Sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 34)

Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tếđó được thể hiện qua những khía cạnh sau:

Việc đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao. Thể hiện ở tỷ lệđất thủy lợi hóa, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa 4 tấn/ha, ngô 5,5 tấn/ha và cà phê đạt 7 tạ nhân/ha còn ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Việt Nam là 2,1 tấn nhân/ha. Đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn ở mức thấp. (Nguyễn Đình Bồng, 2005)

Mặt khác, chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự

báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất. Hơn nữa trách nghiệm của từng cấp quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.

Đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ởđịa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều ”bờ xôi, ruộng mật” đã bị các khu công nghiệp chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các khu công nghiệp chỉ lấp đầy 46% gây lãng phí và nhiều bức xúc trong nhân dân.

Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi

đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với đất nông nghiệp.

Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 Bên cạnh đó, việc phát triển các khu đô thị mới ở một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẽ giữa các khu đô thị bị bỏ

hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn nhưở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật đất đai quy định mỗi xã chỉđể lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện vẫn còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹđất này quá tỷ lệ cho phép. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010)

Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị

nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khai thác mà quỹđất phần lớn lại là lấy từđất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu, nhất là các tỉnh Trung du - miền núi phía Bắc. Quỹđất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo,... chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010)

Vì thế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam. Trong những năm qua các nhà khoa học nước ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật và kinh tế nhiều công trình nghiên cứu cấp quốc gia

đã được tiến hành, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung và ngày càng phát huy hiệu quả các vấn đề như: Lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Năm 1960, GS. Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa ra cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụđông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng.

Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái và hệ thống cây trồng vùng

đồng bằng Sông Hồng do GS. VS Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng

đồng bằng Sông Cửu Long do GS. VS Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Chương trình đồng trũng (1985 - 1987) do Ủy ban kế hoạch Nhà nước chủ

trì. Chương trình bản đồ canh tác (1988 - 1990) do Ủy ban khoa học Nhà nước chủ trì đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống và phân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng Sông Hồng góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng ở các vùng sinh thái.

Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN - 01 (1991 - 1995) do Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như: vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng Sông Cửu Long,... nhằm đánh giá hiệu quả các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó.

Đồng thời, vấn đề luân canh tăng vụ, trồng gối, trồng xen nhằm sử dụng nguồn lực đất đai, khí hậu, bố trí hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng

đất cũng được nhiều tác giả đề cập. Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng của Vũ Năng Dũng - 1997 cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh 3 - 4 vụ/1 năm đạt hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở vùng ven đô, vùng tưới tiêu chủ động đã có những

điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế lớn đã được bố trí trong các công thức luân canh như cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp,...

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu mới chỉ giải quyết được phần nào những vấn đềđược đạt ra trong việc sử dụng đất đai hiện nay. Có những mô hình cho năng suất cây trồng cao, bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả kinh tế thấp, có mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao trước mắt, song chưa có gì đảm bảo cho việc khai thác lâu dài, ổn định, đặc biệt có nơi còn làm hủy hoại môi trường, phá hủy

đất. Vì vậy, cần có các công trình nghiên cứu ở từng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương để đưa ra các giải pháp thích hợp hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện hàm yên tỉnh tuyên quang (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)