiên cứu hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong 3 thập kỷ tới, mức tăng sản xuất sẽ không nhỏ hơn về con số tuyệt đối so với 3 thập kỷđã qua, mặc dù tốc
độ tăng trưởng đã thấp hơn đáng kể. Triển vọng gia tăng sản lượng lương thực bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng nhiều hơn nữa các rủi ro bởi vì các nước này, thông thường mục tiêu an ninh lương thực, việc làm, thu nhập từ
xuất khẩu thường được ưu tiên hơn so với vấn đề bảo tồn bền vững và môi trường.
Điều này có ý là áp lực sẽ dồn vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩm, người dân tìm cách để thu được nhiều lương thực thực phẩm hơn từ đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất được đưa vào đất trồng để
nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người, tình trạng đó đã tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường. (Bùi Nữ Hoàng Anh, 2013)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26