Tình hình hoạt độngcủa các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)

2 Đất phi nông nghiệp 6.64 4.508 134 591,

2.2.2. Tình hình hoạt độngcủa các khu công nghiệp

2.2.2.1. Về tình hình sản xuất kinh doanh

Năm 2013, mặc dù các doanh nghiệp còn gặp khó khăn nhưng giá trị sản xuất công nghiệp tăng 16,4%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh vẫn duy trì và vượt kế hoạch như: Bia (tăng 9,4%), sữa (tăng 31,2%), xi măng (tăng 5,5%), thiết bị điện tử (tăng 35%), bộ dây điện ô tô (tăng 45,9%), may mặc (tăng 80,8%)...

năm, là mức tăng cao so với các năm gần đây và cả nước. Một số sản phẩm chủ yếu: Bia (tăng 4,4%), xi măng (tăng 20,7%), may mặc (tăng 18,8%), thức ăn chăn nuôi (tăng 23%), dây đồng (tăng 24,6%), nước máy (tăng 20,9%) ...

2.2.2.2. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

GDP công nghiệp xây dựng năm 2005 là 1.729,3 tỷ đồng đến năm 2010 là 6.378 tỷ đồng, năm 2014 là 10.325 tỷ đồng.

- Các sản phẩm chủ yếu như đá, khai thác năm 2014 là 13,2 triệu m3, tăng 1,45 lần so với năm 2010. Xi măng năm 2014 đạt 5,2 triệu tấn, tăng 1,33 lần so năm 2010. Chế biến sữa đạt 85 triệu lít.

- Đã hình thành 4 KCN: Đồng Văn I, Đồng Văn II, Hoà Mạc, Châu Sơn; 10 CCN huyện, thành phố; 5 cụm tiểu thủ công nghiệp (TTCN) làng nghề.

- Cơ cấu công nghiệp được ưu tiên phát triển theo nhóm ngành phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh đó là các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ như sản xuất xi măng, khai thác chế biến đá, sản xuất gạch,... đồng thời phát triển một số ngành mà Hà Nam có điều kiện phát triển,...

Tuy nhiên công nghiệp chủ yếu tăng về quy mô số lượng doanh nghiệp với 1.658 cơ sở nhưng còn hạn chế về hiệu quả sản xuất và trình độ công nghệ, thu hút đầu tư còn khó khăn, các ngành công nghệ cao chưa phát triển. Các CCN, cụm TTCN, làng nghề ở các địa phương hoạt động hiệu quả chưa cao chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vào phát triển sản xuất.

* Năm 2014:

- Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi là 1.504 doanh nghiệp giảm 5% so với 2013 và chiếm 51,6% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là 800 doanh nghiệp (tăng 11,7% so với 2013) và chiếm 23,3% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Tổng doanh thu các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 54.661 tỷ đồng tăng 35,5% so với 2013, trong đó doanh thu của các doanh nghiệp trong Khu

công nghiệp là 26.046 tỷ đồng.

- Các chỉ tiêu tài chính (so với năm 2013):

+ Lợi nhuận trước thuế đạt 336,7 tỷ đồng (tăng 150,8%)

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh đạt 0,68% (tăng 0,35%) + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 0,67% (tăng 0,31%) + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 1,7 % (tăng 0,2 %)

2.2.2.3. Về đóng góp tăng trưởng kinh tế (theo GDP) và ngân sách địa phương

* Năm 2013:

- Khối doanh nghiệp đóng góp 53,4% GDP toàn tỉnh, trong đó:

+ Khu vực doanh nghiệp dân doanh có đóng góp tỷ trọng lớn nhất 37,3% GDP, tăng 7,6% so với năm 2012;

+ Doanh nghiệp FDI đóng góp 10,2% GDP, tương đương 2012; + Doanh nghiệp nhà nước đóng góp 5,9% GDP, giảm 4,9% so với 2012. + Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 18,4% so với 2012

(theo giá so sánh 1994: 14.627,8 tỷ đồng; theo giá hiện hành: 40.350 tỷ đồng), đạt 98,8% kế hoạch năm.

- Tổng số nộp ngân sách của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 2.052,6 tỷ đồng, chiếm 72% tổng số thu ngân sách và tăng 30,2% so với 2012.

Trong đó:

+ Thu nội địa của các doanh nghiệp đạt 1.413,6 tỷ đồng chiếm 68,9% trong tổng thu từ các doanh nghiệp, tăng 25% so với 2012.

+ Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 639 tỷ đồng chiếm 31,1% trong tổng thu từ các doanh nghiệp, tăng 43,3% so với 2012.

- Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.365,5 triệu USD, tăng 76,1% so với 2012.

* Năm 2014:

1.403,9 tỷ đồng, chiếm 76,6% tổng số thu. Trong đó:

+ Số thu từ doanh nghiệp trong nước đạt 891,7 tỷ đồng; + Số thu từ doanh nghiệp FDI đạt 512,2 tỷ đồng;

- Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1.162 triệu USD; trong đó xuất khẩu đạt 567,3 triệu USD bằng 81% kế hoạch năm, tăng 47,5% so cùng kỳ 2013.

2.2.2.4. Về sử dụng lao động, tạo việc làm:

- Năm 2013, các doanh nghiệp đã tạo ra 11.310 chỗ làm việc mới, chiếm 70% lao động được giải quyết việc làm mới toàn tỉnh.

- Năm 2014, số lao động được giải quyết việc làm mới trong các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh là 7.060 người; thu nhập bình quân của người lao động đạt từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Việc đóng bảo hiểm cho người lao động dần đi vào nề nếp trong các doanh nghiệp, đáng chú ý là các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có tỷ lệ đóng bảo hiểm cho người lao động đạt tỷ lệ trên 70%/ tổng số lao động.

2.2.2.5. Kết quả thực hiện chính sách an sinh xã hội của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

Trong năm 2014, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia các chương trình đảm bảo an sinh xã hội, đền ơn đáp nghĩa, nhân rộng yêu thương. Cụ thể:

- Toàn tỉnh có 697 doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT cho người lao động.

- Đã ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa, tặng quà cho các đối tượng là thương binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già không nơi nương tựa ... trên địa bàn tỉnh với số tiền trên 4,0 tỷ đồng.

- Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, các doanh nghiệp đã ủng hộ xây dựng đường giao thông nông thôn (bao gồm cả bằng tiền mặt và

vật liệu xây dựng như xi măng, đá ...) với số tiền gần 3 tỷ đồng. Một số các doanh nghiệp của tỉnh Hà Nam tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ như: Tập đoàn kinh tế Xuân Thành, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Hải Sơn, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, ...

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w