7. Cấu trúc của luận văn
3.3. Miêu tả tâm lý nhân vật
Trong sáng tác của nhà văn, thể hiện tâm lý là “phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng văn học nghệ thuật” [32, tr216]. Bởi vậy văn học sau 1975, đặc biệt là sau đổi mới đã đi sâu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng tâm lý của nhân vật trước tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc đã thể hiện trên đường đời. Tâm lý nhân vật được nhà văn soi chiếu từ những xao động nội tâm, những ẩn ức khó giãi bày của nhân vật trước những tình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 74
huống đáng buồn của hiện tại như quan hệ giữa con người với con người, quan hệ tình yêu, gia đình…
Xây dựng nhân vật văn học phải sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau, có khi là làm rõ nhân vật qua hoàn cảnh sống, qua việc gián tiếp miêu tả môi trường, có khi lại làm rõ nhân vật qua mâu thuẫn xung đột…song có một biện pháp cần thiết nhất là phải đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật. Bằng kinh nghiệm và tài năng của mình, Ma Văn Kháng đã khắc họa được những nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Dù trẻ hay già, dù nam hay nữ, nông dân hay trí thức…đều có một quá trình diễn biến tâm lý phức tạp, tinh tế.
Trong “Bí mật nghiệp vụ”, nhân vật Điền suy nghĩ, trăn trở khi thấy nạn ma túy đang hoành hành khắp nơi. Những gì anh tiếp nhận được trong trường Đại học An ninh bốn năm ròng chỉ là giọt nước so với một đại dương mênh mông những điều chưa biết. Để chống lại bọn buôn bán ma túy, Điền phải khôn khéo lọt được vào đường dây của chúng, thực hiện một cuộc đấu cân não. Người mà anh tiếp xúc đầu tiên là Phàn - một nhánh nhỏ trong đường dây. Phàn đã từng thu gom, đã vận chuyển hàng trăm cân thuốc phiện và chục bánh heroin về các ngả đường dưới xuôi. Điền nhận ra rằng, về bản chất Phàn không phải là người xấu: “Ôi, ước sao cả cuộc đời Phàn được sống hồn nhiên trong sạch như thế. Ừ, Phàn có thể được như Điền mong muốn lắm chứ! Phàn chẳng đã rất cảm động vì việc anh mua thuốc chữa trị căn bệnh bại liệt cho thằng Tả đó sao? Phàn quý trọng anh thật tình” [17, tr.236]. Rồi đây Phàn sẽ bị bắt, sẽ bị trừng phạt: “Điền nghĩ đến kết cục ấy, thấy nao nao”. Qua diễn biến tâm lí của nhân vật, người đọc nhận ra ở Điền - một chiến sĩ công an có tinh thần trách nhiệm, quyết tâm trừ cái xấu, cái ác, đồng thời cũng là người giàu lòng trắc ẩn.
Trong truyện vừa “Cố Vinh, người xứ lạ”, ta bắt gặp sự giằng xé trong tâm trạng của cha cố: “Lạy Chúa! Sao con nghe rạo rực trong người quá thế! Xưa kia, đã có đôi lúc trong giấc mơ có quỷ ám, con đã từng biết tiết chế, kìm hãm, nay con thật không hiểu trong con đang quẫy động những cám dỗ đê tiện nhuốc nhơ, hay đang nảy nở những ao ước thần tiên? Lạy Chúa!” [18, tr.92].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 75
Cha cố còn rất trẻ, cuộc sống phàm tục ngài chưa trải qua nhưng ngài luôn bị ràng buộc bởi nền giáo dục khép kín và khắc kỷ. Khi dục năng trỗi dậy, cố Vinh không thể kiểm soát được nó để rồi cuối cùng rơi vào bi kịch. Đó cũng là sự thật về số phận hẩm hiu, bi đát của các hệ thống tín ngưỡng xa lạ; các hệ thống tín ngưỡng quá mê mải với lý thuyết mà quên đi lẽ tự nhiên của con người. Cố Vinh chết vì thành thật với chính mình.
Những dòng tâm tư của Lân trong “Người khổ nhất trần gian” cho thấy Lân là người có tầm suy nghĩ sâu rộng, hiểu lẽ đời. Qua đó giúp cho người đọc nhận ra rằng: trong cuộc sống nếu cứ đố kị, ghen ghét nhau để rồi rước khổ vào thân. Mọi thứ chỉ mang tính tương đối: “Vợ Lân sao lại cứ hướng sự tìm tòi vào cái xấu, cái tồi? Y tức tối, y uất căm vì đời y khổ quá, thiệt thòi quá ư? Hay là y đã bị thói đạo đức giả lừa dối quá nhiều nên y quyết không tin vào ai nữa và y có quyền phanh phui, tố cáo?…Nhìn nhận cái gì cũng phải có tầm khái quát, tổng quan, bao dung rộng lượng. Mà chắc gì kẻ mà ta tưởng là đang sung sướng lại sung sướng thật? Chắc gì mình ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, lại là khổ sở thật?” [18, tr.151].
Người đọc còn bắt gặp nhân vật Thoan - một cô gái hiền lành, giàu tình yêu thương, thiên về đời sống nội tâm trong “Cánh bướm tím”. Mẹ mất sớm, nay điểm tựa tinh thần là cha cũng không còn, những dòng suy nghĩ miên man của Thoan không nguôi thương nhớ cha mẹ: “Nhớ mẹ, Thoan nhớ mùi vị thang thuốc bắc…nhớ những ngón tay mẹ gầy gùa xanh xao”,“Ký ức bắt rễ sâu vào đời sống. Hình ảnh cha như bức chân dung mỗi lúc một gần cận lại như xa cách với hình dung của Thoan” [18, tr.106,132]. Bên cạnh đó là nỗi buồn đau của Thoan khi thấy các anh trai và chị dâu của mình có lối sống thực dụng chỉ coi trọng đồng tiền. Nỗi buồn đau của kí ức, niềm thương nhớ cha đã khiến Thoan ốm một trận kéo dài hơn ba tháng.
Có thể thấy rằng, tính cách nhân vật hiện lên thông qua đời sống nội tâm phong phú. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng dù rất đa dạng nhưng đã tạo ấn tượng vừa quen vừa lạ như xuất hiện đâu đó xung quanh ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 76
Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật để nói lên những suy tư, trăn trở, những khao khát thầm kín của họ. Bởi vậy mà những trang viết của Ma Văn Kháng luôn được đông đảo bạn đọc trân trọng, đón đợi.
Để khắc họa một cách sâu sắc, cụ thể diễn biến tâm lý nhân vật, Ma Văn Kháng còn sử dụng yếu tố tâm linh để miêu tả. Theo nhà văn Bùi Hiển: Trong truyện ngắn của mình Ma Văn Kháng thường đề cập đến “thế giới tâm linh của con người với bao nỗi lo âu, phấp phỏng”. Nếu đời sống tâm linh trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu là vẻ đẹp lung linh tỏa ra từ thẳm sâu tâm hồn, có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người thì trong truyện ngắn và truyện vừa của Ma Văn Kháng thế giới tâm linh hướng con người đến giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Yếu tố tâm linh được Ma Văn Kháng khai thác để khám phá sự phát triển tính cách, sự biến đổi số phận nhân vật, đôi khi còn là sự lý giải cho kết cục của nhân vật.
Có thể nói, yếu tố tâm linh của người Việt thể hiện trong văn hóa nói chung là một thế giới tinh thần phong phú, được thể hiện rõ nhất trong văn học dân gian và văn học viết. Rất nhiều vấn đề thuộc cõi tâm linh đến nay vẫn còn bí ẩn, khoa học chưa tìm được những giải đáp thỏa đáng. Song trong sáng tác văn học, sự khám phá thể hiện nó lại dễ được chấp nhận. Chính vì vậy nó đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng quan niệm toàn diện về con người. Các nhà văn có thiên hướng hiểu tâm linh theo nghĩa rộng.
Tâm linh là tổng thể những “ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người” [30, tr.865]. Ma Văn Kháng nói tới khái niệm tâm linh ở ngoài phạm vi của cụm từ “mê tín dị đoan”. Tâm linh “là khả năng, năng lực, nhân tính thiêng liêng của con người phù hợp với cái thiện, cái đẹp nhưng dường như lại nằm ngoài khu vực của lý trí. Thế giới tâm linh là cõi huyền hoặc, hư vô, đầy bí ẩn” [25]. Ma Văn Kháng thường tạo ra môi trường khác lạ, đẩy nhân vật vào cõi hư vô, hoang sơ, Nhân vật sống trong những trạng thái khác nhau: đang sống thực nhưng cũng như sống trong cõi mộng ảo. Sự ám ảnh đè nặng tâm lý chi phối mạnh mẽ hành động, suy nghĩ của nhân vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 77
Trở lại vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố tâm linh của Ma Văn Kháng, ở góc độ luận văn, chúng tôi cố gắng tiếp cận với các dạng biểu hiện của nó trong truyện ngắn và truyện vừa. Từ đó hệ thống những biểu hiện của yếu tố tâm linh trong thế giới nhân vật của nhà văn. Trên thực tế, các sáng tác của Ma Văn Kháng trước 1975 đã có một số truyện ngắn đề cập đến đời sống tâm linh của con người như: “Con đường chạy về phía xa”, “ Bông đào đỏ thắm”…
Nhân vật trong truyện ngắn và truyện vừa của Ma Văn Kháng thường bị ám ảnh bởi định mệnh, nghiệp căn, thường bị chi phối bởi những nguyên nhân sâu xa nằm trong bản năng, tiềm thức. Trong “Thắp một tuần hương”, nhân vật Thược luôn bị ám ảnh, lo sợ cho số phận của ông Tương Bằng - người ở cùng phòng trong khu tập thể. “Lục phủ ngũ tạng ông thảy đều đã suy. Thiên quý đã hết nên râu tóc bạc cả...ấn đường đã có dấu vết hôn ám” [18, tr.38]. Thược thấy ái ngại cho ông Bằng vì ông không ý thức rõ hiện tại: “Lý thuyết nhân sinh đang phổ biến quan niệm rằng: đời người nên chia làm ba giai đoạn. Từ lên một đến tuổi hăm nhăm là thời kỳ tích lũy dục vọng. Từ hăm nhăm đến ngũ tuần là giai đoạn sục sôi thực thi dục vọng. Còn sau khi đã qua cái tuổi tri thiên mệnh thì dứt khoát là phải bước vào thời đoạn tĩnh tâm dần dần” [18, tr.43].
Tin vào số phận, nhân vật Lân trong “Người khổ nhất trần gian” có thái độ lạc quan, ung dung tự tại, bất chấp những khó khăn thiếu thốn trong cuộc sống: “Cuộc sống có cái phần không lộ ra của nó. Nhưng như thế không có nghĩa là đằng sau các sự việc đều là xấu xa, tồi tệ” Lân hài lòng với cuộc sống tự do của mình, chẳng phải phụ thuộc vào ai. Lân sống kham khổ, tằn tiện đã quen: “ngày hai bữa cơm rau, năm hai bộ quần áo với vài mét vuông để ở và làm việc; văn nghiệp của Lân phụng sự cái đẹp”[18, tr.151].Quan niệm đó làm cho con người vui sống, luôn có cái nhìn biện chứng với mọi sự việc, hiện tượng. Đó là những điều rất cần thiết trong cuộc đời mỗi con người.
Khi viết về thế giới tinh thần phong phú, bí ẩn của nhân vật, Ma Văn Kháng hay nói tới giấc mơ. Qua giấc mơ, người đọc nhận ra những nỗi niềm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 78
thầm kín không thể giãi bày, những nỗi sợ hãi dày vò…Giấc mơ trong trạng thái mê hoặc chính là sự ám ảnh đè nặng tâm lý con người, có ý nghĩa quan trọng trong biểu đạt tính cách, số phận của họ. Sề Sào Lỉn trong “Móng vuốt thời gian” liên tiếp một tháng trời: “Đêm nào cũng mơ thấy một đám tang lớn. Lớn lắm. Vì rợp trời cờ phướn, cành phan. Lại có võng mục, lọng che, linh xa, kiệu rước. Có cả phường bát âm. Tất cả đều phải đi qua một đống than hồng dài hơn chín thước. Bên cạnh có mười hai cái đầu trâu. Có một cầu vải dẫn linh hồn người chết lên trời. Xưa rày chưa thấy có đám ma nào to thế” [17, tr.106]. Trong giấc mơ, Sề Sào Lỉn nghe thấy các bà lão lần tràng hạt đồng thanh đáp: “Chúng tôi đưa ông thổ ty Sề Sảo Lỉn về nơi yên nghỉ cuối cùng”. Giấc mơ đó luôn ám ảnh Sề Sào Lỉn, Lỉn luôn hoang mang lo sợ và chỉ biết ngửa mặt lên kêu trời. “Giấc mơ của Sề Sào Lỉn là những điềm báo chẳng lành, những dự báo xác thực về những sự kiện đau buồn sẽ diễn ra trong tương lai gần và xa của nhân vật” [27]. Dù đã vào tuổi bảy mươi, Lỉn vẫn tìm mọi cách, kể cả hành động ngông cuồng nhất là chế ngự thời gian, chống lại định mệnh. Điềm báo trong giấc mơ đã ứng nghiệm, Lỉn chết ngay cả khi lão tìm phương thuốc trường sinh bất lão.
Thông qua cuộc nói chuyện với bà Xuân, nhân vật Thoan trong “Cánh bướm tím”, đã nói đến giấc mơ về cha mình: “Cháu cứ đặt mình là mơ thấy cha cháu. Hôm ba mươi nhăm ngày đưa cha cháu lên chùa, lúc triệu cành phan, cháu hỏi cha cháu có thiếu gì không. Cụ nói: Không. Hỏi có thiếu tiền tiêu không? Cụ lắc đầu” [18, tr.103]. Qua giấc mơ mà Thoan có cảm giác được đối diện với cha, cha đang ở nơi cõi thế xa xôi mà gần gũi xiết bao. Vậy là người sống và người chết vẫn giao hòa với nhau dường như không còn khoảng cách âm dương tách biệt. Cũng trong truyện ngắn này, yếu tố tâm linh còn được thể hiện qua hình ảnh: “con bướm cánh tím điểm trắng, to bằng hai bàn tay từ đâu bay vào nhà. …Con bướm khai mở một miền đất mới trong cõi tâm linh bí ẩn của con người”. Qua đó, Ma Văn Kháng muốn đặt ra một tư tưởng, một quan niệm mới: “ Người chết không còn là người sống. Nhưng cũng không phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 79
là người đã chết hẳn, vô tăm tích. Người chết còn tạo lập với người sống mối liên hệ vô hình và linh thiêng”. [18, tr.138].
Giấc mơ về quá khứ luôn ám ảnh, đè nặng tâm lý của ông Chí trong “Xa xôi Thôn Ngựa Già”: “ông thiếp đi trong mê man dồn dập những cảnh đời quá khứ tầng tầng lớp lớp hiện về”. Cũng qua giấc mơ này, người đọc thấy ông trước đây là con người của công việc “thỏa sức dọc ngang, bận rộn và say mê ngày đêm với chiến công, với đủ loại công việc, nào dạy dân cày trâu, làm ruộng nước khai hoang, nào đào mương dẫn nước làm thủy lợi…”[18, tr.204]. Từ sau ngày ông thực hiện cuộc phẫu thuật tim, ông Chí thường có những giấc mơ kì lạ. Bản thân ông cũng không ngờ mình có giấc mơ đó. Giấc mơ của ông là sự lắp ghép lộn xộn, đầu Ngô mình Sở nhưng lại dễ hiểu. Ông mơ có những cuộc ân ái với người vợ đã khuất hơn chục năm nhưng lại nhớ đến cô Loan -
người hàng xóm.Vào cái tuổi xấp xỉ bảy mươi, ông Chí vẫn nhận ra rằng: “đàn ông một mình không là gì cả. Đàn ông là đích thực khi được bổ sung bằng người phụ nữ mà anh ta yêu dấu” [18, tr.242]. Giấc mơ chắp nối những điều đã xảy ra và chưa từng xảy ra, đã trở thành một khắc khoải với ông Chí. Những tưởng khi đã ra khỏi guồng quay của chức trách, của công việc thì ông sẽ yên phận. Những tưởng với bao nỗi khát khao âm thầm trong giấc mơ về cô Loan thì ông Chí sẽ từ bỏ những dự định, những chuyến đi vô bổ. Nhưng rốt cuộc ông lại cảm thấy hạnh phúc, phấn chấn vô biên về vai trò quan trọng do mình tưởng tượng ra rằng: ông là một nhân vật cần thiết, không thể vắng mặt trong cuộc sống này. Như vậy, giấc mơ đã góp phần thể hiện tính cách của một nhân vật bi kịch.
Qua truyện ngắn “Người có khuôn mặt giống vợ anh”, yếu tố tâm linh còn được thể hiện khi vợ của trinh sát Tùng mơ thấy người con gái bị giết ở nông trường Ngòi Bo cách đây hai năm về kêu oan, nói rằng kẻ giết người vẫn chưa bị bắt. Sau giấc mơ đó khoảng một tháng hung thủ thực sự của vụ án đã ra đầu thú. Mượn lời của nhân vật Tùng, tác giả cho rằng: “Con người phải chăng là một phép lạ của thế giới, hiểu được nó, thật không dễ dàng” [17, tr.276].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 80
Con người không chỉ bị chi phối bởi bản năng, lề thói mà còn bị chi phối bởi cả thế giới thần bí, siêu nhiên nào đó trong cõi tâm linh của con người.