Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 38)

Đã có nhiều nghiên cứu về đất đai và sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện, nhiều công trình đã được công bố. Trong những năm 80 của thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và công bố nhiều loại tài liệu khác nhau về đặc điểm tính chất đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của nhiều vùng trên toàn quốc. Vềđánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, có một số công trình nghiên cứu điển hình sau:

Theo nghiên cứu của ông Đoàn Công Qùy: Đã sử dụng hệ thống chỉ tiêu như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, giá trị sản xuất/lao động, giá trị gia tăng/lao động để ”Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở các xã vùng đồng bằng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây”. (Đoàn Công Qùy, 2006)

Theo nghiên cứu của ông Trương Văn Tuấn: Sử dụng phương pháp đánh giá nông nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) và các phương pháp xác

định lượng đất bị xói mòn, rửa trôi để đánh giá hiệu quả của một số biện pháp canh tác trên đất dốc của các cộng đồng địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk. Tác giả tiến hành nghiên cứu, đánh giá các biện pháp canh tác trên đất dốc đang được sử dụng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp bảo vệ, phục hồi đất dốc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đất nông nghiệp trên đất dốc tại địa bàn. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đã xác định được biện pháp xen canh cho hiệu quả cao nhất (cả

hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường). Kết quả bố trí thí nghiệm cho thấy LUT điều xen sắn có hiệu quả cao hơn các LUT khác trong hạn chế xói mòn, rửa trôi. (Trương Văn Tuấn, 2007)

Theo nghiên cứu của hai ông Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Châu:

Đã sử dụng một số chỉ tiêu như diện tích, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng ruộng đất để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình quản lý đất đai của địa phương ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả sử dụng đất cao hơn thể hiện ở diện tích, năng suất của hầu hết các cây trồng gia tăng đặc biệt là lúa, ngô và các cây trồng hàng hóa như rau, sắn. Hệ số sử dụng ruộng đất đều tăng nhanh. (Nguyễn Văn Toàn và Nguyễn Ngọc Châu, 2008)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Theo nghiên cứu của ông Phạm Văn Dư: Tác giảđã đi sâu vào nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng

đồng bằng Sông Hồng. Theo kết quả nghiên cứu tính đến năm 2006, đồng bằng Sông Hồng có diện tích xấp xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn ha, bằng 57% tổng diện tích. Tuy nhiên trong những năm qua, do các thửa ruộng manh mún, cách làm ăn cá thể, nhỏ lẻđã đẩy chi phí sản xuất lên rất cao, thậm chí bằng với giá bán. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,2 ha đất nông nghiệp với từ 3 - 7 mảnh. Một trong những nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của các hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hóa đồng bộ, không áp dụng được nhiều khoa học kỹ thuật, giảm chi phí. Để khắc phục tình trạng này, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điền đổi thửa, chuyển

đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất. Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ

thửa, cùng canh tác, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng. (Phạm Văn Dư, 2009)

Theo nghiên cứu của ông Nguyễn Khắc Quỳnh: Tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan với hàm sản xuất và một số công cụ của PRA để phân tích các yếu tốảnh hưởng tới năng suất lúa lai thương phẩm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả 2 vụ sản xuất và các tỉnh nghiên cứu, với năng suất, giá bán hiện tại, sản xuất lúa lai thương phẩm tại các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng

đã có hiệu quả kinh tế. Để hòa vốn nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng chỉ cần

đạt năng suất lúa lai ở vụ Xuân là 51,65 tạ/ha, vụ mùa là 43,82 tạ/ha và giá bán là 148,05 ngàn đồng/tạ ở vụ xuân và 159,75 ngàn đồng/tạ ở vụ mùa. Nếu giá bán thóc tăng và tăng nhanh hơn giá vật tư nông nghiệp, chắc chắn các hộ sản xuất lúa lai thương phẩm vẫn có lãi. (Nguyễn Khắc Quỳnh, 2010)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá hiệu quả

sử dụng đất của đất sản xuất nông nghiệp và trồng rừng sản xuất

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Hàm Yên - Tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu sâu tại một số xã đại diện.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 36 - 38)