Hieäu quaû trieät maïch cuûa khaâu treo tró

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và kết quả của phẫu thuật khâu treo trong điều trị trĩ vòng (Trang 105 - 106)

Do hạn chế về phương tiện, máy siêu âm Doppler và đầu dò siêu âm rất đắt tiền lại dễ hỏng, nên tôi chỉ có thể kiểm tra kết quả triệt mạch của phẫu thuật khâu treo cho 32 trường hợp. Kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy khi sử dụng sóng siêu âm với độ sâu của sóng dò tìm < 7mm, kết quả triệt mạch sau khâu treo đạt tỉ lệ tối đa là 100%. Với độ sâu sóng từ 7-10mm, chỉ có 1 trường hợp trong tổng số 32 trường hợp, còn một nhánh động mạch cho dao động sóng đáng kể tại vị trí 5 giờ, kết quả kiểm tra triệt mạch với độ sâu sóng siêu âm như thế cũng đạt được rất cao 96,87%.

Điều này cho thấy hiệu quả triệt mạch của khâu treo rất tốt, mặc dù không có sự hướng dẫn của siêu âm. Trong các trường hợp được siêu âm Doppler trong hậu môn để kiểm tra, có 1 trường hợp vẫn còn một nhánh động mạch ở vị trí 5 giờ có dao động sóng trên màn hình. Nguyên nhân có thể là do nhánh động mạch xuyên thẳng, đến cấp máu cho đám rối tĩnh mạch trĩ mà không đi dưới niêm mạc như trong báo cáo của Felix Aigner [36]. Nguyễn Văn Hậu [3] cũng có nhận xét tương tự và báo cáo 2/30 trường hợp một búi trĩ được cấp máu bởi cả hai nhánh động mạch, một đi xuyên thẳng và một dưới niêm mạc trực tràng.

Các báo cáo về khâu triệt mạch trĩ cho thấy khả năng khâu triệt mạch các nhánh động mạch xuyên thẳng cung cấp máu cho đám rối trĩ là rất khó. Muốn vậy, mũi khâu phải lấy gần như toàn bộ thành trực tràng và phải khâu lên trên các búi trĩ. Kiểu khâu này dễ gây chảy máu, nhiễm trùng, và làm tăng tỉ lệ đau sau mổ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và kết quả của phẫu thuật khâu treo trong điều trị trĩ vòng (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)