6. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Hướng khai thác các bài học Ngữ pháp theo quan điểm giao tiếp
Hầu hết các bài học ngữ pháp trong SGK chương trình THPT là các bài thực hành. Trước mỗi tiết học, GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà và mở đầu tiết học bằng một trò chơi, một câu chuyện mở, cũng có thể là một tình huống giao tiếp để dẫn dắt vào bài học.
Hình thức dạy học phổ biến khi vận dụng quan điểm giao tiếp là GV chia nhóm, tổ để HS thảo luận, thuyết trình. HS sẽ trình bày nội dung mà nhóm chuẩn bị, các nhóm HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của mỗi nhóm và chốt lại vấn đề của nội dung bài học đó. GV đánh giá cao và cho điểm tốt những HS trình bày đúng theo những tiêu chí đã thống nhất từ đầu năm học. Đến phần củng cố, GV có thể cho một bài tập thực tế hoặc một tình huống giao tiếp để HS xử lý. GV nên nhấn mạnh cho HS biết tình huống này được ứng dụng vào hoàn cảnh nào , có tác dụng và có lợi ích gì, HS sẽ đạt được hiệu quả gì trong giao tiếp khi nắm vững bài học này…
Tùy theo mỗi tiết học, GV có thể không yêu cầu HS lên bảng thuyết trình mà hướng dẫn các em phân tích, tìm hiểu các ví dụ trong SGK, rút ra nội dung lý thuyết của bài học. GV cần cho thêm VD thực tế, (nên là VD vui, gần gũi với HS) để minh họa cho sinh động bài học .
Với những hướng triển khai nội dung bài học như trên, GV sẽ giúp HS tự khám phá, chiếm lĩnh nội dung bài học, phát huy tính tích cực trong học tập, có thói quen làm việc hợp tác, có sự giao tiếp với bạn bè trong lớp. Dưới đây, người viết xin trình bày hướng dạy bài học ngữ pháp theo quan điểm giao tiếp, các bài học được triển khai theo nhiều phương pháp:
- Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: Ở phần ngữ pháp, GV tích dạy phần này, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành
+ Về sửa câu sai: Ôn lại lý thuyết về câu, đoạn văn và xác định những lỗi sai thường gặp khi viết câu qua các ngữ liệu cụ thể, GV chia lớp thành hai đội, cho thi một cuộc thi nhỏ , phát phiếu học tập, tìm hiểu về 5 VD , có thể trình bày các VD trong phiếu học tập hoặc trên máy chiếu. HS thảo luận và trình bày trong 7 phút, thay phiên nhau lên bảng viết ý kiến của nhóm. GV sửa bài và yêu cầu mỗi nhóm cử HS lên bảng vẽ sơ đồ các lỗi sai thường gặp, cử đại diện thuyết minh dấu hiệu nhận biết cách sửa. GV cần giúp HS mở rộng thêm những trường hợp câu sai do mơ hồ về đại từ nhân xưng, về từ vựng , về ngữ cảnh….Mỗi trường hợp cần đưa ra những ví dụ cụ thể minh họa. Sau đó, GV chia lớp thành hai nhóm bốc thăm hai phần a, b trong SGK, thảo luận trong vòng 5 phút và lên bảng làm bài.
+ Ở phần bài tập: Ngoài các bài tập trong SGK, GV bổ sung thêm những bài tập phát hiện và chữa lỗi sai, các nhóm thảo luận và trả lời.
- Ngữ cảnh:
+ Ở phần I: Khái niệm, GV hướng dẫn Hs tìm hiểu VD trong SGK, sau đó bổ sung thêm một VD mà HS đã biết (đơn giản, ngắn gọn hơn), HS phân tích và hình thành khái niệm về ngữ cảnh.
+ Phần II: Các nhân tố của ngữ cảnh, GV chiếu một đoạn phim và đặt những câu hỏi gợi ý HS phân tích, hình thành các khái niệm về nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ, văn cảnh. Sau đó, yêu cầu các em tìm hiểu VD trong SGK và thảo luận nhóm để xây dựng những tình huống giao tiếp để các nhóm khác phân tích.
+ Phần III: Vai trò của ngữ cảnh, GV cho VD bằng hình ảnh, yêu cầu HS đặt câu phù hợp với hình ảnh được đưa ra ( điều này giúp HS rèn luyện kỹ năng lựa chọn từ ngữ đặt câu). Từ đó, dẫn dắt HS đến vai trò của ngữ cảnh đối với người nói (người viết) và quá trình sản sinh lời nói câu văn. GV yêu cần HS thảo luận nhóm cho VD mnh họa bài học. Tương tự, GV cho VD là một câu nói, yêu cầu HS xác định ngữ cảnh của câu nói, nhận ra vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh lời nói và câu văn.
- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu: GV gợi ý HS chuẩn bị bài trước, nhớ lại các kiến thức đã học về các bộ phận trong câu, khái niệm câu đơn và câu ghép.
+ Phần I và phần II: Trật tự trong câu đơn và câu ghép, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm phân tích các VD trong SGK, rút ra nhận xét, kết luận. GV yêu cầu các nhóm thảo luận để đưa ra thêm VD cho thấy vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận trong câu trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết ý trong văn bản, GV cần lưu ý HS: Trong một ngữ cảnh hay một văn bản thì thường có một cách sắp xếp các bộ phận tối ưu. GV cho VD và gợi ý HS cần so sánh, đối chiếu để nhận ra tác dụng của mỗi cách sắp xếp. Một số trường hợp, trật tự sắp xếp làm cho câu văn mơ hồ, tối nghĩa. Phân tích những trường hợp này để nâng cao ý thức lựa chọn trật tự sắp xếp các bộ phận khi nói và viết. GV có thể đưa ra thêm một số tình huống giao tiếp vi phạm về trật tự các bộ phận trong câu , để lưu ý HS một số tác hại trong việc lựa chọn không đúng trật tự trong câu, rút kinh nghiệm trong giao tiếp và để giao tiếp đạt hiệu quả hơn.
GV cần chú ý rèn luyện HS có kỹ năng nhận biết và phân tích vai trò của trật tự các bộ phận trong câu đơn và câu ghép khi câu nằm trong một ngữ cảnh nhất định. Ngoài ra, HS cần có kỹ năng sửa lỗi câu sai, sắp xếp một cách tối ưu trật tự các bộ phận để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
- Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản: Trước tiết học, GV yêu cầu
HS xem lại các kiến thức đã học về các bộ phận trong câu trong SGK Ngữ văn 7, tập 2 và SGK Ngữ văn 9, tập 2. Để bắt đầu tiết học, GV có thể chọn một tình huống giao tiếp dễ hiểu từ thực tế để các em phát hiện các kiểu câu quen thuộc.
+ Phần I: Dùng kiểu câu bị động
GV hướng dẫn HS tìm hiểu, phân tích VD trong SGK, tìm thêm VD về câu bị động trong thực tế, từ đó rút ra ý nghĩa và cách sử dụng câu bị động. GV cung cấp thêm một số VD về câu bị động và yêu cầu HS chuyển câu bị động thành câu chủ động.
+ Phần II: Dùng kiểu câu có khởi ngữ:
Cũng tương tự như ở phần I, GV gợi ý HS phân tích VD trong SGK để rút ra ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng câu có khởi ngữ. Sau đó, GV phát phiếu học tập dạng điền khuyết thông tin để HS thảo luận, điền phần khởi ngữ cho phù hợp.
+ Phần III: dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống,:
GV yêu cầu HS nhắc lại các dạng trạng ngữ đã học ở các lớp dưới, sau đó phân tích các VD trong SGK, rút ra ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng câu có trạng ngữ chỉ tình huống. GV nhấn mạnh để HS ý thức được những thông tin thứ yếu và chủ yếu trong câu, từ đó, hình thành nên kỹ năng đặt câu đúng mục đích giao tiếp.
+ Phần III: Tổng kết về việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản
Phần này có ba câu hỏi, GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận, hết thời gian thảo luận, GV gọi HS trả lời, nhóm khác bổ sung, nhận xét . GV đánh giá chung và kết luận lại đáp án câu hỏi. GV cần lưu ý nhấn mạnh tác dụng và mục đích sử dụng mỗi kiểu câu tùy theo từng ngữ cảnh nhất định,
Kĩ năng HS cần rèn luyện ở bài này là nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo của ba kiểu câu ( câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống), phân tích được tác dụng và mục đích sử dụng của ba kiểu câu đó sao cho thích hợp với sự triển khai các ý trong văn bản.
- Nghĩa của câu:
Bài này gồm hai tiết, GV dạy theo tiến trình bài học, bắt đầu từ nội dung đến bài học. GV chia nhóm để HS thảo luận làm phần luyện tập khi tìm hiểu phần nghĩa sự việc. Đến phần nghĩa tình thái, GVcho VD gần gũi với HS để các em nhận ra nghĩa tình thái luôn có ở trong câu, trong cuộc sống hằng ngày, từ VD đó mà lien hệ đến nội dung bài học, GV hướng dẫn HS phân tích VD trong SGK và tự các em khái quát lại nội dung lý thuyết của bài học. Sau đó, GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm VD trong giao tiếp hằng ngày của các em hoặc VD trong văn bản văn học để minh họa lý thuyết bài học. GV nên tổng hợp các từ tình thái ứng với từng nội dung đề mục vào một bảng để HS dễ hình dung bài học. GV phải lưu ý HS nghĩa tình thái luôn có trong câu, trong phát ngôn, kể cả những câu không có nghĩa sự việc (câu cảm thán)
Phần luyện tập: HS thảo luận nhóm giải quyết 4 bài tập trong SGK. Hết thời gian thảo luận, GV gọi đại diện nhóm lên bảng làm bài và thuyết minh bài làm của ḿnh. Riêng bài tập 4 giúp các em rèn luyện kỹ năng đặt câu, GV cần lưu ý các em đặt câu đúng ngữ pháp và có ý nghĩa. GV gọi HS phá biểu suy nghĩ của mình về vai trò, tác dụng của nghĩa tình thái trong giao tiếp. GV nhấn mạnh thêm lợi ích của việc nắm vững
nghĩa tình thái trong giao tiếp có thể giúp người nói thể hiện đúng mực thái độ của mình, người nghe tiếp nhận cảm thấy thoải mái, đồng thời người nói có thể nắm được thái độ, tình cảm của người nghe đối với mình để từ đó có cách cư xử phù hợp…)
Đối với bài học này,, GV chủ yếu rèn luyện cho HS kỹ năng nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu, tạo câu có hai thành phần nghĩa thích hợp, phát hiện và sửa lỗi sai về nội dung ý nghĩa của câu.
Trên đây là một số hướng dạy học các bài ngữ pháp có vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo quan điểm giao tiếp. Tất cả nhằm giúp HS rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sản sinh lời nói, giúp HS sử dụng Tiếng Việt, thực hành cách thức giao tiếp đạt hiệu quả, bởi quan điểm dạy học giao tiếp nghĩa là dạy trong giao tiếp, bằng giao tiếp và để giao tiếp.