2 Đất phi nông nghiệp 6.64 4.508 134 591,
3.4.4. Những giải pháp về kiểm tra giám sát
3.4.4.1. Nội dung giải pháp
- Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa các đợt thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém sai phạm; đồng thời xử lý nghiêm minh các cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm và có hành vi vi phạm khi thực thi các thủ tục hành chính về quản lý sử dụng đất đai.
- Thứ hai: Kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích đất các khu công nghiệp hiện tại và các khu công nghiệp theo quy hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các đơn vị được giao sử dụng đất phát triển công nghiệp. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp, Thanh tra tỉnh thanh tra việc sử dụng đất của các khu công nghiệp; Phối hợp với UBND tỉnh kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các khu công nghiệp.
- Thứ ba: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của nhân dân liên quan đến đất đai; đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm giải quyết tranh chấp, khiếu kiện của các cơ quan có thẩm quyền.
- Thứ tư: Đối với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: UBND tỉnh Hà Nam cần tập trung chỉ đạo sát sao, có kế hoạch cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng, thường xuyên đôn đốc các ban ngành liên quan và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong việc cấp giấy chứng
thu hồi đất đã giao hoặc cho thuê không đúng đối tượng, đất đã giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng, sử dụng không hiệu quả, sử dụng sai mục đích.
- Thứ năm: Hằng năm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ít nhất 100 chủ sử dụng đất và cấp quản lý. Tạo sự đổi mới toàn diện trong công tác thanh tra, kiểm tra. Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên đề định kỳ trên diện rộng, thực hiện lồng ghép thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai với các cuộc thanh tra về bảo vệ môi trường và khoáng sản; rà soát, thống kê đầy đủ việc thực hiện kết luận thanh tra, xử lý dứt điểm không để tồn đọng. Chấn chỉnh công tác quản lý sử dụng đất của người dân, doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp. Thường xuyên chỉ đạo theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, phát huy hiệu quả của hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, thực hiện tốt công tác thống kê đất đai.
- Thứ sau: Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành luật đất đai: Bên cạnh những biện pháp đã nêu trên, trong thời gian tới cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc kiểm tra, giám sát và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai; đồng thời thực hiện nghiêm chế độ công vụ của cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, nhất là đối với cán bộ ở cấp xã và cấp huyện.
3.4.4.2. Nguồn lực để thực hiện giải pháp
UBND tỉnh ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn về việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, quản lý sử dụng đất.
UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Lên kế hoạch kiểm tra, thanh tra, giám sát hàng năm và thông báo rộng rãi tới các đơn vị trong toàn tỉnh.
hiện nhiệm vụ được giao.
Thông báo công khai các trường hợp vi phạm, các biện pháp xử phạt trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân toàn tỉnh và các đơn vị nắm được.
3.4.4.3. Hiệu quả giải pháp mang lại
Việc ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quản lý, quy hoạch sử dụng đất sẽ là cơ sở để theo dõi, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất, nâng cao hiệu quả quy hoạch của tỉnh.
Trong thời gian gần đây do hệ thống chính sách, pháp luật đất đai của nước ta từng bước được hoàn thiện và có hiệu lực, nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có nhiều chuyển biến mới. Tuy nhiên việc quy hoạch và quản lý đất đai phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Việc thống nhất và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và đất phát triển khu công nghiệp nói riêng trên phạm vi toàn tỉnh là cần thiết và là nhân tố quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam. Từ những thực trạng trong quá trình quản lý, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các giải pháp được đề xuất ở Chương 3 cần được quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền khi triển khai trên thực tế để hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai đạt hiệu quả cao nhất.
Xuất phát từ những mặt tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân đã đề cập trong Chương 2, tác giả đã nghiên cứu và mạnh dạn đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn tới. Trong thời gian tới tỉnh Hà Nam cần tập trung vào các nhóm giải pháp đó là:
- Thứ nhất: UBND tỉnh cần tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đất đai trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thứ hai: Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đặt mục tiêu phát triển đi đôi với bảo vệ, phát triển nhanh nhưng bền vững, phát triển có định hướng lâu dài.
- Thứ ba: Một số giải pháp về tổ chức thực hiện những nội dung liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất.
Qua nghiên cứu thực hiện đề tài: “Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà”tác giảnhận thấy rằng, để giải quyết những vấn đề tồn tại, tăng cường hiệu quảhơn công tác quản lý, sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam cơ quan quản lý cần tập trung vào một số vấn đề sau: