Một số công trình nghiên cứu của nước ngoà

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 40 - 42)

Do tầm quan trọng của tài nguyên đất đai cũng như hiệu quả sử dụng đất đai mà trên thế giới nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Ngay từ thế kỷ 18 David Ricardo (1772-1823) đã khẳng định rằng đất đai trong sản xuất là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên do giới hạn của đất đai khiến

cho lợi nhuận và năng suất lao động trong nông nghiệp giảm dần vì vậy để tăng trưởng Ricardo đã khẳng định phải QLĐĐ tiết kiệm và hiệu quả đất đai.

Trong mô hình tân cổ điển khi đề cập tới hai khu vực các nhà kinh tế khẳng định khu vực nông nghiệp phát triển dựa trên tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai nhưng do giới hạn của nó trong điều kiện dân số tăng nhanh phải sử dụng hợp lý gắn với áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Trong hàm tăng trưởng Cobb-Douglas Y = F(K,L,R,T) mà các nhà kinh tế trường phái này sử dụng trong đó R là yếu tố tài nguyên như đất đai cũng có vai trò nhất định trong tăng trưởng, tuy nhiên nó phải được sử dụng hợp lý theo một tỷ lệ với các nhân tố khác.

Ngân hàng thế giới World Bank đã nghiên cứu và đã đưa ra kết luận Quản lý bền vững đất đai bao gồm (i) duy trì và phát huy tiềm năng sản xuất của đất trồng trọt, đất rừng; (ii) duy trì năng lực của đất rừng sản xuất và các nguồn dự trữ rừng thương mại và phi thương mại tiềm năng; (iii) duy trì năng lực của tầng ngậm nước để đáp ứng nhu cầu trồng trọt và các loại hoạt động khác; (iv) Các hoạt động nhằm chấm dứt cải thiện tình trạng suy thoái hay ít ra là giảm thiểu những tác động bất lợi từ những cách thức sử dụng không hợp lý trước đó.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w