6. Cấu trúc của luận văn
3.5.2. Theo dõi tiến trình giờ dạy thực nghiệm
Do không có điều kiện ghi âm lại tiết dạy TN nên người viết cố gắng dự giờ và ghi nhận lại tiến trình của tiết học bằng các biên bản dự giờ,chụp lại các sản phẩm học tập của HS. Những thông tin ghi nhận lại thuộc các nội dung: bầu không khí lớp học, các hoạt động dạy và học, số HS phát biểu, thái độ học tập của HS…
Kết thúc mỗi đơn vị bài học, chúng tôi cho HS làm bài kiểm tra ngắn trong 10 phút để nắm được mức độ tiếp thu bài và khả năng vận dụng kiến thức vào thực hành giao tiếp của HS. Tổng cộng mỗi lớp có 3 bài kiểm tra ngắn 10 phút vào cuối đợt.
Trước khi HS học bài mới, chúng tôi đánh giá, nhận xét các sản phẩm trong tiết học trước của các em. Việc này được thực hiện trong 5 phút trước khi tiết học bắt đầu, lúc này GV nhận xét về sản phẩm trên phiếu học tập của các nhóm, cá nhân và công bố điểm của
bài kiểm tra 10 phút. Những khi cần nhiều thời gian hơn để trao đổi với HS, chúng tôi xin phép GVCN được gặp các em trong giờ tự học IS.
Ngay sau mỗi tiết TN ở lớp 11.1, người viết cũng gặp GV bộ môn, GV dự giờ để trao đổi, lấy ý kiến về tiết dạy. Mọi người cùng thẳng thắn góp ý và người viết rút ra được những bài học bổ ích để TN tốt hơn cho các tiết học sau. Đầu tiên với bài dạy Ngữ cảnh, GVBM dạy theo gián án thực nghiệm đã đạt hiệu quả nhất định, GV dự giờ cùng thống nhất đánh giá tiết học như sau:
- GV giảng dạy dễ hiểu, các thao tác đúng theo quy trình của tiết học vận dụng quan điểm giao tiếp.
- Các tình huống giao tiếp được GV lồng ghép khéo léo vào bài dạy, kích thích HS phát biểu nhiều. Việc yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn cũng tạo không khí sôi nổi cho buổi học.
- GV có sử dụng nhiều PP dạy học đúng theo giáo án TN, chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho HS.
- HS hứng thú, tích cực xây dựng bài, hợp tác tốt với GV trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động thảo luận nhóm.
Bên cạnh nêu ra các ưu điểm của tiết dạy, các GV còn lưu ý đến những nhược điểm cần tìm cách khắc phục như:
- Thao tác thực hành của HS còn chậm chạp.
- Không cần thiết phải ghi nội dung lí thuyết lên bảng vì SGK đã có đầy đủ;
- GV cần quan sát chặt chẽ khi các nhóm thảo luận vì có một số HS làm việc chưa tích cực, bàn chuyện riêng.
Tiếp nhận lời phê bình của GV dự giờ, chúng tôi đã tiến hành nhiều biện pháp để việc dạy tốt hơn, việc học có hiệu quả hơn. Đầu tiên, chúng tôi xuống lớp thường xuyên vào các giờ truy bài để tìm hiểu, lắng nghe nguyện vọng, khó khăn của các em khi học TV. Đồng thời, các biện pháp để khuyến khích tinh thần học tập của HS cũng được cân nhắc đưa ra như: khen ngợi, cộng điểm thưởng cho cá nhân và cho nhóm. Với những trường hợp lơ là trong học tập, không tích cực làm việc với nhóm, chúng tôi thống nhất với GV dạy lớp có những biện pháp như: nhắc nhở, phê bình, trừ điểm nhóm, làm công tác tư tưởng riêng…
Áp dụng những biện pháp trên, chúng tôi nhận thấy tình hình học tập ở lớp TN 11.1 dần dần cải thiện. HS học tập tích cực, hào hứng, phát biểu sôi nổi hơn; thảo luận của các nhóm sôi nổi, có chiều sâu; không khí học tập thoải mái, cởi mở.
Với lớp ĐC, GV dự giờ cũng có nhiều góp ý về việc GV giảng giải, ghi chép lý thuyết quá nhiều, chưa đưa ra những tình huống gần gũi với cuộc sống để HS dễ nắm nội dung bài học. Tuy GV chỉ áp dụng PP diễn giảng, vấn đáp, nhưng do đặc thù của HS trường quốc tế, các em rất hăng hái phát biểu. Đây cũng là điểm tích cực dù các em chưa được rèn luyện nhiều về kỹ năng tiếp nhận và tạo lập văn bản khi giao tiếp.
Ở bài Thực hành về một số kiểu câu trong văn bản, GV dạy lớp TN đã có những hoạt động tích cực như yêu cầu các nhóm tự chuẩn bị tình huống trong 5 phút có sử dụng các kiểu câu có trong bài học (các em đã làm quen với các kiểu câu này ở lớp dưới), từ đó rút ra nhận xét và đánh giá tác dụng, cách sử dụng kiểu câu đó. GV có bổ sung thêm vài tình huống gần gũi với cuộc sống như: Em hãy phân biệt sự khác nhau giữa việc “bị điểm kém” và “được điểm kém”?
Để củng cố vào cuối tiết học, GV cho HS chơi một trò chơi ngắn: Phân biệt câu . Các câu đã cho sau đây thuộc kiểu câu nào? Ngữ liệu có thể là các câu trong văn bản văn học hoặc các câu nói trong thực tế. GV cho các câu thuộc nhiều kiểu văn bản (nhiều hơn ba kiểu câu trong văn bản đã cho ở bài học để “gây nhiễu” ; để tránh trường hợp HS đoán câu đã cho chỉ thuộc một trong ba kiểu câu, dẫn đến HS dễ dàng nhận ra, thiếu sự suy nghĩ, đắn đo).
Trò chơi nhỏ đã tạo không khí sôi nổi, các em HS cảm thấy hứng thú với bài học hơn. Các GV dự giờ cũng góp ý thêm trò chơi ghép các từ, cụm từ đã cho thành một kiểu câu. Sau đó, hỏi HS: Có thể sắp xếp câu ấy thành kiểu câu khác không?Tại sao? GV nên đưa ra từ hoặc cụm từ dư thừa, để khi HS sắp xếp phải suy nghĩ và chọn từ cho phù hợp để ghép thành câu, loại được từ, cụm từ không cần thiết trong câu.
Cũng với bài này, GV ở lớp ĐC hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích các VD trong SGK rồi rút ra kết luận, nhận xét, Giờ học trở nên khô cứng, tẻ nhạt, không gây được sự hứng thú học tập cho HS. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giao tiếp của HS, bởi các em chỉ mới có nhận thức về kiến thức lý thuyết, chưa ứng dụng thực hành nhiều, khó đạt đến hiệu quả trong giao tiếp.
Ở bàiNghĩa của câu, trọng tâm bài học là phần nghĩa tình thái, có tính thực tiễn cao, nội dung bài học không khó, nhưng cũng có một số trường hợp mà chúng tôi cần rút kinh nghiệm. Chẳng hạn, khi yêu cầu HS đặt câu có từ tình thái, GV cần lưu ý ngữ pháp của câu mà HS đã đặt, có khi câu có từ tình thái nhưng bị sai ngữ pháp. Trường hợp này xuất hiện ở cả lớp TN và ĐC nhưng GV không phát hiện được.
Theo thống kê số lượng HS ở lớp TN phát biểu nhiều hơn lớp ĐC, do GV ở lớp TN tạo được bầu không khí sinh động trong lớp học và trong quá trình giảng dạy đã có những câu hỏi gợi ý, đưa ra tình huống kích thích sự tích cực học tập của các em. Chẳng hạn, GV hỏi HS: -“Khi nói hoặc viết, đặc biệt là khi nói, chúng ta chỉ thể hiện nghĩa sự việc, không thể hiện nghĩa tình thái (tình thái khách quan trung hòa thì có được không?Tại sao?”. HS cho rằng- “Hoàn toàn được nhưng câu nói của mình sẽ thiếu cảm xúc, người nghe không cảm nhận được tình cảm của mình.” Khi GV yêu cầu HS đưa ra VD minh họa cho điều em vừa nói, thì HS cho được VD: -“ Khi muốn bày tỏ sự cảm kích người khác thì không nên nói “cảm ơn” một cách ngắn gọn, vì như vậy là thiếu tình cảm, mà nên nói “em cảm ơn cô rất nhiều ạ”, khi xin lỗi cũng vậy; đặc biệt nghĩa tình thái còn rất hữu hiệu khi ta sử dụng để tỏ tình ạ”…..Lớp học thật sôi nổi khi GV yêu cầu thêm 1,2 HS chia sẻ những tình huống, hoàn cảnh có sử dụng hiệu quả nghĩa tình thái.
Như vậy, phần lớn HS ở lớp TN đưa ra được các VD minh họa lý thuyết, có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hằng ngày. Đây là kết quả thu nhận bước đầu khi áp dụng quan điểm giao tiếp vào việc dạy học các bài ngữ pháp. Sự khác biệt rõ nét ở lớp ĐC, các em HS kg có hoạt động tìm VD, phần lớn GV dạy lớp ĐC chỉ yêu cầu trả lời câu hỏi và những câu hỏi đó không khó.
Cuối đợt TN, chúng tôi điều tra để lấy ý kiến của HS lớp TN về cách dạy học TV theo quan điểm giao tiếp mà các em đã được học trong thời gian vừa qua. Mục đích của việc làm này không chỉ để GV hiểu được nguyện vọng học tập của HS mà còn để có thêm cơ sở để đánh giá hiệu quả của quan điểm giao tiếp trong dạy học ngữ pháp, xem xét hiệu quả của công việc TN.