Da thöøa quanh haäu moân vaø tró soùt sau moå

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và kết quả của phẫu thuật khâu treo trong điều trị trĩ vòng (Trang 114 - 116)

Phẫu thuật treo trĩ bằng máy bấm nhằm mục đích ngăn chặn cung cấp máu cho các búi trĩ từ các nhánh của động mạch trực tràng trên ngay phía trên gốc các búi trĩ, đồng thời cố định da và niêm mạc hậu môn sa ra ngoài vào trong lòng ống hậu môn trực tràng. Khi cắt một khoanh niêm mạc và dưới niêm mạc của ống hậu môn trực tràng cũng giúp kéo một phần các mẩu da thừa ở chung quanh hậu môn vào trong lòng ống hậu môn, làm giảm kích thước các mẩu da thừa với mục đích làm dễ chịu cho bệnh nhân [83], [96]. Nếu các mẩu da thừa vẫn còn sau mổ thì, theo nhận xét của Ho [83], hầu hết các mẩu da thừa sẽ teo nhỏ lại sau một thời gian và không gây khó chịu cho bệnh nhân.

Trong khâu treo trĩ Hussein [86] cũng nhận xét tương tự, trong tuần đầu tiên có 15% bệnh nhân còn da thừa sau mổ, sau một năm chỉ còn 2% bệnh nhân tồn tại những mẩu da thừa này. Tác giả đề nghị vị trí khâu triệt mạch và khâu treo trĩ trong khoảng từ 1,5-2 cm trên đường lược để làm giảm tỉ lệ biến chứng này.

Lê Quang Nhân [19] khi so sánh giữa nhóm bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật Buie và nhóm bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật Longo cải biên, tác giả nhận thấy ở nhóm phẫu thuật Buie chỉ có 5 trường hợp da thừa (chiếm 12,20%) và ở nhóm Longo cải biên có 20 trường hợp (chiếm 48,80%), không có trường hợp nào gặp khó chịu trong sinh hoạt cần phải phẫu thuật cắt da thừa.

thừa và búi trĩ vẫn còn sa ra ngoài thì tôi thực hiện cắt da thừa và cắt trĩ kèm theo. Tôi có 37 trường hợp (25,51%) khâu treo trĩ có cắt da thừa và 6 trường hợp (4,10%) khâu treo trĩ có cắt một búi trĩ còn sa sau mổ. Các trường hợp phải cắt trĩ là do kích thước các búi trĩ quá lớn ( 2 cm) và sa nhiều ra ngoài nên sau khi kết thúc khâu treo vẫn không thể treo các búi trĩ này vào trong được.

Longo [97] cho rằng các búi trĩ hỗn hợp mà phần trĩ ngoại quá lớn hoặc thành ống hậu môn-trực tràng quá dày thì việc triệt mạch và treo các búi trĩ lên cao là không thể triệt để được. Tác giả cũng cho rằng mẩu da thừa và kể cả búi trĩ còn sa sau mổ sẽ teo dần theo thời gian.

Năm 2001, Nguyễn Mạnh Nhâm [16] áp dụng khâu vòng niêm mạc trực tràng bằng tay, nếu có búi trĩ hỗn hợp to thì cắt búi trĩ đó theo phương pháp Milligan và Morgan, kết quả cũng rất khả quan.

Theo Nguyễn Trung Vinh [24], da thừa và trĩ sót là khuyết điểm chung của các phương pháp phẫu thuật trên đường lược. Trong nghiên cứu khâu vòng để điều trị trĩ, tác giả có 2 trường hợp (0,78%) trĩ sót phải cắt lại sau mổ 4-5 ngày.

Tuy nhiên, các mẩu da thừa hay trĩ còn sa sau mổ gây cho bệnh nhân tâm lí không thoải mái và cảm giác như chưa hết bệnh, tác giả Nguyễn Trung Vinh [24], Beatie [46] và Rowsell [122] cũng đồng ý là nên cắt luôn các mẩu da thừa và trĩ còn sa này.

Một phần của tài liệu Đánh giá tính khả thi và kết quả của phẫu thuật khâu treo trong điều trị trĩ vòng (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)