Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học ngữ pháp ở bậc trung học phổ thông (ban cơ bản) (Trang 110)

6. Cấu trúc của luận văn

3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.7.1. Ưu điểm:

Từ những kết quả đã thu nhận được, chúng tôi thấy rằng dạy chương trình TV 10 theo quan điểm giao tiếp có nhiều ưu điểm như sau:

-Không khí học tập sinh động, cởi mở, nhẹ nhàng. Đây là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa lớp ĐC và lớp TN. Ở lớp ĐC không khí học tập khá trầm lắng, buồn tẻ bởi lời thuyết giảng đều đều của GV, bởi sự đơn điệu của những câu hỏi tái hiện và những câu trả lời được đọc lại trong SGK. 45 phút trôi qua khá nặng nề, ngột ngạt. Ở lớp TN, với những chuẩn bị chu đáo, kĩ càng về PP, hình thức dạy học, GV đầy đủ tự tin để hướng dẫn HS khám phá kiến thức nên tiết học diễn ra nhịp nhàng, cuốn hút. Cách GV vào bài bằng một tình huống có vấn đề hay cách tổ chức trò chơi (chơi để học) thật sự tạo không khí thoải mái làm nền ững khám phá, lĩnh hội, vận dụng tri thức ở người học. Chính bầu không khí tâm lí

trên đã kích thích hứng thú tinh thần học tập của HS. Tiết học diễn ra không chỉ có lời của GV mà còn là ý kiến phát biểu, tranh luận sôi nổi của HS.

- Học theo quan điểm giao tiếp, HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động hơn nên kết quả học tập đạt cao hơn. Thống kê cho thấy sau các bài kiểm tra, kết quả của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Để có được kết quả này, khi dạy ngữ pháp theo nguyên tắc giao tiếp, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra những tình huống giao tiếp cụ thể, trên cơ sở đó mà hướng dẫn người học khám phá, hình thành kiến thức mới. Người học từ hiện thực sinh động mà nắm bắt được kiến thức nên hiểu sâu và nhớ lâu bài. Bên cạnh đó, để có được hiệu quả cao như trên chúng tôi luôn lưu ý đặt đơn vị ngôn ngữ cần tìm hiểu vào hoạt động hành chức của nó, dạy các kiểu câu thì phải đặt câu như thế nào để phù hợp với văn bản, với ngữ cảnh thực tế.

- Khi thực hành giao tiếp HS rèn luyện được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Trong mỗi giờ TN, HS sử dụng TV thực hành nhiều hơn dưới cả hình thức nói và viết. PP thảo luận nhóm, hình thức thuyết trình mở ra cơ hội cho các em được tranh luận với các bạn trong nhóm, trình bày bảo vệ ý kiến trước tập thể. Các bài tập nói theo tình huống giả định, theo đúng chuẩn TV dần dần tập cho các em ý thức nói đúng TV, kĩ năng sử dụng TV vào các tình huống nói năng cụ thể. Các bài tập yêu cầu dưới dạng phiếu học tập cho nhóm giúp các em diễn đạt, trình bày ý dưới dạng viết. Ngoài các bài làm theo nhóm, mỗi HS còn được rèn luyện kĩ năng viết thông qua việc hoàn thành các bài tập tình huống giao cho cá nhân.

- Học theo quan điểm giao tiếp giúp các em được học nhiều điều gần gũi với thực tế cuộc sống. Trả lời phiếu điều tra HS lớp TN cho rằng em học hỏi được cách diễn đạt dễ hiểu của bạn khi bạn nói trước nhóm, biết cách nhận xét, đóng góp ý kiến bổ sung. Đồng thời, làm việc nhóm với nhau cũng giúp các em hiểu, quan tâm, gắn bó với nhau hơn. Từ đó, hình thành trong mỗi học sinh thói quen biết lắng nghe và tôn trọng người khác.

Về cơ bản, các tiết dạy TN đã đáp ứng được những mục tiêu đề ra trong phần thiết kế giáo án. Song chúng tôi cũng nhận ra một vài điều hạn chế cần được rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của việc dạy học TV ở trường phổ thông theo quan điểm giao tiếp.

3.7.2. Nhược điểm:

- Thực nghiệm đã không thành công như mong muốn trong tiết đầu tiên. Do nóng vội chúng tôi áp dụng ngay cái mới vào đối tượng HS trung bình yếu, vốn có khả năng thích ứng chậm, mà không cho các em có nhiều thời gian, cơ hội để tìm hiểu. Hậu quả là bầu không khí học tập trong tiết đầu tiên khá gượng ép, kết quả kiểm tra thăm dò cuối tiết học ở lớp TN

thấp hơn ở lớp ĐC. Điều này cho chúng tôi một bài học: đổi mới trong dạy học cần phải tiến dần từng bước, tùy theo đối tượng.

- Dạy theo quan điểm giao tiếp đòi hỏi GV phải có vốn hiểu biết thực tiễn rộng, biết quan sát, biết lắng nghe ngôn ngữ từ hiện thực cuộc sống…và phải biết sàng lọc vốn kiến thức thu nhận được để chọn ra tư liệu dạy học phù hợp. Mặt khác, tiết học theo quan điểm giao tiếp sẽ xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ, có những tình huống liên quan đến kiến thức khoa học đòi hỏi người dạy phải am tường về TV, lại có những tình huống gắn liền với ứng xử sư phạm yêu cầu ở người dạy kĩ năng sư phạm, sự khéo léo tinh tế. Thế nhưng, kiến thức khoa học TV thì mênh mông, tình huống sư phạm thì đa dạng mà sự hiểu biết, khả năng ứng phó của GV, xét đến cùng, chỉ là hữu hạn. Vậy nên, những yêu cầu về trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, tấm lòng với nghiệp dạy học đã làm việc dạy học theo định hướng giao tiếp là một thử thách lớn đối với GV.

- Lớp học vẫn còn ồn ào. Các em tranh luận nhiều và thể hiện cái tôi rất rõ nên xảy ra những tình huống khiến GV phải giải quyết gây mất thời gian. Ngược lại cũng có nhóm chưa tích cực lắm, GV tạo điều kiện để các em nói, luyện nói song các em ngại nói, ngại hỏi. Chính thái độ học tập này là nguyên nhân khiến các em không tiến bộ hoặc chậm tiến bộ trong suốt quá trình học tập. Khắc phục hạn chế này cần đến sự quản lí chặt chẽ, bao quát của người thầy và những biện pháp hỗ trợ khác. Theo chúng tôi, cần nhất vẫn là cái tâm và cái uy của người thầy để HS kính, nể mà học tập nghiêm túc. Ngoài ra, GV cần quan tâm động viên các em bằng những lời khuyến khích, lời khen ngợi cần thiết; đồng thời phải tạo ra không khí học tập thật sự cở mở, sinh động để khơi dậy, cuốn hút tinh thần học tích cực, thái độ năng động của người học.

- Vấn đề thời gian tiết dạy vẫn là một nỗi quan tâm lớn vì đa số các tiết TN đều bị kéo dài thời gian so với quy định chung. Dù sau mỗi tiết dạy GV có rút kinh nghiệm nhưng mỗi tiết học sau đó đều phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến như: HS nói dài dòng, chậm chạp; HS cần thêm thời gian để suy nghĩ, thực hành, lớp có nhiều ý kiến tranh luận… Để giải quyết vấn đề thời gian, GV cần có sự linh hoạt trong ưu tiên lựa chọn nội dung dạy học và trong cách xử lí tình huống nảy sinh ở từng tiết học. GV nên tùy vào đối tượng HS mà quyết định thực hiện toàn bộ nội dung được thiết kế trong giáo án hay chỉ thực hiện những nội dung trọng tâm. Sự linh hoạt cần thiết này sẽ đảm bảo được tiến độ của giờ học và mục tiêu bài học.

Tóm lại có thể thấy, dạy học theo quan điểm giao tiếp đòi hỏi rất nhiều ở năng lực của GV. GV sẽ vất vả nhưng nếu đảm bảo quan điểm giao tiếp thì sẽ có nhiều ích lợi đến với cả người dạy và người học:

Đối với GV: Vào tiết học, GV không phải mệt nhọc nói, giảng quá nhiều mà chỉ đóng vai trò hướng dẫn, gợi ý HS khám phá lĩnh hội tri thức, luyện tập, thực hành để rèn luyện kĩ năng giao tiếp. GV không giảng nhiều nhưng người học hiểu bài, vận dụng được lí thuyết vào thực hành giao tiếp, rèn luyện được kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Xét ở một khía cạnh nào đó GV đã thành công trong giáo dục HS.

Đối với HS: Học theo quan điểm giao tiếp HS sẽ không còn thấy lí thuyết TV xa lạ với thực tế cuộc sống, các em sẽ được vận dụng ngay kiến thức vừa học vào thực hành giao tiếp ngay trong lớp học hoặc sau giờ học, kĩ năng dùng TV trong giao tiếp của người học sẽ được trau dồi để phục vụ hữu ích cho học tập các môn khoa học khác trong nhà trường và giao tiếp ngoài xã hội. Học theo quan điểm giao tiếp HS còn được rèn luyện kĩ năng sống như kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng đánh giá một vấn đề, rèn luyện, nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Bài học rút ra được từ thực nghiệm

- Để dạy học TV theo quan điểm giao tiếp thành công GV cần có sự chuẩn bị chu đáo. GV cần chuẩn bị kế hoạch dạy, thiết kế giáo án với những PP, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với cả nội dung bài học và đặc điểm đối tượng HS. Trong sự chuẩn bị dạy theo quan điểm giao tiếp, theo chúng tôi, quan trọng hơn hết là GV phải xây dựng được các tình huống giao tiếp để học sinh thực hành giao tiếp. Tình huống này có thể xuất hiện trong các ví dụ, các bài tập được bổ sung thêm, có cân nhắc đến sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nơi sống, mối quan tâm của người học. Tình huống giao tiếp cũng có thể được phát triển thêm từ các ví dụ, bài tập trong SGK. Các PP, hình thức dạy học được lựa chọn phải đáp ứng tiêu chí rèn luyện kĩ năng giao tiếp nghe nói đọc viết cho HS, cần được ưu tiên là: PP giao tiếp, PP nêu vấn đề, PP thảo luận nhóm, thuyết trình, tổ chức trò chơi để học, tổ chức cho HS làm bài tập TV… Ngoài ra, GV phải soạn một số yêu cầu cần thiết cho HS làm việc trước ở nhà. Cần lưu ý rằng những yêu cầu về nhà này không nên chỉ đơn giản là những câu hỏi lí thuyết mà HS chỉ cần đọc SGK là trả lời được. Yêu cầu về nhà có thể chỉ là tìm hiểu một vấn đề nhỏ của bài học nhưng phải có tác dụng khơi gợi ở HS khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu, sưu tầm hoặc đòi hỏi ở HS tinh thần làm việc tập thể.

- Yếu tố rất quan trọng trong dạy học theo quan điểm giao tiếp là sự hợp tác tích cực của HS. Trong cách dạy diễn giảng truyền thống, HS không phát biểu, không ý kiến, không soạn bài trước, GV vẫn hoàn thành được nội dung bài dạy. Nhưng khi dạy theo quan điểm giao tiếp nếu HS không nói, không viết, không chịu cộng tác thì những kế hoạch của GV sẽ sớm thất bại. Thế nên, người dạy cần có những biện pháp tác động để người học tích cực, siêng năng trong suốt quá trình học tập. Trước trở ngại này, GV cần mềm dẻo sử dụng nghiệp vụ sư phạm để tác động đến người học, linh hoạt sử dụng các biện pháp như: nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra, khen ngợi, ghi nhận điểm thưởng, phạt…

- Từ TN sư phạm, chúng tôi nhận ra rằng: trong tất cả các biện pháp sư phạm để HS chịu hợp tác thì biện pháp tâm lí là quan trọng, cần được GV thực hiện trước nhất. Dạy học nên đi từ trái tim đến khối óc. Hãy khơi gợi trong các em những tình cảm, cảm xúc trong sáng với môn học, với người dạy trước khi các em bỏ công sức ra để khám phá tri thức bộ môn. Ngay trước khi vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy ngữ pháp, GV cần làm cho HS yêu quý TV, thấy được sự cần thiết phải học ngữ pháp theo nguyên tắc giao tiếp, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiện với HS. GV có thể dành thời gian nhất định cùng HS chia sẻ về học tập, để lắng nghe những suy nghĩ, khó khăn của HS …Khi những vướng mắc ban đầu đã được tháo gỡ, khi mối quan tâm, tình cảm của người học dành cho môn học đã có, mối quan hệ thầy trò thân thiện được thiết lập thì người học sẽ sẵn sàng hợp tác với GV, tích cực trong học tập.

- Dạy theo quan điểm giao tiếp rất cần ở GV lòng tâm huyết với nghề dạy học. Vì để dạy thành công một bài học theo quan điểm này, người dạy phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị từ việc lên kế hoạch giảng dạy, cân nhắc, lựa chọn PP, hình thức tổ chức phù hợp tới việc sưu tầm, chọn lọc tài liệu và suy nghĩ tìm tòi các ví dụ bài tập tình huống phù hợp với đối tượng học. Nếu thiếu tâm huyết với nghề, GV dễ nản lòng và quay về với cách dạy học truyền thống.

- Cơ sở vật chất đầy đủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi ban đầu cho GV thực hiện các kế hoạch dạy học, HS có môi trường học tập tốt. Đánh giá cao của người quản lí đối với những GV có đầu tư cao cho chuyên môn, mạnh dạn đổi mới cách dạy học sẽ giúp GV nhiệt tình hơn với nghề. Khi dự giờ, nếu người quản lí cứng nhắc đánh giá GV theo khuôn mẫu: trình tự các bước lên lớp, dạy đủ nội dung, đúng giờ, lớp học không ồn…mà không nhìn thấy hoặc phủ nhận những đổi mới, dụng công của người đứng lớp thì sẽ dần dần thiêu rụi nhiệt tâm,

Tóm lại từ những ưu điểm của các tiết dạy TN, chúng tôi thấy rằng việc vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy các bài học ngữ pháp mang lại nhiều kết quả tốt đẹp như mong đợi của cả người dạy và người học.Thực chất, dạy phân môn ngữ pháp theo quan điểm giao tiếp không hoàn toàn là cách dạy tối ưu, hay duy nhất, nhưng theo chúng tôi, đó là cách dạy góp phần cải thiện kết quả học Tiếng Việt nói chung và đặc biệt là tích cực với việc học ngữ pháp. Điều quan trọng hơn là cách dạy học này mang tính thực hành và ứng dụng cao, phù hợp với thực tế cuộc sống, giúp các em HS chủ động, sáng tạo hơn trong việc tự mình tìm hiểu, tiếp nhận , chiếm lĩnh tri thức.

KẾT LUẬN

Mục đích cuối cùng của việc dạy và học một ngôn ngữ là người học sử dụng hiệu quả ngôn ngữ đó vào hoạt động giao tiếp. Thế nên quan điểm giao tiếp với phương châm dạy học trong giao tiếp và nhằm mục đích giao tiếp đã trở thành một định hướng đúng đắn trong dạy học cả bản ngữ và ngoại ngữ. Riêng với học phần TV trong chương trình THPT, vận dụng quan điểm giao tiếp giúp người học rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh giao tiếp. Với mong muốn góp phần tích cực vào việc dạy học ở trường phổ thông, chúng tôi đã lần lượt từng bước đi sâu tìm hiểu một số nội dung về quan điểm giao tiếp trong việc dạy học ngữ pháp.

1. Bắt đầu từ việc tìm hiểu lí thuyết cơ bản về quan điểm giao tiếp, chúng tôi đi vào xem xét các khía cạnh: nội dung dạy học, PP hình thức dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá. Trong phần này chúng tôi đặc biệt chú ý khai thác các PP, hình thức dạy học theo quan điểm giao tiếp. Các PP, hình thức dạy học thể hiện được đặc trưng của quan điểm này là PP giao tiếp, PP nêu vấn đề, PP thảo luận nhóm, tổ chức cho HS làm bài tập TV… Ngoài ra, chúng tôi còn xem xét đến mục tiêu nhiệm vụ của phân môn ngữ pháp để củng cố thêm cho định hướng dạy ngữ pháp theo quan điểm giao tiếp.

2. Từ cơ sở lí luận đã nêu ra, chúng tôi đã tiến hành thiết kế giáo án các bài học thuộc phân môn ngữ pháp trong chương trình Ngữ văn THPT (ban cơ bản). Về nội dung dạy học, thiết kế thể hiện đúng các nội dung bài học trong SGK, đảm bảo theo chuẩn kiến thức mà chương trình quy định. Về PP, hình thức tổ chức dạy học, giáo án thể hiện sự vận dụng linh hoạt các PP đã đề xuất, có chú ý đến sự phù hợp với đối tượng HS và nội dung cần truyền đạt. Trong khi thiết kế giáo án, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến các bài tập gắn với những

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học ngữ pháp ở bậc trung học phổ thông (ban cơ bản) (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)