Quan điểm giao tiếp với việc lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học ngữ

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học ngữ pháp ở bậc trung học phổ thông (ban cơ bản) (Trang 42 - 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3.Quan điểm giao tiếp với việc lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học ngữ

Cũng tương tự như những phần khác trong bài, phần ngữ pháp cũng chủ yếu đưa ra các ngữ liệu trong đó có những lỗi ngữ pháp thường gặp như: câu thiếu chủ ngữ, câu thiếu vị ngữ, giữa các câu trong một đoạn văn thiếu tính logic. Số lượng bài tập và ví dụ đưa ra khá phong phú. Những ví dụ và bài tập được đưa ra đều nhằm hướng HS nhận ra các lỗi sai về cấu trúc ngữ pháp. Bên cạnh đó, HS còn nhận thức được giá trị của sự liên kết giữa các câu trong một văn bản, không những hình thành kỹ năng viết câu đúng mà còn phải có sự liên kết trong một văn bản. Không những thế, qua bài học này, HS còn hình thành kỹ năng tạo câu văn mang tính biểu cảm và có hình tượng.

2.2.3. Quan điểm giao tiếp với việc lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học ngữ pháp pháp

Quan điểm giao tiếp có một vị trí đặc biệt trong dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học ngữ pháp nói riêng. Bởi vì, giao tiếp vừa là cách thức vừa là mục đích học tập. Thông qua giao tiếp và bằng con đường giao tiếp trong các tình huống nói năng gần với hiện thực, HS được thường xuyên luyện tập sử dụng lời nói, từ đó, kỹ năng giao tiếp của các em được hình thành một cách toàn diện và bền vững. Về một phương diện nào đó, khi dạy học theo quan điểm giao tiếp, GV và HS cũng đã sử dụng phương pháp Phân tích ngôn ngữ là phương pháp Luyện tập theo mẫu. Bởi vì hoạt động giao tiếp bằng lời phải thông qua ngôn ngữ và luyện tập theo mẫu không thể tách khỏi những tình huống giao tiếp và hoạt động giao tiếp cụ thể.

Hiện nay, có nhiều phương pháp thể hiện quan điềm giao tiếp nhưng đều hướng đến việc luyện tập sản sinh và tiếp nhận lời nói.

Khi luyện tập tiếp nhận lời nói, HS cần được luyện tập lĩnh hội ngôn bản không chỉ căn cứ vào các phương tiện ngôn ngữ mà còn cần dựa vào nhiều các nhân tố khác có liên quan đến hiệu quả nghe, đọc. Đó là:

+Sự chi phối của ngữ cảnh: Muốn hiểu đúng và đủ ý nghĩa của một từ, một phát ngôn, cần đặt từ hay phát ngôn đó trong mối quan hệ với từ hay phát ngôn khác. Bởi vậy, rất nhiều trường hợp, một phát ngôn hay một từ tách riêng có ý nghĩa không giống hoặc không hoàn toàn giống với khi chúng đi vào hoạt động lời nói.

+ Sự chi phối của các yếu tố kèm lời như: ánh mắt, vẻ mặt, điệu bộ, cử chỉ,..

+ Sư chi phối của các nhân tố giao tiếp như: mối quan hệ giữa người phát và người nhận thông tin, tình huống giao tiếp…

+ Sự chi phối của những hiểu biết chung giữa các nhân vật giao tiếp. Ví dụ: cũng là phương pháp thảo luận nhóm nhưng khi áp dụng thì sẽ có sự khác biệt giữa một lớp giỏi và một lớp trung bình.

Với những điều lưu ý trên, người viết đã tiến hành khảo sát một số phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp như sau:

2.2.3.1. Phương pháp nêu vấn đề

- Mô tả PP

Phương pháp nêu vấn đề là cách dạy học mà GV tạo ra tình huống có vấn đề, chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết và điều khiển HS phát hiện, giải quyết vấn đề qua đó giúp HS lĩnh hội được tri thức. “ Dạy học giải quyết tình huống có vấn đề là PP dạy học, trong đó GV tạo ra tình huống có vấn đề, điều khiển người học phát hiện vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ năng và đạt được các mục đích dạy học khác” [sđd, tr. 261]. Dạy học nêu vấn đề - orixtic không phải là một phương pháp dạy học cụ thể, đơn nhất. Nó là một phần hệ phương pháp dạy học chuyên biệt hóa, tức là một tập hợp nhiều phương pháp dạy học liên kết chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó phương pháp xây dựng bài toán orixtic giữ vai trò trung tâm chủ đạo. Dạy học nêu vấn đề- orixtic có ba đặc trưng cơ bản:

+ GV đặt ra trước HS một loạt những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm, nhưng chúng được cấu trúc lại một cách sư phạm, gọi là những bài toán nêu vấn đề orixtic.

+ HS tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán orixtic như mâu thuẫn của nội tâm mình và được đặt vào tình huống có vấn đề, tức là trạng thái có nhu cầu bên trong bức thiết muốn giải quyết bằng được bài toán đó.

+ Trong và bằng cách tổ chức bài toán orixtic mà HS lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách thức giải và do đó có được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo.

PP nêu vấn đề nhằm để HS tìm hiểu và khắc sâu kiến thức trong tình huống có chứa đựng mâu thuẫn.

- Cách tiến hành

Phương pháp nêu vấn đề được tiến hành theo những bước dưới đây Bảng 1.1. Bảng các bước tiến hành PP nêu vấn đề trong dạy học

Các bước

Hoạt động của GV và HS Chuẩn bị, thao tác của GV

1 GV đưa ra tình huống có vấn đề và đưa ra hệ thống câu hỏi - HS phát hiện dạng vấn đề nảy sinh, vấn đề cần giải quyết

- Lựa chọn nội dung dạy học bằng PP nêu vấn đề

- Xây dựng tình huống có vấn đề và câu hỏi

- Lựa chọn hình thức làm việc cho HS: cá nhân hay nhóm

2 HS tiến hành giải quyết vấn đề - Đưa ra những gợi ý cần thiết - Quan sát lớp

- Dự kiến trước những câu trả lời của HS, những tình huống có thể xảy ra khi HS thảo luận

3 HS trình bày kết quả, rút ra kiến thức có được từ việc giải quyết vấn đề

- Phân tích ý kiến của HS

- Đánh giá phần làm việc của HS

4 GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhấn mạnh kiến thức trọng tâm

- Yêu cầu sư phạm

Yếu tố cơ bản quan trọng đảm bảo sự thành công của PP nêu vấn đề là tình huống có vấn đề phải vừa lôi cuốn HS vừa kích thích nhu cầu hiểu biết lại vừa phù hợp với trình độ, nhận thức và khả năng giải quyết vấn đề của HS. Tình huống khó quá hay dễ quá sẽ không thể tạo được động lực học tập ở đa số HS. Một số tình huống có vấn đề trong dạy học có thể có những dấu hiệu sau:

+ Chứa đựng một mâu thuẫn giữa tri thức cũ (cái đã biết) và tri thức mới (cái cần khám phá). Mâu thuẫn này phải vừa sức và mang tính sư phạm.

+ Tri thức cũ là nền tảng, là cơ sở để HS tìm lời giải. + Đáp án của vấn đề là đáp án mở.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Ngữ cảnh”, GV có thể nêu tình huống trước khi vào bài “ Trên đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi : “Thưa Bác, Bác có đồng hồ không ạ?”. Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? Nó nhằm mục đích gì?

Căn cứ vào tình huống mà HS nêu ra qua các câu trả lời, GV điều chỉnh và bổ sung.

Ví dụ 2: Khi dạy bài “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu”. GV có thể nêu tình huống sau: Cho đoạn văn hội thoại:

Con gái nói với mẹ:

-Anh ấy nhà nghèo nhưng rất đẹp trai.

Mẹ khuyên con gái:

-Mẹ thấy anh ấy đẹp trai nhưng nhà rất nghèo

Tại sao lại có sự thay đổi trật tự sắp xếp các bộ phận in đậm như vậy? Trật tự sắp xếp các bộ phận câu trong các câu trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung?

GV cho HS nhận xét và rút ra mục đích nói của các nhân vật trong ngôn bản trên. Trật tự sắp xếp trước sau của các cụm từ in đậm trong các câu gắn liền với mục đích nói: -Trọng tâm thông báo của cô gái là “rất đẹp trai”. Bà mẹ không phủ nhận nội dung thông báo của cô con gái nhưng có ý khuyên con nên thận trọng trước khi quyết định “chọn” chàng trai là người yêu.→Trật tự sắp xếp các bộ phận câu trong các câu có tác dụng trong việc thể hiện nội dung của văn bản (ngôn bản).

- Ưu điểm:

+ PP dạy học nêu vấn đề kích thích tư duy và tính tích cực của HS trong học tập. HS biết nêu giả thuyết, biết động não suy nghĩ để giải quyết vấn đề đặt ra.

- Nhược điểm:

+ Quá trình suy nghĩ của HS làm mất nhiều thời gian, dẫn đến tiết dạy bị cháy giáo án.

+ Việc lựa chọn tình huống có vấn đề đòi hỏi GV phải thật sự đầu tư nhiều thời gian và công sức bởi không phải tình huống nào cũng có vấn đề để việc giảng dạy đạt hiệu quả cao.

2.2.3.2. Phương pháp thảo luận nhóm (dạy học hợp tác)

- Mô tả PP:

Đây là phương pháp giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập dưới hình thức làm việc theo nhóm để tìm câu trả lời cho một yêu cầu xác định.

Học hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học trong đó các nhóm HS cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ học tập do GV nêu ra, từ đó rút ra bài học dưới sự hướng dẫn của GV” [Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức dạy học hợp tác, NXB Giáo dục, 2000, tr. 2]. Học hợp tác đòi hỏi từng thành viên trong nhóm phải đóng góp ý kiến trực tiếp và tích cực vào giải quyết nhiệm vụ chung nên sẽ tạo ra môi trường giao tiếp trực tiếp, sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò, trong đó, vai trò của mỗi HS gần như ngang nhau. Do vậy, hình thức thảo luận nhóm như trên còn được gọi là học hợp tác.

- Cách tiến hành

Bảng 1.2 Bảng các bước tiến hành PP thảo luận nhóm trong dạy học

Các bước

Hoạt động của GV và HS Chuẩn bị, thao tác của GV

1 GV chia nhóm, giao nội dung, quy định về thời gian thảo luận cho các nhóm.

Lựa chọn nội dung thảo luận, GV có thể viết câu hỏi lên bảng, viết sẵn ra giấy photo cho mỗi nhóm, chiếu trên máy… 2 Các nhóm thảo luận GV quan sát, hỗ trợ, có thể điều chỉnh ,

nhắc nhở hoạt động của các nhóm khi cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 GV tổ chức cho HS thảo luận chung trên lớp bằng cách yêu cầu các nhóm trình bày kết quả và bổ sung. GV bổ sung, chốt lại vấn đề và nhận xét, đánh

Nêu câu hỏi gợi mở để HS suy nghĩ tiếp về những vấn đề mà các nhóm chưa tìm ra câu trả lời. Quá trình này giúp HS tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được bằng cách so sánh ý kiến của nhóm mình

giá. với các nhóm khác và với ý kiến của GV - Yêu cầu sư phạm

+ Vai trò của GV trong các giờ tổ chức thảo luận nhóm là: tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động học tập của HS chứ không làm thay cho HS.

+ Trước tiên, GV phải thiết các bài tập, các vấn đề, các tình huống cho HS giải quyết. Các bài tập thảo luận nhóm phải là thử thách đối với HS, yêu cầu HS phải suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết. Sự thành công của của thảo luận nhóm là GV nêu ra được các vấn đề thú vị, thách thức, buộc HS phải cùng nhau hợp tác để có thể tìm ra câu trả lời.

Ví dụ: Khi dạy bài “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu”, ngoài các bài tập trong SGK, GV có thể bổ sung thêm bài tập thảo luận nhóm sau:

Đọc chuỗi câu sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. (2) Đi thăm bênh nhân về giữa đêm khuya. (3) Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây. (4) Nghĩ gì đấy Th ơi?

(Nhật ký Đặng Thùy Trâm)

a. Sắp xếp các câu trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh

b. Nhận xét trật tự sắp xếp các trạng ngữ và tác dụng của chúng trong đoạn văn trên.

GV tổ chức thảo luận nhóm 5HS (4 nhóm) trong 3 phút để sắp xếp trật tự các câu, sau đó các nhóm trình bày. GV chố lại thứ tự sắp xếp như sau: (2)-(1)-(3)-(4). Các trạng ngữ được sắp xếp theo trình tự thời gian và diễn tiến của sự việc.

Bài tập trên không nằm trong SGK, mức độ khó vừa đủ để kích thích HS tìm tòi tham gia thảo luận, các em sẽ phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. + GV phải tạo không khí cởi mở, thoải mái trong tiến trình thảo luận, tiến gần đến các nhóm, nhắc nhở các em về thời gian, giải đáp thắc mắc, lắng nghe ý kiến HS

+ Cần lưu ý rằng, thảo luận nhóm là cách dạy giúp các em rèn luyện kỹ năng nói và làm cho các em mạnh dạn nói lên ý kiến của mình dù có thể là ý kiến sai. Do đó, GV cần tạo điều kiên cho tất cả các nhóm được trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

+ Việc chia nhóm đóng vai trò quan trọng trong dạy học hợp tác. Có nhiều loại nhóm: nhóm 2 HS, nhóm 4-5 HS, nhóm ghép, nhóm kim tự tháp và nhóm trà trộn…, GV nên căn cứ vào nội dung thảo luận, tình hình lớp học mà chọn loại nhóm cho phù hợp. Nhóm có thể chia theo tổ, theo vị trí ngồi, theo số thứ tự. Song dù theo cách nào thì cần đảm bảo trình độ của các nhóm tương đối ngang nhau, trong mỗi nhóm có đủ HS giỏi, khá và trung bình, yếu của lớp.

+ Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau nhưng mức độ khó phải tương đương nhau để đảm bảo sự công bằng trong học tập.

- Ưu điểm:

+ Dạy học hợp tác giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo, năng lực tư duy của HS, tập cho HS khả năng nhận xét, đánh giá một vấn đề, bộc lộ suy nghĩ cá nhân của mình, đồng thời, các em sẽ có cơ hội trao đổi học hỏi từ thầy và nhiều bạn torng lớp. Trong quá trình thảo luận, HS có thể bổ khuyết cho nhau những “lỗ hổng” về tri thức, thái độ. Các em cũng sẽ được tăng cường thêm sự tự tin và nâng cao lòng tự trọng của bản thân khi vấn đề được giải quyết.

+ Ngoài ra, kĩ năng xã hội của người học cũng được rèn luyện và phát triển trong quá trình hợp tác học tập với bạn. Kĩ năng xã hội của một người được thể hiện ở thái độ biết lắng nghe, biết tôn trọng, khen trước ý kiến hay và biết góp ý nhận xét với thái độ chân thành; ở khả năng sắp xếp, phân công công việc trong nhóm. Quá trình học hợp tác sẽ tạo môi trường cho người học cơ bản có được những khả năng này. Cũng qua hợp tác, mối quan hệ tích cực giữa các thành viên như sự quan tâm, hỗ trợ cũng dần được hình thành. Ngoài ra, khi mà kết quả chung của nhóm được quyết định bởi cách làm việc của từng thành viên thì mỗi người sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc.

+ Dạy học hợp tác cũng tạo cho GV một phong cách dạy học mới, luôn sáng tạo, linh hoạt để có thể tạo nên cho lớp học một không khí học tập sôi động và tích cực.

- Nhược điểm:

+ Nếu GV quản lý không tốt, không theo dõi quá trình thảo luận thì các nhóm sẽ có hiện tượng một vài thành viên yếu kém ngại trao đổi, dẫn đến thụ động, ỷ lại vào các bạn khá hơn.

+ Thời gian trong một tiết học chỉ 45 phút, HS có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau để tranh luận, nếu GV tổ chức thảo luận không tốt sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến dẫn đến cháy giáo án.

+ Lớp học có thể ồn do các nhóm cùng thảo luận.

2.2.3.3. Phương pháp phản ứng nhanh

- Mô tả PP

Phản ứng nhanh là hoạt động học tập sôi nổi và cho ra nhiều ý tưởng hơn so với cách

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học ngữ pháp ở bậc trung học phổ thông (ban cơ bản) (Trang 42 - 53)