Thay ñoåi aùp löïc haäu moân sau moå

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và kết quả của phẫu thuật khâu treo trong điều trị trĩ vòng (Trang 111 - 113)

Khâu treo trĩ nếu kĩ thuật không thích hợp có thể gây hẹp hậu môn hay nếu lấy nhiều vào cơ thắt trong có thể làm thương tổn cơ thắt trong sau mổ, do đó có thể làm thay đổi áp lực hậu môn.

Thông thường, đo áp lực hậu môn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để đánh giá chức năng cơ thắt hậu môn. Áp lực hậu môn khi nghỉ dùng để đánh giá cơ thắt trong, còn áp lực khi nhíu hậu môn dùng để đánh giá cơ thắt ngoài.

Áp lực hậu môn khi nghỉ chủ yếu do cơ thắt trong tạo ra (vận động không ý thức). Các nghiên cứu trước đây cho rằng áp lực hậu môn khi nghỉ được chi phối bởi cơ thắt trong 85% và 15% do cơ thắt ngoài. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy cơ thắt trong chỉ chi phối 55%, cơ thắt ngoài 30% và 15% do đám rối mạch máu trĩ hay các đệm hậu môn [22].

Trong nghiên cứu này, áp lực trung bình hậu môn khi nghỉ sau mổ tăng nhẹ so với trước mổ (62,81 ± 19,53 mmHg so với 59,16 ± 29,83 mmHg). Tuy nhiên sự khác biệt trong áp lực hậu môn khi nghỉ trước và sau mổ không có ý nghĩa thống kê và các đánh giá trên thăm khám lâm sàng, nội soi và siêu âm không cho thấy có biến chứng hẹp hậu môn hay trực tràng. Như vậy, sau khâu treo trĩ áp lực hậu môn khi nghỉ không thay đổi giúp bảo tồn được sự tự chủ của cơ thắt hậu môn sau phẫu thuật nhất là ở người cao tuổi.

Kết quả nghiên cứu của Võ Nguyên Trung [22] cho thấy áp lực hậu môn trung bình khi nghỉ sau cắt trĩ là 28,1 ± 4,83 mmHg, giảm đi so với trước mổ (61 ± 4,83 mmHg) (P < 0,001). 88% có áp lực hậu môn khi nghỉ sau mổ giảm, trong đó 58% giảm trên 2 lần so với trước mổ. Sự thay đổi này không liên quan đến số búi trĩ cắt (P = 0,32), phân độ trĩ (P = 0,85), phương pháp vô cảm (P = 0,44). Pescatori [116], cũng nhận xét sau cắt trĩ, áp lực hậu môn khi nghỉ sẽ giảm đi so với trước mổ. Điều này cho thấy cắt trĩ làm mất đi vai trò của các đệm hậu môn trong việc tăng cường sự tự chủ của cơ thắt hậu môn (15-20% áp lực hậu môn).

Đánh giá sự thay đổi của áp lực hậu môn khi nhíu trước và sau mổ cắt trĩ, Võ Nguyên Trung [22] nhận thấy áp lực hậu môn trung bình khi nhíu sau mổ là 80,94 ± 6,71 mmHg, giảm đi đáng kể so với trước mổ 102,66 ± 6,33 mmHg (P = 0,009). Như vậy, cắt trĩ làm giảm rõ ràng áp lực hậu môn khi nghỉ và cả khi nhíu hậu môn.

Trong nghiên cứu của tôi, dù áp lực hậu môn khi nhíu sau mổ có tăng lên chút ít so với trước mổ, sự thay đổi áp lực hậu môn khi nhíu trước và sau mổ khác nhau không có ý nghĩa thống kê (105,92 ± 38,05 mmHg so với 99,39 ± 37,66 mmHg, P = 0,094).

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và kết quả của phẫu thuật khâu treo trong điều trị trĩ vòng (Trang 111 - 113)