Quan điểm giao tiếp với việc lựa chọn, sử dụng các hình thức tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học ngữ pháp ở bậc trung học phổ thông (ban cơ bản) (Trang 53 - 60)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Quan điểm giao tiếp với việc lựa chọn, sử dụng các hình thức tổ chức dạy học

Khi tổ chức dạy bất kì một đơn vị ngôn ngữ nào chúng ta không dạy một cách cô lập mà tìm cách đưa nó vào hoạt động giao tiếp. TV cần được xem xét trong hoạt động giao tiếp vì chỉ có trong giao tiếp bản chất của các hiện tượng ngôn ngữ mới được thể hiện đầy đủ nhất. Cụ thể dạy một đơn vị thì cần đặt nó vào đơn vị bậc cao hơn để người học nhận biết rõ bản chất cũng như quy tắc hoạt động của đơn vị ngôn ngữ đó. Ví dụ: dạy từ thì đặt từ trong câu trong bài, dạy câu thì đặt câu vào trong đoạn trong bài, dạy đoạn thì đặt đoạn vào trong bài. Bên cạnh đó, trong dạy học TV, GV cần phải lưu ý đặt hiện tượng ngôn ngữ cần tìm hiểu trong quan hệ với các nhân tố giao tiếp như hoàn cảnh giao tiếp, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp… Ví dụ: khi hướng dẫn bài “Nghĩa của câu”, GV cần đặt các ví dụ, bài tập trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để HS phân tích, rút ra những nhận thức cần thiết khi giao tiếp.

Cùng với việc vận dụng những phương pháp theo định hướng giao tiếp thì GV cần kết hợp, lồng ghép những hình thức tổ chức dạy ngữ pháp bằng các hoạt động giao tiếp của

chính bản thân người học: Đây là những hình thức mà người học chính là nhân vật giao tiếp, làm chủ hoàn cảnh giao tiếp, thực hiện quá trình sản sinh lời nói để truyền đạt vấn đề một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, GV cần tổ chức lớp học theo các hình thức sau:

2.2.4.1. Tổ chức cho HS thuyết trình nội dung bài học tại lớp.

Trong tiết học, nếu GV thuyết giảng nhiều quá sẽ dễ làm HS có những biểu hiện tiêu cực như lo ra, uể oải, buồn ngủ. Để có giờ học tích cực hơn, người dạy phải trao cơ hội được nói cho người học bằng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với tình hình lớp, với đặc điểm bài học; tổ chức cho HS thuyết trình là một trong những hình thức dạy học vừa phát huy được tính tích cực học tập vừa rèn luyện được những kĩ năng cần thiết ở người học. Tổ chức cho HS thuyết trình một nội dung thuộc bài học sẽ giúp HS có tinh thần học tập tích cực, rèn luyện kĩ năng sắp xếp ý, phát biểu ý kiến trước tập thể. Bởi vì để cho HS thuyết trình là GV để cho các em chủ động chuẩn bị nội dung (theo yêu cầu), chủ động trình bày và trao đổi với nhau; GV chỉ là người đóng vai trò ra yêu cầu, hướng dẫn cách thức chuẩn bị, khi cần thiết thì phân công trình bày chứ không trực tiếp tham gia chuẩn bị và trả lời thay học trò. Tiết học có tổ chức thuyết trình sẽ hứng thú, sôi nổi hơn vì sự đa dạng của người trình bày, sự phong phú của các ý kiến, sự gần gũi cởi mở của không khí học tập. Tuy vậy, hình thức dạy học này đòi hỏi GV một bản lĩnh đứng lớp để can thiệp kịp thời khi những tranh luận đi lệch mục tiêu dạy học.

Để có một buổi thuyết trình thành công, GV cần hướng dẫn HS thực hiện một số việc cần thiết sau:

+ Công việc đầu tiên của GV là phân nhóm, nhóm từ 4 đến 6 HS, yêu cầu các nhóm đồng đều nhau về chất lượng, tỷ lệ HS yếu, khá, giỏi ở các nhóm như nhau.

+ GV là hướng dẫn HS về cách thu thập thông tin và xây dựng cấu trúc bài thuyết trình. Cách hướng dẫn cụ thể như sau: xác định rõ ràng chủ đề của bài thuyết trình; lên sơ thảo dàn ý cho bài thuyết trình (bài có bao nhiêu phần, mỗi phần gồm mấy phần nhỏ); lập dàn ý chi tiết; sắp xếp chỉnh sửa các ý cho phù hợp với tiến trình bài nói và hợp logic; biên tập lại câu chữ, bỏ các ý thừa, bổ sung ý thiếu, xem xét cách chuyển ý giữa các nội dung; đọc lại bài lần nữa, viết một bản tóm tắt gợi ý ngắn gọn để xem trong lúc thuyết trình (để dễ nhớ lại và tránh việc đọc lại nguyên văn bài thuyết trình). GV cần hướng dẫn HS các bước chuẩn bị trên để đảm bảo nội dung bài thuyết trình đúng trọng tâm, đầy đủ và rõ ràng. Cấu

trúc của bài thuyết trình gồm: phần mở đầu- giới thiệu mục đích, lợi ích mà bài thuyết trình mang lại cho người nghe, mở bài cần ấn tượng để thu hút người nghe; phần nội dung: là phần chính của bài thuyết trình, trình bày những nội dung đã chuẩn bị về vấn đề; phần kết: tóm tắt lại nội dung đã trình bày, chốt lại những ý chính mà người nghe cần nhớ, cảm ơn người nghe.

+ GV hướng dẫn HS cách luyện tập. GV chỉ cho các em các cách luyện nói như: tập nói chậm và rõ ràng, tập nói trong thời gian quy định, lưu ý các em là nói, trình bày cho các bạn hiểu, chứ không phải đọc văn bản, đồng thời với lời nói là các hành động, cử chỉ phi ngôn ngữ, giúp bài thuyết trình trở nên sinh động, lôi cuốn hơn.

+ GV cũng cần phổ biến cho HS các tiêu chí đánh giá bài thuyết trình như: nội dung, cách trình bày, phong cách thuyết trình…. Có được các tiêu chí, HS sẽ định hướng việc nghiên cứu, chuẩn bị và thuyết trình bài học một cách có trọng tâm.

Sau các bước chuẩn bị được thực hiện từ đầu năm học như trên, tùy theo nội dung và yêu cầu của bài học mà GV đưa ra bài tập cho các nhóm, phần bài tập nên giao theo hình thức bốc thăm để đảm bảo sự công bằng. Để các bài thuyết trình đạt chất lượng tốt, GV nên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị trước ít nhất 1 tuần. Khuyến khích các em đưa nội dung bài học ngữ pháp của mình vào những tình huống và hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, bởi hầu hết các bài ngữ pháp trong chương trình THPT là thực hành. Từ đó, hình thức thuyết trình sẽ được các em vận dụng linh động thông qua các phương tiện như trình chiếu Powerpoint, xây dựng tình huống giao tiếp, thuyết minh về tranh ảnh….để làm nổi bật nội dung bài học.

Ví dụ: Khi tìm hiểu bài “Thực hành một số kiểu câu trong văn bản”. GV tổ chức lớp học thành 3 nhóm tìm hiểu ba kiểu câu trong bài, yêu cầu các nhóm phân tích các ví dụ, đúc kết cấu tạo ngữ pháp của các kiểu câu, đồng thời đưa ví dụ thêm về các tình huống giao tiếp trong cuộc sống để so sánh sự khác nhau khi có sử dụng hoặc không sử dụng các kiểu câu đó. Mỗi nhóm có 10 phút để trình bày. GV theo dõi, nhận xét và tổng kết nội dung chính của bài học

Các bước lên lớp theo trình tự tiết học như sau: + Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra bài cũ.

+ Giới thiệu bài mới, sau đó, GV mời lớp phó học tập lên điều khiển buổi học, nhắc lại nhiệm vụ thuyết trình đã được giao trước cho các nhóm.

+ Các nhóm lần lượt lên thuyết trình nội dung đã chuẩn bị, lớp phó học tập chịu trách nhiệm nhắc nhở các nhóm khác theo dõi, ghi chép để trao đổi thảo luận trong thời gian quy định

+ GV có thể gợi ý hoặc giải quyết những vấn đề chưa được các nhóm giải đáp, sau đó chốt lại những nội dung trọng tâm, định hướng nội dung kiến thức của toàn bài mà các em cần phải nắm.

+ Sau khi tổng kết bài học, GV nhận xét, đánh giá bài thuyết trình của mỗi nhóm theo tiêu chí đã đặt ra, chỉ rõ ưu, khuyết điểm đồng thời cần có những động viên, khích lệ đúng mực để những buổi học sau đạt hiệu quả cao hơn.

2.2.4.2. Tổ chức cho hoc sinh làm bài tập theo định hướng giao tiếp

Bài tập Tiếng Việt được coi như là một trong những đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy học Tiếng Việt. Thông qua việc thiết kế bài tập và hướng dẫn HS làm bài tập, GV có thể kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình, HS củng cố được các tri thức vừa tiếp nhận và nắm vững các kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Thực hành các bài tập Tiếng Việt là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với viêc hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Việt và ứng dụng tiếng Việt trong đời sống của HS. Bởi vậy, bài tập TV nói chung và bài tập ngữ pháp nói riêng được thiết kế dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp sẽ thiết thực, hiệu quả hơn đối với GV và HS phổ thông. Việc thiết kế bài tập ngữ pháp cần đảm bảo những định hướng sau:

-Bài tập phải gắn với hoạt động giao tiếp của HS. Cần đặt bài tập vào những hoạt động giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm.

-Khi thiết kế bài tập ngữ pháp cho HS, GV cần phải tạo được tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp, nên đưa ra những tình huống hấp dẫn, được các em quan tâm và ham thích thảo luận. Có thể nói, thiết kế bài tập ngữ pháp theo hướng giao tiếp là phải tạo ra một môi trường hợp lý và hấp dẫn để học sinh giao tiếp với nhau.

- Trong hệ thống bài tập, cần chỉ rõ cho HS hướng giao tiếp khi tiến hành áp dụng các tri thức Tiếng Việt nhằm định hình trước cho các em tác dụng của việc thực hiện các bài tập Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp của bản thân. Điều này có nghĩa là: với một bài tập cụ

thể, sau khi thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng cố một tri thức tiếng Việt hoặc một kỹ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể. Tri thức, kỹ năng ấy sẽ được các em sử dụng để nói và viết, giúp các em định hướng: nói (viết) với ai? trong hoàn cảnh nào?

Ví dụ: Khi dạy bài “Nghĩa của câu”, GV cần đặt ra những bài tập, tình huống gần gũi với cuộc sống, mang tính ứng dụng cao như: phát hiện phần nghĩa tình thái trong các câu sau:

“Đằng nào cũng phải về cơ mà. May ra có lẽ mợ không mắng đâu” (Thach Lam) hay “ Giá họ đừng hiền lành như thế còn hơn” (Xuân Diệu).

Hoặc khi nhấn mạnh tác dụng, vai trò của ngữ cảnh, GV có thể đưa ra bài tập: Hãy xác định nghĩa của từ “ăn” trong một số ngữ cảnh giao tiếp cụ thể sau:

Ăn (1): Mẹ nói với con: “Khi ăn cơm, các con không nên cười đùa!”

Ăn(2): Người bán vé nói với mọi người ở cửa rạp chiếu phim: “Phim này hiện đang ăn khách nhất đấy.”

Ăn(3): Thông báo: 14h, tàu Hạ Long cập cảng ăn than.

Ăn (4): Bé Bi nói với bé Bống: “Con gái các cậu là chúa ăn gian”

Chỉ trong những tình huống cụ thể như vậy, HS mới có thể hình dung được sự phong phú và đa dạng của ngữ cảnh trong cuộc sống, để từ đó có ý thức sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn mực và hiệu quả hơn.

Các ngữ liệu phải thực tế, đảm bảo tính nghiêm túc, có văn hóa, HS có thể áp dụng ngay trong thực tiễn giao tiếp của bản thân một cách hiệu quả.

-Cuối cùng , bài tập ngữ pháp cần chỉ ra những nhiệm vụ giao tiếp cụ thể để định hướng cho HS tạo lập những lời nói cụ thể. Khi thiết kế bài tập, GV cần lưu tâm đến mối quan hệ xung quanh HS , chỉ rõ cho HS nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tượng trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Chẳng hạn, khi dạy bài “Ngữ cảnh” cần đưa ra những tình huống, và những vai giao tiếp khác nhau để các em biết sử dụng lời nói phù hợp với hoàn cảnh và vị trí vai trò của các nhân vật giao tiếp.

Hiện nay, hầu hết bài tập trong SGK Ngữ văn chương trình phổ thông chủ yếu được dùng để minh họa lý thuyết về tiếng Việt mà HS vừa học . Hệ thống bài tập này nặng về thực hành ngôn ngữ học mà chưa thể hiện được rõ nét các nguyên tắc giáo dục trong dạy học thực hành tiếng Việt. Vì thế, những điểm lưu ý trên là rất cần thiết khi GV muốn thiết kế hệ thống bài tập để HS thực hành trong các tiết tự học hoặc tăng tiết.

2.2.4.3. Tổ chức cho HS chuẩn bị bài học ở nhà

Một tiết học thành công không thể thiếu sự chuẩn bị bài trước ở nhà của người học. Chuẩn bị bài là người học nghiên cứu trước nội dung bài sẽ học để cơ bản biết được nội dung chính của bài, đánh dấu những chỗ khó hiểu, chưa hiểu để trao đổi lại, sau đó thực hiện những yêu cầu mà GV đã dặn dò. HS chuẩn bị bài là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp chủ động, tích cực hơn trong học tập, nâng cao tinh thần tự học, đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, đọc tóm tắt ý chính.

Muốn thu nhận được những kết quả tốt trong nội dung soạn bài của HS, GV phải có những kế hoạch chu đáo về nội dung cần HS chuẩn bị cũng như biện pháp kiểm tra, đánh giá cần thiết. Tùy theo đơn vị bài học mà GV sẽ đề ra những nội dung cần chuẩn bị cho phù hợp. Với bài tìm hiểu kiến thức mới GV nên tập trung chú ý vào những yêu cầu để HS đọc bài trước và trả lời những câu hỏi trong SGK, những câu hỏi gợi ý của GV; còn với kiểu bài luyện tập, ôn tập thì nên đưa thêm một vài câu hỏi để các em tìm tòi, khám phá. Ngoài ra, GV yêu cầu các em đặt vấn đề theo những câu hỏi gợi ý trước như khi dạy bài “Nghĩa của câu”, GV yêu cầu các em về nhà đọc trước bài học và đặt ra những câu hỏi thắc mắc của bản thân như: Tình thái là gì? Làm sao để thể hiện thái độ của mình trong câu nói? Nghĩa tình thái trong câu có phụ thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp? ….. Đến tiết học sau, các em ghi lên bảng phụ những thắc mắc của mình, đến cuối giờ, dựa vào những câu hỏi đó để kiểm tra lại kiến thức mà các em đã tiếp nhận. Đây cũng là một cách rèn luyện khả năng giao tiếp của GV và HS, nhằm giúp các em thể hiện được suy nghĩ và nhu cầu tìm hiểu của bản thân.

GV có thể giao việc về nhà cho cá nhân hoặc cho nhóm học tập. Nếu giao việc cho cá nhân thì từng HS phải chuẩn bị trước những yêu cầu giống nhau cho bài học, còn giao việc cho nhóm thì nhóm trưởng sẽ nhận nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các thành viên của nhóm, khi đó, mỗi HS có thể chỉ thực hiện một yêu cầu nhỏ của nội dung bài học. Kết quả soạn bài có thể được ghi lại trong vở bài soạn của HS hoặc trình bày trong phiếu học tập do GV hay HS tự thiết kế. Có một số điều GV cần lưu ý khi cho HS chuẩn bị bài trước ở nhà:

- Với những yêu cầu khó, cần thời gian để sưu tầm, GV nên giao việc trước khoảng một tuần để các em có thời gian chuẩn bị.

- Để HS siêng năng chuẩn bị bài GV nên có thao tác kiểm tra, đánh giá. Cách kiểm tra nên được thực hiện linh hoạt, không nhất thiết là xem tập bài soạn mà có thể hỏi vài ý nhỏ trong nội dung yêu cầu chuẩn bị.

- Ngoài những câu hỏi trong SGK, có những bài GV nên đưa thêm một số câu hỏi để HS suy nghĩ, tìm tòi.

- Những nội dung mà HS chuẩn bị phải được bàn bạc, phân tích trong giờ học. Nếu GV giao việc cho HS chuẩn bị nhưng vào tiết học không sử dụng đến thì HS sẽ cho rằng việc làm của các em không cần thiết, từ suy nghĩ đó các em sẽ không soạn bài hoặc soạn đối phó cho những bài học sau.

2.2.4.4. Hình thức vừa chơi vừa học ở lớp

Hình thức dạy học vừa chơi vừa học TV là dạy học bằng tṛ chơi, chơi là hình thức còn học là mục đích. Đây là hình thức dạy học có khả năng hấp dẫn, cuốn hút sự tham gia,

Một phần của tài liệu vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học ngữ pháp ở bậc trung học phổ thông (ban cơ bản) (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)