6. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Thiết kế giáo án
Hiện nay có nhiều cách gọi khác nhau về giáo án. Có người gọi đó là “thiết kế bài giảng”, có người gọi là “kế hoạch dạy học” , “kế hoạch bài giảng”, …vì vậy, để thống nhất cách hiểu, người viết xin được sử dụng khái niệm “giáo án” trong suốt bài suốt quá trình viết bài.
Giáo án là phương pháp giảng dạy và giáo dục của bài học, thể hiện năng lực tổng hợp, trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm của GV. Thiết kế giáo án là xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ giữa GV và HS nhằm đạt được mục tiêu bài học.
Kiến thức của giáo án là sự đúc kết, chọn lọc những kinh nghiệm giảng dạy của người thầy được tích lũy theo thời gian, tác động đến người học trong quá trình tiếp thu tri
thức mới, nó mang tính định hướng rõ rệt về nội dung, mục đích dạy học và sự gắn bó chặt chẽ giữa nội dung với phương pháp dạy học.
Nội dung trong giáo án là sự tích hợp kiến thức, là cách giúp HS đi tìm kiến thức mới, hệ thống hóa những hiểu biết của mình trên cơ sở những gì đã học. Nó được soạn trên cơ sở lấy chiến lược hoạt động của HS làm chính, giúp HS tự vận động và phát triển nhận thức. Những nội dung của bài dạy sẽ được triển khai trong mỗi tình huống dạy học, thành các công đoạn, các hoạt động cụ thể.
Chất lượng của giáo án được thể hiện ở sự vận dụng linh hoạt, phong phú, có hiệu quả các phương pháp, thủ pháp dạy học, thể hiện sự đan xen giữa hoạt động giảng dạy của thầy và các hoạt động hoạc tập của trò. Tính linh hoạt trong cách triển khia bài giảng phải được đề cao để đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ khác nhau của bài giảng và tạo ra hứng thú học tập cho HS (thể hiện ở cách tạo tình huống vấn đề, cách triển khai từng vấn đề, cách sử dụng các loại câu hỏi, cách giải bài tập…)
Giáo án dạy học có thể được thiết kế theo trình tự các bước sau: Mục tiêu cần đạt
Chuẩn bị của GV (chuẩn bị về phương pháp dạy học, về phương tiện, hình thức dạy học)
Chuẩn bị của HS
Tiến trình bài học: gồm 3 bước:
Bước 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới. Bước 2: Tổ chức dạy học bài mới
Bước 3: Củng cố, dặn dò.
Để thuận tiện cho công việc thực nghiệm, chúng tôi chọn ra 4 bài ngữ pháp phù hợp khi giảng dạy theo quan điểm giao tiếp gồm 1 bài thuộc chương trình lớp 10 và 3 bài thuộc chương trình lớp 11.
2.4.3.1. Thiết kế giáo án bài “Ngữ cảnh”
A. Mục tiêu bài học:
- Giúp HS nắm được khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với ững nhân tố của nó.
- HS biết nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
B. Yêu cầu và chuẩn bị:
1.Đối với GV:
-Có giáo án, SGK Ngữ văn 11-Tập 1, SGV Ngữ văn 11-Tập 1, Bài tập Ngữ văn 11-Tập 1 -Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, chuẩn bị giáo án, phiếu học tập
2.Đối với HS:
-Mỗi HS phải có SGK Ngữ văn 11-tập , Bài tập Ngữ văn 11-tập 1 -Soạn bài trước ở nhà.
C. Phương pháp dạy học:
-Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề - Phương pháp phản ứng nhanh -Phương pháp thuyết giảng
D. Tiến trình dạy học: I/Kiểm tra bài cũ:
GV chuẩn bị câu hỏi kiểm tra có thể dẫn vào bài học mới như: Hoạt động giao tiếp chủ yếu của con người là hoạt động nào? HS trả lời: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
II/Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống, khi các em giao tiếp với người khác, các em cần lưu ý những vấn đề gì để cuộc giao tiếp đạt hiệu quả, đúng như mình mong muốn? Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm được điều đó.
1.Hoạt động 1: Hình thành khái niệm ngữ cảnh
-GV yêu cầu HS đọc ngữ liệu: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”. GV tạo tình huống, nếu đột nhiên nhận được câu nói đó, ta hiểu nó như thế nào. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, cần biết những điều gì?
-HS thảo luận (5HS/nhóm): người nói/người viết, người nghe/người đọc là ai? Quan hệ của họ như thế nào? Thời gian, nơi chốn của câu nói? Họ trong câu nói là ai? Chưa ra là hoạt động gì? Muộn là sao
+HS có thể đi đến nhận định chung: không thể trả lời các câu hỏi đã nêu
-GV hướng dẫn HS đến cá khái niệm: quá trình tạo lập và lĩnh hội, hai vai, bối cảnh, quan hệ các đơn vị ngôn ngữ được sử dụng, tổ chức,…
-HS xem lại văn bản “Hai đứa trẻ” ở đoạn trích có câu nói lấy làm ngữ liệu. Trả lời các câu hỏi, tự hình thành khái niệm.
-GV trình bày trên máy chiếu hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng trong văn bản. HS ghi bài học
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó người nói/người viết sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe/người đọc căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh.
-GV dùng phương PP nêu tình huống, vấn đáp để HS tìm hiểu nhân vật giao tiếp: +Hoạt động giao tiếp gồm những người nào tham gia?
-GV đưa ra tình huống giao tiếp:
Ngày nghĩ, Nam đến nhà An chơi, vừa thấy An, Nam đã reo to: -Này An, đang làm gì thế?
-Mình đang trồng mấy cây hoa mà ba mình mới đem về.
Bỗng bố An từ trong nhà đi ra đem theo rất nhiều cây nhỏ nữa, Nam nhanh nhẩu: -Dạ, cháu chào Bác ạ, cho cháu giúp Bác với.
-GV phát vấn: Các em có thấy sự khác nhau khi Nam giao tiếp với An và giao tiếp với bố An không?
-HS trả lời và rút ra nhận định:
Quan hệ, vị thế của nhân vật giao tiếp chi phối nội dung, hình thức của câu văn, lời nói.
+Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa): Gồm toàn bộ các nhân tố lịch sử, địa lý, chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, phong tục, tập quán…ở bên ngoài ngôn ngữ. Tạo nên môi trường giao tiếp chi phối cả người nói/người viết, người nghe/người đọc và hai quá trình tạo lập, lĩnh hội câu văn, lời nói. Bối cảnh văn hóa của các văn bản văn học là hoàn cảnh sáng tác của nó.
-GV yêu cầu HS nhắc lại hoàn cảnh ra đời của ba văn bản văn học mà các em đã được học +Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống): Gồm thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể. Tình huống luôn thay đổi, kéo theo quan hệ, vị thế, tình cảm, cảm xúc của nhân vật giao tiếp thay đổi. Tất cả đều chi phối nội dung, hình thức câu văn, lời nói.
+Hiện thực được nói tới: Có thể là hiện thực bên ngoài hoặc bên trong (tâm trạng) của nhân vật giao tiếp. Tạo nên đề tài và nghĩa sự việc cho câu nói. Tạo nên phần nghĩa biểu vật, là cơ sở cho việc quy chiếu của từ ngữ.
+Văn cảnh: Bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Có dạng viết, dạng nói. Có văn bản đơn thoại, đối thoại. -GV yêu cầu HS thảo luận trong 5 phút tìm một ví dụ trong các văn bản văn học và phân tích bối cảnh ngoài ngôn ngữ của văn bản đó.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểm vai trò của ngữ cảnh -GV dùng PP phát vấn:
+Đối với người nói/người viết thì việc quan tâm đến ngữ cảnh có tác dụng gì không? +Ngữ cảnh có ảnh hưởng đến người nghe/người đọc như thế nào?
+Các em có thể nêu ví dụ để cho thấy vai trò của ngữ cảnh -GV có thể bổ sung thêm tình huống: Chúng ta hiểu gì khi nghe:
+Hai người đàn bà nói chuyện với nhau giữa chợ rằng: “Đem cá về kho” +Người quản lý ở nhà máy chế biến yêu cầu công nhân: “Đem cá về kho”
-Từ đó, GV yêu cầu HS tự rút ra vai trò của ngữ cảnh đói với người nói/người viết và người nghe/người đọc.
-GV phát phiếu học tập, kiểm tra lại mức độ hiểu bài của HS bằng hình thức trắc nghiệm khách quan:
+Ngữ cảnh gồm có bao nhiêu nhân tố
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
+Hãy chọn thông tin không phải là nhân tố của ngữ cảnh: A. Văn cảnh
B. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ C. Nhân vật giao tiếp
D. Người chuẩn bị cuộc hội thảo
5.Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập. -GV dùng PP tình huống giáo dục
Bài 1: Xuất xứ của ngữ liệu, hoàn cảnh ra đời của bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bài 2: Xuất xứ tình huốn giao tiếp là ý thơ, hiện thực tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bài 3: Hiểu biết về thơ Tú Xương, về gia cảnh của nhà thơ, hiện thực tâm trạng của nhà thơ.
Bài 4: Hoàn cảnh sáng tác của Vịnh khoa thi hương” Bài 5: Xác định bối cảnh giao tiếp hẹp của ngữ liệu.
2.4.3.2. Thiết kế giáo án bài “Thực hành một số kiểu câu trong văn bản”
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Thông qua thực hành củng cố và nâng cao:
+ Kiến thức và cấu tạo của ba kiểu câu: câu bị động, câu có khởi ngữ. câu có trạng ngữ chỉ tình huống.
+ Kiến thức về sự liên kết của các câu trong văn bản.
+ Tác dụng của mỗi kiểu câu trên trong văn bản: tác dụng thể hiện nội dung thông tin, tác dụng liên kết trong văn bản.
+ Nhận diện và phân tích được đặc điểm cấu tạo của ba kiểu câu (câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống).
+ Phân tích được tác dụng về diễn đạt ý của ba kiểu câu đó trong văn bản. + Lựa chọn cách đặt câu sao cho thích hợp với sự triển khai ý trong văn bản.
B. Phương pháp thực hiện:
- Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp phát vấn, nêu vấn đề - Phương pháp phản ứng nhanh - Phương pháp gợi mở C. Tiến trình thực hiện: - Ổn định lớp - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu kiểu câu bị
động
-Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 7.
-GV phát vấn: Thế nào là câu chủ động? Nhắc lại cách chuyển của hai dạng câu này? *Ví dụ 1: Câu chủ động Câu bị động Nắng chiếu vào những cánh buồm nâu trên biển Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu
I.Dùng kiểu câu bị động. 1.Ôn lại kiến thức.
-Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động ).
-Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
-Việc chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại ở mỗi đoạn văn đều nhắm liên kết câu trong đoạn thành một
hồng rực lên. vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc… Có quãng biển được nắng xuyên xuống óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc… *Ví dụ 2:
-Đọc đoạn văn và xác định những câu (vế câu) có thể chuyển theo cặp tương ứng (chủ động-bị động).
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọc lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lung trên gốc cây mục, sắc da luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh…(Đoàn Giỏi).
a.Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất.
= Hương hoa tràm được nắng bốc thơm ngây ngất.
b.Gió đưa mùi hương ngọc lan xa, phảng phất khu rừng.
-Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động:
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị” hay “được” vào sau từ (cụm từ) ấy. + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
-Lưu ý: Không phải tất cả các câu có từ: “Bị, được” đều là câu bị động.
2. Bài tập (SGK)
Bài 1: Câu bị động: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
Bài 2: Câu bị động: Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.
II. Tìm hiểu câu có dùng khởi ngữ
1.Ôn lại kiến thức
* Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với.
= Mùi hương ngọt được gió đưa lan xa, phảng phất khu rừng.
c….sắc da luôn biến đổi =… sắc luôn được biến đổi
Hoạt động 2: Tìm hiểu câu có khởi ngữ
-GV phát vấn: Thế nào là khởi ngữ? Tìm khởi ngữ trong các câu sau:
+ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm . Điều này ông khổ tâm hết sức. (Khởi ngữ: Điều này).
+ Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. (khởi ngữ: Đối với chúng mình).
+ Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan- xi-pan ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu (khởi ngữ: một mình).
-GV phát vấn: Em hãy chuyển từ in đậm sau thành khởi ngữ:
+Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. → Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.;
+ Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được→ Hiểu thì hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
*Hoạt động 3: Kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
-GV phát vấn: Thế nào là trạng ngữ? Thêm trạng ngữ vào câu có ý nghĩa như thế nào?
2. Bài tập (sgk):
Bài 1: Câu có khởi ngữ: Hành thì nhà thị may lại còn (khởi ngữ: hành)
Bài 2: Chọn câu: Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “cô có cái nhìn sao mà xa xăm” (khởi ngữ: còn mắt tôi).
Bài 3:
a.Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập (khởi ngữ: tự tôi)
b. Cảm giác, tình tự, đời sống, cảm xúc, ấy là chiến khu chính của văn nghệ. (khởi ngữ: cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc).
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống.
1.Ôn lại kiến thức
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
-HS suy nghĩ trả lời
-GV: Em hãy xác định và gọi tên các trạng ngữ:
“Anh không ngờ đời Hạnh tiếp sau đó cho đến ngày lấy chồng đã phải lưu lạc khắp nơi…Bây giờ, Hạnh là bác sĩ và con cái đã lớn”. (Nguyễn Minh Châu).
Hoạt động 4: Tổng kết việc sử dụng ba kiểu câu trong văn bản.
HS tự thảo luận trả lời.
GV hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
2.Bài tập: (sgk)
-“Hãy dừng yêu”-Có cấu tạo là động từ. -“Thấy thị hỏi”-Có cấu tạo là động từ. -Chọn câu có trạng ngữ chỉ tình huống: Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời. - TN chỉ tình huống là: “Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường”.
IV. Tổng kết sử dụng ba kiểu câu trong văn bản.
2.4.3.3. Thiết kế giáo án bài “Nghĩa của câu”
A. Mục tiêu bài học:
- Nhận thức được những nội dung cơ bản của hai thành phần nghĩa trong câu.
- Lĩnh hội được hai thành phần nghĩa của câu, biết thể hiện được hai thành phần nghĩa của