2 Đất phi nông nghiệp 6.64 4.508 134 591,
2.2.1. Tình hình đầu tư xây dựng các khu công nghiệp
Từ những khái quát ban đầu về các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, có thể thấy rằng Hà Nam có thế mạnh đặc biệt về tài nguyên đá vôi, sét...dùng để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên trong thời gian qua, chỉ có xi măng là phát huy được thế mạnh của mình nhưng cũng lại đặt ra rất nhiều vấn đề về môi trường và sử dụng lao động. Về mặt tổng thể, xi măng là ngành đầu tàu, kéo theo công nghiệp của tỉnh phát triển, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất, sửa chữa máy móc, sản xuất vật liệu...phát
triển theo. Ngoài ra xi măng còn là ngành công nghiệp có đóng góp lớn trong ngân sách của tỉnh, tạo nguồn thu ổn định lâu dài để tỉnh có điều kiện hoạch định các chiến lược, kế hoạch trung và dài hạn.
Các ngành công nghiệp khác như công nghiệp thực phẩm, may mặc...vẫn chưa tạo ra được dấu ấn riêng biệt và chưa sử dụng được lợi thế so sánh của tỉnh là khai thác thị trường tiêu thụ rộng lớn là Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Một trong những ưu thế là diện tích đất cho công nghiệp còn nhiều hoặc được chuyển đổi từ các loại đất khác. Do đó nếu phát triển mạnh công nghiệp với hướng đột phá theo lãnh thổ là các khu công nghiệp thì việc chuyển đổi sẽ rất dễ dàng. Đây là một trong những lợi thế so sánh nổi bật của Hà Nam so với các tỉnh khác đặc biệt là với Hà Nội.
Những năm qua, các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã phát huy được thế mạnh trong việc thu hút đầu tư, khẳng định vai trò đầu tàu trong phát triển công nghiệp của tỉnh, trở thành một trong 10 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong năm qua, với việc thực hiện những chính sách thông thoáng tăng cường xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư lớn ở trong và ngoài nước đến đầu tư tại tỉnh, năm 2014 các KCN của Hà Nam đã thu hút được 31 dự án, trong đó có 05 dự án trong nước và 26 dự án FDI; điều chỉnh tăng vốn cho 13 dự án FDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm là 573,6 tỷ đồng và 278,44 triệu USD.
Các KCN trên địa bàn tỉnh được tập trung đầu tư kỹ thuật hạ tầng đồng bộ, gồm hệ thống chiếu sáng, giao thông, trạm cấp nước, hệ thống thoát nước, trạm xử lý nước thải... với các ngành sản xuất có tính động lực như điện tử, xe gắn máy, với kỹ thuật tiên tiến, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đến nay, tại các KCN có 197 dự án đầu tư còn hiệu lực; trong đó
có 105 dự án FDI, vốn đăng ký là 1.080 triệu USD; 92 dự án đầu tư trong nước, vốn đầu tư đăng ký là 9.013,6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác dịch vụ cung cấp và hỗ trợ doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh. Trong năm đã trực tiếp hỗ trợ để các doanh nghiệp tuyển được 7.197 lao động, tăng 62% so với năm 2013 và đạt 143,9% kế hoạch năm. Hiện tại, tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp thuộc KCN là 36.269 lao động (trong đó lao động trong tỉnh là 27.886 người), chiếm 77% tổng số lao động. Thu nhập bình quân của người lao động dần được cải thiện, đảm bảo mức lương tối thiếu cho người lao động theo quy định. Cụ thể: lao động gián tiếp có thu nhập từ 4 triệu đến 7 triệu đồng/người/tháng; lao động trực tiếp có thu nhập từ 3,5 triệu đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Trong số các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào KCN của tỉnh Hà Nam có 45 doanh nghiệp đến từ Nhật Bản và 55 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, trong đó có nhiều tập đoàn danh tiếng trên thế giới như Honda, Sumi, …
Doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư chủ yếu vào nhóm ngành công nghiệp: điện, điện tử, linh kiện ô tô, xe gắn máy, sản xuất sản phẩm từ nhựa, đồ trang sức, đồ chơi trẻ em…,
Trong năm 2014 tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp KCN đạt 592,3 tỷ đồng và 155,7 triệu USD. Như vậy, lũy kế đến thời điểm hiện tại, tổng vốn đầu tư đã thực hiện của các doanh nghiệp trong KCN đạt 7.549,1 tỷ đồng, đạt 83,7% vốn đăng ký và 780,16 triệu USD, đạt 74% vốn đăng ký.
Thu hút đầu tư đã tác động trực tiếp đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong năm, tổng sản phẩm trong tỉnh đạt trên 8.646 tỷ đồng, tăng 13,15% so với năm 2013, là mức tăng trưởng cao nhất trong 03 năm gần đây. GDP bình quân đầu người ước đạt 35,77 triệu đồng, tăng 19,2% so với kế
hoạch. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thủy sản 14,47%, công nghiệp - xây dựng 54,68%, dịch vụ 30,85%. Các doanh nghiệp FDI đã đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Riêng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 780,6 triệu USD, bằng 111,5% kế hoạch năm và tăng 33,9% so với năm 2013.
Tỉnh Hà Nam hiện có 04 KCN đã được xây dựng gồm: Đồng Văn I, II, Hoà Mạc và Châu Sơn. Đến nay, tổng diện tích đất đã cho các doanh nghiệp sản xuất thuê là 423,31ha, trong đó KCN Đồng Văn I (bao gồm cả phần mở rộng) là 155,52 ha đất công nghiệp đã lấp đầy được 82%, KCN Đồng Văn II là 227,58 ha đất công nghiệp đã lấp đầy được 72%, KCN Hòa Mạc là 87,84 ha đất công nghiệp đã lấp đầy được 28% và KCN Châu Sơn là 211,8 ha đất công nghiệp đã lấp đầy được 56%. Diện tích đất các doanh nghiệp đã sử dụng là 305 ha, đạt hiệu suất sử dụng đất là 72%.
Năm 2014, nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn, mức tiêu thụ sản phẩm thấp, rất khó trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên với các chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện kịp thời cho các doanh nghiệp cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, năm 2014 đã có 25 doanh nghiệp đi vào hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp đi vào hoạt động lên 159 doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN vẫn có sự tăng trưởng đáng khích lệ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.147 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2013 và đạt 104% kế hoạch năm; giá trị xuất khẩu đạt 660 triệu USD, tăng 42% so với năm 2013 và đạt 114% kế hoạch năm, thu ngân sách nhà nước đạt 1.020 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2013 và đạt 118% kế hoạch năm.
Thời gian tới, nhằm khai thác lợi thế, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đáp ứng yêu cầu tăng tốc đối với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, tạo vị thế và tiền đề vững chắc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020, Hà Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cao, sáng tạo, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo, lắp ráp, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng. Dự kiến trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) của các doanh nghiệp FDI đạt 85,1 tỷ đồng/ha/năm, doanh nghiệp trong nước đạt 54,8 tỷ đồng/ha/năm.
Để đạt được mục tiêu trên, Ban Quản lý các KCN tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau: phối hợp chặt chẽ với các ngành, chính quyền địa phương; đôn đốc các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật để có nguồn đất sạch sẵn sàng thu hút đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng thông thoáng, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; duy trì và thực hiện nghiêm 10 cam kết của tỉnh với các nhà đầu tư; thường xuyên phối hợp với các tổ chức xúc tiến đầu tư để giới thiệu và mời các nhà đầu tư về đầu tư tại các KCN của tỉnh; tăng cường quảng bá, thu hút các nhà đầu tư từ khu châu Âu, Mỹ, châu Úc;...