Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 43 - 44)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nam là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, có tọa độ địa lý 20o21’- 21045 vĩ độ Bắc, 105o45’-106010 kinh độ Đông tiếp giáp trực tiếp với Thủ đô Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Đông giáp tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình.

Từ ngày tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, nên nền kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng kinh tế luôn ở mức khá trong thời gian dài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp rõ rệt. Cuộc sống của người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác đều có bước tiến bộ. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững, ổn định.

2.1.1.2. Địa hình

Hà Nam có diện tích tự nhiên là 859,5 km2, đứng thứ 62/63 tỉnh thành, có địa hình đồi núi và đồng bằng. Địa hình đồi núi nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, thuộc 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng, chiếm 20% diện tích toàn tỉnh, có độ cao tuyệt đối tới 378 m. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp vật liệu xây dựng. Địa hình

đồng bằng chiếm diện tích lớn bao gồm thành phố Phủ Lý, các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục và một phần của hai huyện Thanh Liêm và Kim Bảng. Đây là khu vực có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 2 sông lớn có điều kiện vận tải thủy là sông Hồng nằm ở phía Đông và Đông Bắc của tỉnh với chiều dài 35 km; sông Đáy nằm ở phía Tây với chiều dài 40 km. Ngoài ra sông Châu cũng là một tuyến vận tải quan trọng khi nối với sông Đáy và sông Hồng.

Một phần của tài liệu Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ đất phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 43 - 44)