Kế hoạch và định hướng sửdụng quỹ đất của tỉnh HàNam đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 77 - 84)

2 Đất phi nông nghiệp 6.64 4.508 134 591,

3.2.1. Kế hoạch và định hướng sửdụng quỹ đất của tỉnh HàNam đến năm 2020 và những năm tiếp theo

2020 và những năm tiếp theo

Địa bàn tỉnh Hà Nam có 3 tiểu vùng sản xuất chuyên môn hoá.

Tiểu vùng phía Tây Bắc gồm lãnh thổ huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, phần lớn huyện Thanh Liêm (phía tây đường cao tốc) với diện tích 42.700 ha.

Đây là vùng phát triển KCN tập trung, các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng các khu cụm du lịch, phát triển dịch vụ, du lịch, phát triển các khu đô thị, chuỗi đô thị để tận dụng lợi thế về địa hình cảnh quan thiên nhiên vị trí địa lý và giao thông. Sản xuất lúa và cây lương thực, chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản. Giá trị sản xuất của vùng chiếm khoảng 70% giá trị sản xuất công nông nghiệp của tỉnh.

Trong vùng đã hình thành các cơ sở thương mại dịch vụ tại các thị trấn, các trường đào tạo, các KCN Đồng Văn I, II, III, Hoà Mạc, Thanh Liêm I, II,

Sẽ hình thành đô thị hành chính huyện Thanh Liêm. Đây sẽ là vùng kinh tế động lực của tỉnh thúc đẩy các vùng của tỉnh phát triển.

Diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng nhanh lấy vào đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất KCN và đất cơ sở sản xuất kinh doanh.

Tiểu vùng phía Đông Nam bao gồm lãnh thổ huyện Bình Lục, huyện Lý Nhân, một phần huyện Thanh Liêm (phía đông đường cao tốc) có diện tích 34.000 ha. Đây là vùng sản xuất lúa, cây ăn quả, trồng rau, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, du lịch sinh thái gắn với sông Châu.

Sản xuất khoảng 45% sản lượng lương thực, 40% sản lượng thực phẩm của tỉnh. Phát triển các nghề dệt lụa, bánh đa tráng, miến, đậu, gạch đất nung... Phát triển du lịch sinh thái dọc sông Châu qua hệ thống Tắc Giang.

Tiểu vùng Trung tâm với toàn bộ thành phố Phủ Lý có quy mô diện tích khoảng 9.300 ha. Đây là vùng phát triển thương mại dịch vụ, đào tạo, y tế, đô thị và dịch vụ đô thị. Đã hình thành trung tâm thương mại dịch vụ tại thành phố Phủ Lý; KCN Châu Sơn, CCN Tây Nam. Đây sẽ là vùng kinh tế đô thị của tỉnh góp phần thúc đẩy các vùng của tỉnh phát triển.

Diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng nhanh lấy vào đất nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là đất đô thị, cơ sở hạ tầng .

Căn cứ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, căn cứ định hướng sử dụng đất của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh, căn cứ các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và xa hơn, định hướng sử dụng một số loại đất chính cho giai đoạn 2015-2020 và xa hơn được xác định như sau:

3.2.1.1. Đất nông nghiệp còn khoảng 54% diện tích tự nhiên

hình cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ để có nhiều sản phẩm chất lượng cao, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích.

- Phát triển sản xuất hàng hóa, trồng các giống cây có chất lượng cao tập trung tại Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân.

b. Đất lâm nghiệp: tập trung đầu tư khoanh nuôi và trồng mới và bảo vệ rừng;

trồng cây phân tán tăng độ che phủ đất. Gắn phát triển lâm nghiệp với việc bảo vệ danh lam thắng cảnh tại các khu du lịch sinh thái hồ Tam Chúc, hồ Ba Hang... đưa độ che phủ lên 7%.

c. Đất nuôi trồng thuỷ sản: tận dụng mặt nước ao hồ, ruộng, sông ngòi để

nuôi trồng thuỷ sản, khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại nơi có mặt nước lớn. Ngoài cá thịt chú trọng mở rộng nuôi các loại con đặc sản cho giá trị kinh tế cao.

3.2.1.2. Đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 44% diện tích tự nhiên

a. Đất khu dân cư nông thôn: Định hướng trong thời gian tới cần có các khu

dân cư mới để bố trí cho các hộ có nhu cầu đất ở, phù hợp định hướng xây dựng nông thôn mới. Cùng với việc bố trí đất ở mới do phát sinh tự nhiên, tỉnh cũng dành quỹ đất hợp lý để phục vụ cho công tác tái định cư do phải giải toả để xây dựng các công trình công cộng, công trình dự án trọng điểm. Tăng cường đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là các xã miền núi, khó khăn. Dự kiến quy mô đất ở nông thôn khoảng 6.500 ha.

b. Đất đô thị: định hướng phát triển đô thị giai đoạn trước mắt cũng như lâu

dài nhằm chỉnh trang toàn bộ hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Sử dụng quỹ đất thích hợp cho các mục đích xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình văn hoá xã hội, phúc lợi công cộng, đất ở …

Kiện Khê, Ba Sao) và 11 thị trấn mới (Thanh Liêm, Phố Cà, Đọi Sơn, Nhật Tân, Nhân Mỹ, Nhân Hậu, Chân Lý, Ba Hàng, Đô Hai, Chợ Sông, Tượng Lĩnh). Quy mô đất đô thị toàn tỉnh khoảng 20.000 ha.

- Thành phố Phủ Lý với quy mô dân số 310.000 người, dân số nội thị 248.000 người, quy mô đất đô thị khoảng 3.400 ha.

- Thị xã Đồng Văn với dân số 130.000 người, dân số nội thị 70.000 người, đất đô thị khoảng 1.400 ha.

- Các thị trấn hiện có: Hòa Mạc 9.000 người, Bình Mỹ 9.000 người, thị trấn Vĩnh trụ 16.000 người, thị trấn Quế 9.000 người, thị trấn Kiện Khê 28.000 người, thị trấn Ba Sao 15.000 người.

- Các thị trấn mới: Thanh Liêm 16.000 người, Phố Cà 10.000 người, Đọi Sơn 15.000 người, Nhật Tân 9.000 người, Nhân Mỹ 9.000 người, Nhân Hậu 10.000 người, Chân Lý 10.000 người, Đô Hai 9.000 người, Ba Hàng 7.000 người, Chợ Sông 7.000 người, Tượng Lĩnh 6.000 người.

Khi bố trí dân cư, hình thành khu ở mới cần xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu chung cư với tỷ lệ thích hợp đối với thành phố Phủ Lý nhằm tiết kiệm quỹ đất đai.

c. Đất quốc phòng an ninh: định hướng trong thời gian tới, ngoài việc sử

dụng hợp lý quỹ đất hiện có cần dành thêm đất để xây dựng các công trình an ninh quốc phòng, mở rộng và xây mới trụ sở làm việc các đơn vị công an, trụ sở công an các phường, mở rộng trại giam, đất cho công trình quốc phòng.

d. Đất khu công nghiệp: đẩy mạnh đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật, nâng

cao hiệu quả sử dụng các KCN. Tích cực vận động thu hút các doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ kỹ thuật cao đầu tư vào các KCN Đồng Văn 2, Hoà Mạc, Châu Sơn,; hình thành KCN Đồng Văn 3, Sông Đà, Liêm Phong, Thanh Liêm 1, Thanh Liêm 2. Dự kiến đất KCN, khoảng 1.770 ha.

nghề, xây dựng các điểm vui chơi giải trí. Khai thác các tua du lịch dọc sông Đáy, sông Châu từ các dự án Bến Thuỷ, Long Đọi Sơn. Đầu tư xây dựng, khai thác khu du lịch Tam Chúc - Lục Nhạc, hồ Ba Hang. Phát triển các CCN, cơ sở công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng .

g. Đất cho hoạt động khai thác khoáng sản: sản phẩm của hoạt động khai

thác khoáng sản là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng, đá xây dựng, thời gian tới tỉnh sẽ đầu tư thích đáng, khảo sát mở rộng các khu vực mỏ đã, đang và chưa khai thác kể cả khai thác tận thu nhằm tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu ở các huyện Thanh Liêm, Kim Bảng.

h. Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ: để khai thác đất sét làm nguyên liệu

cho nhà máy xi măng, khai thác đá vật liệu thông thường tại Thanh Liêm và Kim Bảng, sản xuất gạch ngói, khai thác cát xây dựng, cát san lấp tại Duy Tiên và Lý Nhân.

i. Đất giao thông: để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến

năm 2020 và xa hơn cũng như phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Định hướng phát triển mạng lưới giao thông như sau :

- Xây dựng đường nối cao tốc Bắc Nam và cao tốc Hà Nội Hải Phòng. Hình thành đường Vành đai 5 Thủ đô Hà Nội. Xây dựng QL21B kéo dài tại huyện Duy Tiên, Lý Nhân. Nâng cấp tuyến quốc lộ QL 38B đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

- Xây dựng các tuyến đường vành đai T3, T4, đường T3 kéo dài nối khu du lịch Tam Chúc, Ba Hang (Ba Sao) với Bái Đính (Ninh Bình), xây dựng mới, mở rộng nâng cấp tuyến, ĐT 495B, ĐT 496, ĐT 493, ĐT 494, Đại lộ Hà Nam.

- Mở rộng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ đạt cấp III đồng bằng. - Mở rộng các tuyến huyện lộ đảm bảo đạt cấp V đến cấp IV đồng bằng.

gom, các công trình phụ trợ của các tuyến QL, đường cao tốc.

- Xây dựng mới một số bến xe tại các điểm đầu mối giao thông tại các huyện phục vụ cho việc dừng đón, trả khách.

- Xây dựng, mở rộng hệ thống cảng chuyên dụng trên sông Hồng và sông Đáy gồm cảng Yên Lệnh (sông Hồng); mở rộng cảng Bút Sơn, xây dựng cảng xi măng Hoàng Long, Hoà Phát, Xuân Thành, VISSAI 3 (sông Đáy).

- Xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội-Vinh xây dựng ga Phủ Lý mới tại nút giao Liêm Tuyền, nâng cấp đường sắt và ga Phủ Lý cũ. Quỹ đất giao thông, công trình đầu mối đạt khoảng 9.000 ha.

k. Đất thuỷ lợi: tu bổ hệ thống kênh mương tưới tiêu ở tất cả các xã, các

huyện trong tỉnh. Tiến hành xây dựng kè sông Đáy, sông Châu, cứng hóa mặt đê hệ thống đê sông Hồng, sông Đáy. Xây dựng hệ thống kênh tiêu và trạm bơm Kinh Thanh 2. Xây dựng các hệ thống trạm bơm và kênh tiêu để tăng khả năng tưới tiêu chủ động trong sản xuất nông nghiệp tại các huyện.

l. Đất cơ sở văn hoá: để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá, văn nghệ và nhu

cầu nghỉ ngơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hoá từ cấp tỉnh xuống tận cấp xã, thôn. Cấp tỉnh có trung tâm văn hoá thông tin, thư viện, bảo tàng, công viên, nhà văn hoá thiếu nhi. Cấp huyện có trung tâm văn hoá, thư viện, nhà truyền thống, công viên cây xanh. Cấp xã có trung tâm văn hóa, phòng đọc sách, phòng trưng bày truyền thống, bưu điện văn hoá xã, điểm vui chơi cho nhân dân. Mỗi thôn có 1 nhà văn hóa. Đảm bảo đủ diện tích đất cây xanh công viên trong các khu đô thị.

m. Đất cơ sở y tế: trong những năm tới tỉnh xây dựng mới, mở rộng các bệnh

viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Xây dựng mới các Trung tâm y tế dự phòng tuyến huyện. Mở rộng đối với những phòng khám đa khoa khu vực và trạm y

chất lượng cao.

n. Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: xây dựng các trường Đại học, Cao đẳng,

Trung học chuyên nghiệp trong KĐT Đại học Nam Cao, xây dựng các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường dạy nghề; mở rộng và xây dựng mới trường THPT tại các huyện, thành phố còn thiếu; sắp xếp hệ thống trường lớp, mở rộng và xây mới các trường còn thiếu thuộc các khối TH phổ thông, TH cơ sở, tiểu học và mầm non để đạt chuẩn quốc gia. Dự kiến đạt diện tích khoảng 890 ha.

o. Đất cơ sở thể dục thể thao: với mục tiêu của ngành là hoàn thiện các cơ sở

vật chất thể dục thể thao nhằm đẩy mạnh việc phát triển thể thao quần chúng và thể thao có thành tích cao. Xây dựng khu liên hợp thể thao tỉnh; các trung tâm thể dục thể thao cấp huyện; các sân vận động cấp xã; sân thể thao thôn, xóm.

p. Đất bãi thải, xử lý chất thải: cần phải mở rộng cũng như mở mới các bãi

rác xa khu dân cư và nguồn nước. Mỗi huyện đều có nhà máy xử lý chất thải rắn, mỗi xã có ít nhất một khu để xử lý rác tạm thời hoặc trung chuyển. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng các nhà máy xử lý chất thải tập trung với quy mô lớn đủ khả năng đảm đương việc xử lý chất thải cho cả một vùng, mặt khác có thể tận dụng các chất thải để sản xuất các đồ gia dụng, phân bón… Xây dựng khu xử lý nước thải tại các đô thị. Trong KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung trước khi xả ra môi trường.

q. Đất nghĩa trang, nghĩa địa: theo hướng phù hợp địa hình, phong tục tập

quán của địa phương. Tại thành phố Phủ Lý mở rộng nghĩa trang tập trung đã có. Tại nông thôn quy hoạch theo xã, hạn chế các điểm nhỏ lẻ, từng bước đóng cửa các điểm gần khu dân cư. Dự kiến diện tích toàn tỉnh khoảng 910 ha.

núi, ven sông, một phần đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w