- Hoàn cảnh giao tiếp:
3. Em hiểu gì về khái niệm ngữ pháp?Theo em, học ngữ pháp có vai trò gì?
có thể thấy được nguyện vọng của các em khi học môn học này. Hầu hết HS đều trả lời mơ hồ về khái niệm ngữ pháp, chủ yếu đều hiểu ngữ pháp là phân môn của Tiếng Việt. Có 10/20 em cho rằng học ngữ pháp sẽ giúp các em đặt câu chính xác hơn, biết được cấu trúc, thành phần của một câu hoàn chỉnh.
Câu 4: Nội dung các bài học ngữ pháp giúp ích gì cho em trong cuộc sống không? Em có vận dụng vào thực tế được không? Câu hỏi này ứng với thực tế giảng dạy theo quan điểm
giao tiếp, qua đó, người viết sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả khi vận dụng quan điểm này . Đúng như mong đợi của người viết, hầu hết các em HS đều nhận định các bài ngữ pháp vừa học giúp em giao tiếp đạt hiệu quả cao hơn, biết cách bày tỏ cảm xúc bằng những từ ngữ tình thái, biết cách sử dụng câu đúng với ngữ cảnh, các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn. Có 20/20 đều khẳng định, các em hoàn toàn có thể vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống thực tế một cách dễ dàng.
Câu 5: Em có nhận xét gì về những hoạt động mà GV yêu cầu các em thực hiện trên lớp? Mục đích của câu hỏi này là để HS nói lên được suy nghĩ của mình về các hoạt động trong tiết học. Hầu hết đều thích thú với hoạt động thảo luận nhóm, vì các em được nói, thể hiện ý kiến của mình, được bổ sung kiến thức cho nhau, và quan trọng hơn là được vận dụng thực hành nên dễ nhớ bài hơn. Ý kiến của em Nguyễn Phi Khanh: “Các hoạt động rất vui, nhất là việc thảo luận nhóm, các bạn nhóm em rất tích cực, chúng em được dịp thể hiện ý kiến của mình và nhờ vậy mà hiểu bài sâu hơn”
Câu 6: Em có thể chia sẻ những khó khăn gặp phải khi học theo quan điểm giao tiếp?
Với câu hỏi này, người viết xin trích ý kiến của em Dương Huệ Nhi: “Cô dạy hơi nhanh, thời gian thảo luận ngắn nên nhóm em làm bài không kịp.” Hầu hết các em đều gặp khó khăn về thời gian, ở điểm này, người viết cũng tự rút ra kinh nghiệm, cần tiết chế thời gian hợp lý hơn khi thực hiện giáo án thực nghiệm. Tuy nhiên điều này cũng đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm, kỹ năng đứng lớp của GVBM, GV phải là người chủ trì, điều tiết lớp học, tránh hiện tượng HS thảo luận lan man, đi lạc chủ đề, lớp ồn.
Câu 7: Em thấy kết quả kiểm tra, đánh giá sau buổi học có đúng với khả năng của em?
Câu hỏi này nhằm mục đích kiểm tra lại độ chính xác của các bài tập đánh giá sau mỗi buổi học. Hầu hết HS đều nhận thấy kết quả như vậy là phù hợp với khả năng và mức độ hiểu bài của các em. Chỉ có em Nguyễn Nhân Trí chia sẻ là do hôm đó mình bị bệnh nên chưa tập trung lắm trong giờ học, dẫn đến làm bài không tốt.
Câu 8: Em có thích một tiết học thể hiện sự giao tiếp (giữa GV với HS, giữa HS với HS) nhiều như vậy không?Vì sao? Hầu hết các em đều tỏ thái độ thích thú khi trải qua những nhiều như vậy không?Vì sao? Hầu hết các em đều tỏ thái độ thích thú khi trải qua những tiết học vui vẻ, sôi nổi, không gây buồn ngủ hay chán nản. Em Nguyễn Minh Trí còn chia sẻ thêm: “Tiết học giúp em gần gũi với bạn bè hơn, em cảm thấy vui khi mỗi tiết học đều nhận được điểm tốt. Việc rèn luyện thực hành giao tiếp qua bài học giúp em mạnh dạn, tự tin
Như vậy, tuy chỉ mới tiến hành khảo sát trên diện nhỏ, số lượng ít, nhưng chúng tôi cũng đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía HS. Nhìn chung, các em đều tìm thấy niềm vui trong mỗi tiết học, giờ học ngữ pháp không còn nặng nề, gò bó. Điều quan trọng là các em đều có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Dù sao thì đó cũng là những thành công nhất định khi tiến hành TN vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học ngữ pháp.
3.6.2. Kết quả thu được từ khảo sát ý kiến giáo viên
Để có sự nhìn nhận khách quan hơn chúng tôi có mời một số GV khác có kinh nghiệm giảng dạy cùng dự giờ các tiết dạy ở lớp TN và cho nhận xét. Sau đây là ý kiến của GV dự giờ về việc tổ chức dạy học các bài TV 10 theo quan điểm giao tiếp mà GV đã thực hiện trong các tiết dạy, các ý kiến này được ghi nhận trong những lần rút kinh nghiệm sau mỗi tiết TN:
- Các PP, hình thức dạy học được vận dụng linh hoạt làm tiết dạy sinh động, cuốn hút được HS vào quá trình khám phá kiến thức.
- GV đưa thêm nhiều ví dụ có chứa tình huống thực tế, gần gũi, dễ hiểu giúp HS lĩnh hội kiến thức mới tốt hơn.
- Các bài tập bổ sung vừa đảm bảo mục tiêu bài học vừa gần gũi với thực tiễn, với lứa tuổi HS nên kích thích được tinh thần học tập của HS.
- Cách dạy của GV làm HS không còn thụ động mà trở nên năng động, tích cực hơn. HS được nói nhiều khi thảo luận với bạn trong nhóm, khi trình bày, bảo vệ ý kiến của chính bản thân các em trước tập thể. Qua đó mỗi HS được rèn luyện kĩ năng nói và nghe trong giao tiếp với mọi người.
- Cách GV cho HS làm nhiều bài tập, thảo luận nhóm giúp HS được thực hành sử dụng TV nhiều hơn, từ đó mà rèn luyện kĩ năng sử dụng TV trong giao tiếp.
- Cách GV để HS nhận xét bài của nhau theo những tiêu chí đã định sẵn là cách làm hay, giúp HS rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá một tác phẩm đồng thời thông qua việc nhận xét bài làm của bạn, HS cũng thấy được những ý hay để học hỏi và nhận ra những lỗi sai để tránh.
- HS hứng thú và chăm chú làm bài tập bổ sung vì theo tôi tình huống trong đó gần gũi với các em, có tính ứng dụng cao. Bài tập được trình bày trong phiếu học tập phần nào cũng kích thích hứng thú học tập của các em.
- Không khí học tập thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện. HS hăng hái, chủ động phát biểu ý kiến, tích cực thảo luận đồng thời cũng biết lắng nghe ý kiến của bạn và có những nhận xét đúng, thẳng thắn. Có những HS ban đầu ngại ngùng, thiếu tự tin nên nói nhỏ, nói không tròn câu nhưng sau đó được nhóm, GV động viên đã mạnh dạn hơn. Đôi khi hơi ồn ào do HS cùng thảo luận, mải tranh luận hoặc vài nhóm vẫn thảo luận khi đã hết thời gian quy định nhưng đổi lại tiết học không nặng nề, GV không phải nói, giảng quá nhiều mà vẫn đạt được mục tiêu bài học.
- Nhận xét của GV dạy lớp TN:
+ Bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không gò bó, nặng nề. + Đa số HS tích cực học tập, sôi nổi thảo luận và tham gia phát biểu ý kiến.
+Bài học có nhiều ví dụ thực tế, bài tập thực hành nên sau tiết học HS hiểu bài, biết vận dụng kiến thức vào thực hành giao tiếp.
+ Khó khăn: Các em thảo luận ồn làm ảnh hưởng các lớp bên cạnh. Một số HS chưa chịu hợp tác với GV. Các em chưa tập trung trong tiết học và ngại phát biểu. Đa số các tiết bị cháy giáo án.
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.7.1. Ưu điểm: 3.7.1. Ưu điểm:
Từ những kết quả đã thu nhận được, chúng tôi thấy rằng dạy chương trình TV 10 theo quan điểm giao tiếp có nhiều ưu điểm như sau:
-Không khí học tập sinh động, cởi mở, nhẹ nhàng. Đây là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa lớp ĐC và lớp TN. Ở lớp ĐC không khí học tập khá trầm lắng, buồn tẻ bởi lời thuyết giảng đều đều của GV, bởi sự đơn điệu của những câu hỏi tái hiện và những câu trả lời được đọc lại trong SGK. 45 phút trôi qua khá nặng nề, ngột ngạt. Ở lớp TN, với những chuẩn bị chu đáo, kĩ càng về PP, hình thức dạy học, GV đầy đủ tự tin để hướng dẫn HS khám phá kiến thức nên tiết học diễn ra nhịp nhàng, cuốn hút. Cách GV vào bài bằng một tình huống có vấn đề hay cách tổ chức trò chơi (chơi để học) thật sự tạo không khí thoải mái làm nền ững khám phá, lĩnh hội, vận dụng tri thức ở người học. Chính bầu không khí tâm lí
trên đã kích thích hứng thú tinh thần học tập của HS. Tiết học diễn ra không chỉ có lời của GV mà còn là ý kiến phát biểu, tranh luận sôi nổi của HS.
- Học theo quan điểm giao tiếp, HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn nên kết quả học tập đạt cao hơn. Thống kê cho thấy sau các bài kiểm tra, kết quả của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Để có được kết quả này, khi dạy ngữ pháp theo nguyên tắc giao tiếp, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra những tình huống giao tiếp cụ thể, trên cơ sở đó mà hướng dẫn người học khám phá, hình thành kiến thức mới. Người học từ hiện thực sinh động mà nắm bắt được kiến thức nên hiểu sâu và nhớ lâu bài. Bên cạnh đó, để có được hiệu quả cao như trên chúng tôi luôn lưu ý đặt đơn vị ngôn ngữ cần tìm hiểu vào hoạt động hành chức của nó, dạy các kiểu câu thì phải đặt câu như thế nào để phù hợp với văn bản, với ngữ cảnh thực tế.
- Khi thực hành giao tiếp HS rèn luyện được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Trong mỗi giờ TN, HS sử dụng TV thực hành nhiều hơn dưới cả hình thức nói và viết. PP thảo luận nhóm, hình thức thuyết trình mở ra cơ hội cho các em được tranh luận với các bạn trong nhóm, trình bày bảo vệ ý kiến trước tập thể. Các bài tập nói theo tình huống giả định, theo đúng chuẩn TV dần dần tập cho các em ý thức nói đúng TV, kĩ năng sử dụng TV vào các tình huống nói năng cụ thể. Các bài tập yêu cầu dưới dạng phiếu học tập cho nhóm giúp các em diễn đạt, trình bày ý dưới dạng viết. Ngoài các bài làm theo nhóm, mỗi HS còn được rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc hoàn thành các bài tập tình huống giao cho cá nhân.
- Học theo quan điểm giao tiếp giúp các em được học nhiều điều gần gũi với thực tế cuộc sống. Trả lời phiếu điều tra HS lớp TN cho rằng em học hỏi được cách diễn đạt dễ hiểu của bạn khi bạn nói trước nhóm, biết cách nhận xét, đóng góp ý kiến bổ sung. Đồng thời, làm việc nhóm với nhau cũng giúp các em hiểu, quan tâm, gắn bó với nhau hơn. Từ đó, hình thành trong mỗi học sinh thói quen biết lắng nghe và tôn trọng người khác.
Về cơ bản, các tiết dạy TN đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra trong phần thiết kế giáo án. Song chúng tôi cũng nhận ra một vài điều hạn chế cần được rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của việc dạy học TV ở trường phổ thông theo quan điểm giao tiếp.
3.7.2. Nhược điểm:
- Thực nghiệm đã không thành công như mong muốn trong tiết đầu tiên. Do nóng vội chúng tôi áp dụng ngay cái mới vào đối tượng HS trung bình yếu, vốn có khả năng thích ứng chậm, mà không cho các em có nhiều thời gian, cơ hội để tìm hiểu. Hậu quả là bầu không khí học tập trong tiết đầu tiên khá gượng ép, kết quả kiểm tra thăm dò cuối tiết học ở lớp TN
thấp hơn ở lớp ĐC. Điều này cho chúng tôi một bài học: đổi mới trong dạy học cần phải tiến dần từng bước, tùy theo đối tượng.
- Dạy theo quan điểm giao tiếp đòi hỏi GV phải có vốn hiểu biết thực tiễn rộng, biết quan sát, biết lắng nghe ngôn ngữ từ hiện thực cuộc sống…và phải biết sàng lọc vốn kiến thức thu nhận được để chọn ra tư liệu dạy học phù hợp. Mặt khác, tiết học theo quan điểm giao tiếp sẽ xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ, có những tình huống liên quan đến kiến thức khoa học đòi hỏi người dạy phải am tường về TV, lại có những tình huống gắn liền với ứng xử sư phạm yêu cầu ở người dạy kĩ năng sư phạm, sự khéo léo tinh tế. Thế nhưng, kiến thức khoa học TV thì mênh mông, tình huống sư phạm thì đa dạng mà sự hiểu biết, khả năng ứng phó của GV, xét đến cùng, chỉ là hữu hạn. Vậy nên, những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, tấm lòng với nghiệp dạy học đã làm việc dạy học theo định hướng giao tiếp là một thử thách lớn đối với GV.
- Lớp học vẫn còn ồn ào. Các em tranh luận nhiều và thể hiện cái tôi rất rõ nên xảy ra những tình huống khiến GV phải giải quyết gây mất thời gian. Ngược lại cũng có nhóm chưa tích cực lắm, GV tạo điều kiện để các em nói, luyện nói song các em ngại nói, ngại hỏi. Chính thái độ học tập này là nguyên nhân khiến các em không tiến bộ hoặc chậm tiến bộ trong suốt quá trình học tập. Khắc phục hạn chế này cần đến sự quản lí chặt chẽ, bao quát của người thầy và những biện pháp hỗ trợ khác. Theo chúng tôi, cần nhất vẫn là cái tâm và cái uy của người thầy để HS kính, nể mà học tập nghiêm túc. Ngoài ra, GV cần quan tâm động viên các em bằng những lời khuyến khích, lời khen ngợi cần thiết; đồng thời phải tạo ra không khí học tập thật sự cở mở, sinh động để khơi dậy, cuốn hút tinh thần học tích cực, thái độ năng động của người học.
- Vấn đề thời gian tiết dạy vẫn là một nỗi quan tâm lớn vì đa số các tiết TN đều bị kéo dài thời gian so với quy định chung. Dù sau mỗi tiết dạy GV có rút kinh nghiệm nhưng mỗi tiết học sau đó đều phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến như: HS nói dài dòng, chậm chạp; HS cần thêm thời gian để suy nghĩ, thực hành, lớp có nhiều ý kiến tranh luận… Để giải quyết vấn đề thời gian, GV cần có sự linh hoạt trong ưu tiên lựa chọn nội dung dạy học và trong cách xử lí tình huống nảy sinh ở từng tiết học. GV nên tùy vào đối tượng HS mà quyết định thực hiện toàn bộ nội dung được thiết kế trong giáo án hay chỉ thực hiện những nội dung trọng tâm. Sự linh hoạt cần thiết này sẽ đảm bảo được tiến độ của giờ học và mục tiêu bài học.
Tóm lại có thể thấy, dạy học theo quan điểm giao tiếp đòi hỏi rất nhiều ở năng lực của GV. GV sẽ vất vả nhưng nếu đảm bảo quan điểm giao tiếp thì sẽ có nhiều ích lợi đến với cả người dạy và người học:
Đối với GV: Vào tiết học, GV không phải mệt nhọc nói, giảng quá nhiều mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý HS khám phá lĩnh hội tri thức, luyện tập, thực hành để rèn luyện kĩ năng giao tiếp. GV không giảng nhiều nhưng người học hiểu bài, vận dụng được lí thuyết vào thực hành giao tiếp, rèn luyện được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Xét ở một khía cạnh nào đó GV đã thành công trong giáo dục HS.
Đối với HS: Học theo quan điểm giao tiếp HS sẽ không còn thấy lí thuyết TV xa lạ với thực tế cuộc sống, các em sẽ được vận dụng ngay kiến thức vừa học vào thực hành giao tiếp ngay trong lớp học hoặc sau giờ học, kĩ năng dùng TV trong giao tiếp của người học sẽ được trau dồi để phục vụ hữu ích cho học tập các môn khoa học khác trong nhà trường và giao tiếp ngoài xã hội. Học theo quan điểm giao tiếp HS còn được rèn luyện kĩ năng sống như kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng đánh giá một vấn đề, rèn luyện, nâng cao khả năng