6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Quan điểm giao tiếp với nội dung dạy học ngữ pháp bậc THPT
Theo quan điểm giao tiếp, nội dung dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học ngữ pháp nói riêng ưu tiên những kiến thức phục vụ trực tiếp cho hoạt động rèn luyện kỹ năng lời nói của HS. Định hướng này thể hiện ở tất cả các bình diện của hệ thống ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách học. Trong giới hạn đề tài, người viết chỉ xét quan điểm giao tiếp với nội dung dạy học ngữ pháp bậc THPT.
Dạy hoc theo quan điểm giao tiếp cần ở GV một sự nỗ lực mới. GV cần có sự đầu tư sâu để có một giáo án “mở”. Dạy học ngữ pháp theo hướng giao tiếp, GV phải giúp HS được nói, được viết, được nêu nhận xét, đánh giá của mình để khẳng định mình.
Dễ thấy rằng, cách lựa chọn, sắp xếp và triển khai nội dung dạy học của bộ SGK hiện hành có ất nhiều ưu điểm , vì gắn với mục tiêu và chương trình môn học, vì vậy cũng có thể nói, học theo nội dung này, các kỹ năng lời nói của học sinh có thể hình thành và phát triển. Nội dung các tri thức lý thuyết nhìn chung đã thể hiện được sự tinh giản tối đa . Những kiến thức cơ bản về cấu trúc ngữ pháp đã được giới thiệu trong chương trình các lớp dưới nay không còn nhắc lại mà chủ yếu là được ôn tập lại thông qua các bài tập thực hành.
Nội dung kiến thức đã hướng đến việc học tập ngữ pháp để sử dụng, tức là ngữ pháp được đặt trong mối quan hệ với hoạt động giao tiếp thường ngày. Các kiến thức đó giúp HS biết như thế nào là nói và viết câu đúng, thể hiện các ý mình muốn trình bày một cách mạch lạc.
Để chuẩn bị cho một tiết dạy học theo hướng giao tiếp, GV cần dày công hơn để hiểu đầy đủ, tỉ mỉ nội dung bài học. Nếu như bài soạn trước đầy đơn thuần là soạn những nội dung cho tiết học thì nay bài soạn của GV là bài chuẩn bị cho nhiều tình huống giao tiếp
khác nhau. Chẳng hạn, với nội dung 3/Vai trò của ngữ cảnh trong bài “Ngữ cảnh”, thay vì chỉ dạy lý thuyết (SGK không có ví dụ cho nội dung này), GV phải soạn ít nhất hai tình huống : (1) Nghe được câu nói: “ Đem cá về kho”. Em hiểu câu nói ấy như thế nào? ( GV gọi vài HS phát biểu thì HS sẽ đưa ra vài cách hiểu khác nhau tùy vào từng ngữ cảnh, tùy vào lượng cá nhất định. Nếu trong ngữ cảnh là tại một cơ sở hay một xưởng sản xuất cá thì câu nói trên được hiểu là người nói muốn đưa cá về bảo quản, lưu giữ trong kho. Nếu trong ngữ cảnh là hoạt động mua bán ở chợ thì câu nói trên được hiểu theo ý người mua cá muốn đem cá về chế biến thành món cá kho để ăn (lượng ít). Qua đó, GV nhấn mạnh với HS vai trò của ngữ cảnh đối với người nghe (người đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn. (2) GV cho cả lớp xem một hình ảnh và yêu cầu HS đặt câu phù hợp với ngữ cảnh đã cho. Sau đó, GV hỏi HS tại sao đặt câu này (câu HS vừa chọn) mà không đặt câu khác. Qua đó, GV nhấn mạnh với HS vai trò của ngữ cảnh đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn. Có thể tạm coi đấy như là một kịch bản mà người thầy là người “đạo diễn”, tổ chức, hướng dẫn cho các em thực hiện và cũng có khi cùng thực hiện với các em. Như vậy, ngay từ khi chuẩn bị bài, người GV phải lường trước được các tình huống có thể xảy ra và hướng giải quyết các tình huống đó.
“Ngữ cảnh” là bài học lý thuyết, sau khi học lý thuyết, HS cũng được luyện tập để củng cố lại kiến thức.
Ví dụ:
Bài tập 1: Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác (ngữ cảnh), phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu trích :
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ
-Bài tập này rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích văn bản dựa vào hoàn cảnh sáng tác. Qua đó, các em sẽ thấy được vai trò của ngữ cảnh đối với một văn bản văn học.
Bài tập 2: Xác định hiện thực được nói đến trong hai câu thơ sau:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non
-Bài tập trên giúp HS xác định được một số nhân tố của ngữ cảnh, làm rõ được phần lý thuyết đã được học. Từ đó, HS thấy được vai trò của ngữ cảnh trong giao tiếp, rút ra bài học cho bản thân, làm sao để giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu” là bài thực hành thuần túy, song thông qua việc giải bài tập, HS sẽ được cung cấp những kiến thức về lý thuyết ngữ pháp, từ đó, các em sẽ có kỹ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viết. Những bài tập này là các kiểu câu quen thuộc có tính tích hợp giữa kiến thức Văn và Tiếng Việt. Khi thực hành, HS sẽ nhận ra trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu đều nhằm mục đích : thể hiện ý nghĩa của câu, liên kết ý trong đoạn tức là đảm bảo mối quan hệ về ý giữa các từ và câu trong đoạn. Bài học còn có tính kế thừa, đảm bảo tính liên tục về các kiến thức đã được học ở khối lớp dưới như: trạng ngữ, câu đơn, câu ghép. Bài này được xếp sau bài “Ngữ cảnh” là hòan toàn hợp lý bởi muốn lựa chọn sắp xếp các bộ phận trong câu để đạt mục đích giao tiếp phải dựa vào ngữ cảnh câu nói. Bên cạnh đó, HS cần chú ý đến trường hợp cùng một câu, khi ở trạng thái biệt lập, tách khỏi văn bản thì có thể có nhiều khả năng sắp xếp trật tự. Nhưng nằm trong văn bản, do mối liên kết và mạch lạc của văn bản chi phối, câu đó chỉ có một trật tự sắp xếp tối ưu, phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ và mục đích giao tiếp của toàn văn bản. Muốn thấy rõ điều đó cần so sánh đối chiếu hai trạng thái: câu cô lập và câu trong văn bản.
Chẳng hạn như bài tập 1 trong phần “Trật tự câu đơn” yêu cầu: Đọc đoạn trích sau, chú ý trật tự các bộ phận câu được in đậm và trả lời câu hỏi:
Hắn móc đủ mọi túi, đẻ tìm một cái gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ, nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng nói tiếp:
- Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt con giải huyện.
a. Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?
b. Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ, nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý nghĩa của câu và sự liên kết ý trong đọan văn?
“Hắn có một con dao rất sắc nhưng nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này?”
- Với dạng bài này, HS sẽ nhận ra nếu sắp xếp theo trật tự “Đó là một con dao rất sắc, nhưng nhỏ” thì câu vẫn đảm bảo đúng về ngữ pháp, ngữ nghĩa, nhưng nằm trong văn cảnh đoạn trích thì trật tự sắp xếp như vậy không phù hợp với mục đích hành động của nhân vật: đe dọa, uy hiếp đối phương. Lúc đó, đặc tính sắc của con dao cần được nhấn mạnh, vì thế cần đặt nó ở vị trí cuối câu, vị trí của thông tin quan trọng nhất. - Trong ngữ cảnh c, người nói nhằm thực hiện chế nhạo, phủ định tác dụng của con
dao. Lúc đó, cần đặt từ nhỏở vị trí cuối câu.
Như vậy, trong mỗi tình huống giao tiếp, người nói thực hiện một mục đích, một hành động ngôn ngữ khác nhau. Chính vì thế, cần xác định trọng tâm thông báo trong mỗi tình huống, và điều đó quyết định trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu.
Ngoài việc rèn luyện kỹ năng sắp xếp trật tự các bộ phận trong câu phù hợp với mục đích giao tiếp, chương trình ngữ pháp bậc THPT còn mở rộng, nâng cao kiến thức đã được học ở các lớp dưới thông qua bài “Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản”. Đây là bài thực hành thông qua hệ thống các bài tập, do đó, GV không truyền thụ đơn thuần kiến thức lí thuyết mà cần gợi mở để HS nhớ lại kiến thức về cấu tạo ngữ pháp của ba kiểu câu: câu bị động, câu có khởi ngữ và câu có trạng ngữ chỉ tình huống, liên quan đến điều đó là kiến thức về các thành phần khởi ngữ, trạng ngữ chỉ tình huống và chủ ngữ trong câu bị động.
Tuy nhiên, mục đích của bài không phải chỉ là hiểu biết về cấu tạo của ba kiểu câu, mà quan trọng là sử dụng ba kiểu câu đó trong văn bản. Ba kiểu câu đều có một điểm chung là: thành phần đầu câu (chủ ngữ ở câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ ở hai kiểu câu còn lại ) đều có tác dụng liên kết về ý, tạo mạch lạc cho văn bản hay đoạn văn khi chúng được sử dụng trong đoạn văn hay văn bản.
Bài thực hành còn giúp HS biết lựa chọn kiểu câu thích hợp khi nói và viết. Chẳng hạn, với bài tập 1 trong phần 2.Dùng kiểu câu có khởi ngữ ;
Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà…Thế là, vừa sáng, thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ, mang ra cho Chí Phèo.
(Nam Cao, Chí Phèo)
a. Xác định khởi ngữ và những câu có khởi ngữ
b. So sánh tác dụng trong văn bản (về mặt liện kết ý, nhấn mạnh ý, đối lập ý…) cùng kiểu câu có khởi ngữ với kiểu câu không có khởi ngữ.
- Câu có khởi ngữ “Hành thì nhà thị may lại còn”. Khởi ngữ là từ hành (đứng đầu câu, tách khỏi phần đi sau bằng từ thì, thể hiện đề tài của câu). So sánh với câu: “Nhà thị may lại còn hành” thì thấy rằng, hai câu thể hiện cùng một sự việc, nhưng câu sau không có khởi ngữ, nên không thích hợp để tạo sự liên kết trong đoạn văn.
Về bố cục của bài, SGK cũng đã trình bày cá bài tập theo từng kiểu câu riêng biệt và mục đích giúp HS có sự so sánh, nhận diện, thấy được tác dụng liên kết câu, từ đó, HS sẽ hình thành ý thức nói và viết đúng ý nghĩa, đạt hiệu quả trong giao tiếp.
Trong chương trình ngữ pháp lớp 11, ngoài những bài thuần túy thực hành, còn có bài “Nghĩa của câu” cung cấp các kiến thức lý thuyết trọng tâm về hai thành phần nghĩa của câu. HS khi học xong lý thuyết sẽ bắt tay vào thực hành, kiến thức thực hành trong bài được vận dụng ngay cho nên mang tính ứng dụng cao. Vì vậy, kiến thức về lý thuyết được củng cố, khắc sâu.
Nghĩa của câu là vấn đề ít được đề cập đến trong các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt, nhưng lại không thể thiếu đối với mỗi câu. Khi nói và viết một câu, bao giờ người ta cũng có ý muốn biểu hiện được những nghĩa nào đó. Nghĩa của câu được mọi người thường xuyên cảm nhận khi giao tiếp, theo thói quen, theo kinh nghiệm, nhưng cần được hiểu trên cơ sở lý luận khoa học. Bài này có mục đích giúp HS nhận thức một cách có ý thức, có cơ sở khoa học về vấn đề quen thuộc đó.
Trọng tâm bài học này gồm thành phần nghĩa thứ nhất là nghĩa sự việc (còn gọi là nghĩa miêu tả , nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề). Đó là nghĩa ứng với việc phản ánh sự việc (hay còn gọi là sự kiện, sự tình, sự thể) trong hiện thực. Sự việc xảy ra trong hiện thực, được con người nhận thức và biểu hiện trong câu, trở thành nghĩa sự việc của câu. Mỗi câu thường biểu hiện một sự việc, nhưng cũng có thể biểu hiện một số sự việc.
Thành phần nghĩa thứ hai là nghĩa tình thái. Đây là khái niệm phức tạp và gồm nhiều phương diện, trong bài học chỉ giới hạn nghĩa tình thái ở hai nội dung để nắm bắt:
+ Thái độ, sự đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
+ Thái độ, tình cảm của người nói (người viết) đối với người nghe (người đọc).
Nghĩa tình thái có thể được biểu hiện tường minh (nhờ các từ ngữ) có thể hàm ẩn, nhưng câu nào cũng có nghĩa tình thái. Ví dụ: những câu cảm thán chỉ có thán từ: (1) Chao ôi! (2) Chà! (3) Ối giời đất ơi!
HS đã làm quen với phần nghĩa tình thái trong chương trình Ngữ văn 9, tập một. Ở bài học đó, khi trình bày về thành phần tình thái, sách đã nhắc đến nghĩa tình thái và phân biệt với nghĩa sự việc của câu. Do đó, GV yêu cầu HS nhớ lại hoặc xem lại bài học đã học ở lớp dưới. Nội dung bài mới trong chương trình Ngữ văn 11 được trình bày theo hướng vừa quy nạp, vừa diễn dịch. Đây là thời điểm thích hợp để các em nhớ lại kiến thức cũ và tiếp tục hiểu sâu hơn hai phần nghĩa của câu. Từ những ngữ liệu trong thực tế ngôn ngữ, HS phân tích ngữ liệu để xác định các thành phần trong nghĩa của câu, nhận ra bản chất các thành phần nghĩa đó. Đồng thời, do nghĩa là lĩnh vực trừu tượng, khó nắm bắt nên khi phân tích những biểu hiện cụ thể của từng thành phần, GV có thể diễn giải theo SGK và hướng dẫn HS phân tích các ví dụ minh họa, từ đó mà rèn luyện kỹ năng phân tích nghĩa, kỹ năng đặt câu phù hợp với ý muốn nói, phù hợp với mục đích giao tiếp.
Ngoài hầu hết những bài thực hành trong chương trình Ngữ văn 11 thì ở chương trình lớp 10, các em HS còn được tìm hiểu bài học “Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt”. Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt có thể phân biệt ở hai mức độ: trước hết là yêu cầu sử dụng đúng chuẩn mực ở tất cả các phương diện: ngữ âm và chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách,..Sau đó là yêu cầu sử dụng có tính nghệ thuật, đạt mức độ hay, có hiệu quả giao tiếp cao. Yêu cầu dùng đúng luôn luôn có quan hệ đến việc phát hiện và sửa chữa những lỗi, những cái sai. Vì vậy, cần nhận ra cái sai để dùng đúng, chữa cái sai theo những chuẩn mực đúng. Qua đó, các em sẽ có ý thức, có thói quen nói và viết theo yêu cầu sử dụng tiếng Việt để đạt được sự trong sáng của tiếng Việt.
Bài học được trình bày cụ thể, rõ ràng gồm 2 phần.: phần 1 là Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt (gồm 3 mục nhỏ:về ngữ âm và chữ viết, về từ ngữ, về ngữ pháp)
phần 2 là Sử dụng hay đạt hiệu quả giao tiếp cao. Trong giới hạn đề tài, người viết đặc biệt