7. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Nhân vật bi kịch
Những năm 80, đời sống xã hội chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, phức tạp. Cảm hứng bi kịch với nhiều hình thức, thể loại đã đem đến nhiều nét mới cho văn học. Số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn “thể hiện cái nhìn dân chủ đối với sự phức tạp của tính người. Nhiều tác phẩm đã hướng tới miêu tả số phận của những con người bình thường với những bi kịch của đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa cái thanh lọc và cái tha hóa, giữa cái nhân bản và cái phi nhân bản” [41]. Có thể nói nhân vật bi kịch là loại nhân vật thể hiện sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn trong việc khám phá số phận cá nhân, lấy số phận cá nhân làm khởi điểm. Song hành với số phận con người, đôi khi có cả hạnh phúc lẫn bi kịch.
Bi kịch là khi con người bị đặt vào những đối kháng, mâu thuẫn giằng xé mà không có lối thoát. Đó có thể là nỗi thất vọng của những con người luôn cố gắng vươn tới cái tốt đẹp, sự hoàn hảo nhưng cuộc đời lại quay lưng với họ. Cũng có thể đó còn là bi kịch của những con người không vượt qua nổi chính mình, những đắng cay, trái ngang trong cuộc đời để tìm lấy hạnh phúc. Đó có thể là bi kịch của những con người có khát vọng, ước mơ nhưng lại bị gánh nặng áo cơm chi phối, cản trở…Trong văn học Việt Nam, có nhiều nhân vật văn học rơi vào bi kịch. Chẳng hạn trong sáng tác của Nam Cao, nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo) rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, còn Hộ (Đời thừa) lại mang bi kịch giữa tình thương và sự nghiệp. Trong vở kịch Vũ Như Tô
(Nguyễn Huy Tưởng) nhân vật Vũ Như Tô bị chết, Cửu Trùng Đài bị đốt phá. Nhân vật Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) rơi vào bi kịch vì phải sống nhờ trong thân xác của người khác…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 51
Là nhà văn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến số phận con người, ở giai đoạn sáng tác sau đổi mới, Ma Văn Kháng đi sâu khám phá thế giới tâm hồn con người và làm nổi bật bi kịch mà họ gặp phải. Trong truyện ngắn và truyện vừa, Ma Văn Kháng lo âu trăn trở cho số phận bất ổn của con người. Đó còn là nỗi ám ảnh về con người luôn bị cái ác săn đuổi, con người bị mưu phản, mưu hại. Hàng loạt các nhân vật của ông luôn có những kết cục số phận đầy bất ngờ. Trong San Cha Chải và Xa xôi Thôn Ngựa Già, những người phụ nữ dù được miêu tả ở nhiều góc độ sáng - tối khác nhau song họ đều là những người không chỉ có sắc đẹp mê hồn mà còn có sức sống dồi dào cả về tâm hồn và thể xác. Phần lớn các nhân vật này đều có số phận éo le hoặc rơi vào hoàn cảnh trớ trêu. Seo Ly trong “Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường” là một phụ nữ có vẻ đẹp mê hồn, nàng như bông hoa rừng, đẹp một vẻ đẹp lộng lẫy với hương thơm quyến rũ: “Vóc dáng nàng đã thuần thục, đã nảy nở hết độ. Mỗi chi tiết trên cơ thể nàng đã được đào thải, gạn lọc, chọn tuyển và bây giờ định hình như những tuyệt phẩm của tạo hóa. Nổi bật trên cơ thể nàng là khuôn hình eo hông mượt mà và bầu ngực tràn trề sinh lực phồn thực, chúng uyển chuyển khi nàng bước đi. Nàng là sản phẩm chín nục của yêu đương mê mệt, của đàn ông háo sắc và các cơn đắm dục chứa chan” [18, tr.9]. Đẹp nhưng Seo Ly chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc, nàng là điển hình của một cuộc đời người phụ nữ Mèo bị vùi dập trong thung lũng đau thương. Mười ba tuổi nàng là con dâu gạt nợ.Vì quá khổ nên nàng bỏ nhà chồng “làm gái gầu phàng ăn ở không công ở nhà lý trưởng”. Rồi nàng lại tiếp tục bị gả bán, biết bao ê chề, đau đớn trong máu và nước mắt. Mười lăm tuổi Seo Ly trở thành “cái máng lợn bị tha đi, đá lại’’[18, tr.24] trong cuộc tranh chấp giữa seo phải họ Lý và lý trưởng Cử A Tỏa. Sau hai lần lấy chồng, Seo Ly lại trở về với đời người phụ nữ Mèo lầm lũi: “Còn tối trời đã dậy xay ngô, đồ ngô, rồi bọc rúm rím, đi đến nương trời mới sáng tờ mờ và từ đó chài chãi trong nắng gió, cho tới tận trăng lên” [18, tr.25]. Tưởng thế là xong một kiếp người nhưng thực tế lại không phải như vậy. Cuộc đời nàng ngỡ bước sang một trang mới khi nàng được chủ tịch huyện là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 52
Giàng A Páo đưa về làm nhân viên văn thư của ủy ban huyện. Cũng từ đây, Seo Ly giống như một món đồ trong tay đám đàn ông háo sắc. Bao kẻ khát khao chiếm đoạt Seo Ly nhưng không ai đứng ra bảo vệ nàng khi nàng cần nhất: nàng bị khỏa thân diễu phố “mắt nàng đẫm lệ và ngơ ngác”. Người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót xa cho Seo Ly giữa những ánh mắt thô phàm, trần tục. Cay đắng, nhục nhã xiết bao khi không có một “thằng đàn ông tử tế” nào đưa tay ra đỡ lấy nàng. Chỉ có gã quét chợ dũng cảm dám bảo vệ Seo Ly - bảo vệ cái đẹp. Gã quét chợ trong truyện này giúp ta nhớ đến hình ảnh của Quasimodo (Nhà thờ Đức Bà Pa-ri) của V.Huy-gô. Có thể thấy rằng, Seo Ly chính là biểu tượng cho cái đẹp thuần khiết tồn tại giữa hoàn cảnh sống ô trọc. Qua tác phẩm này, Ma Văn Kháng khẳng định một triết lý: Không thể có được cái đẹp bằng quyền lực, sức mạnh cơ bắp hay âm mưu thủ đoạn. Nếu không có sự trân trọng thì chạm vào cái đẹp hoặc là mang họa, hoặc thất bại. Cái đẹp sẽ đến với những trái tim thánh thiện, thuần khiết. Đó cũng là những lí do giúp cho tác phẩm sống được với thời gian và nhiều người say mê, ngưỡng mộ.
Trong “Hương hoa Đà Lạt”, người phụ nữ tên là Duyên cũng mang một vẻ đẹp đầy quyến rũ: “Gương mặt tròn xinh, hai má đỏ rạn, đôi mắt trong vắt, đôi môi mọng chín, cái cằm chẽ đôi cùng vóc người nở nang, khuôn ngực đầy, eo hông rộng của chị đã biểu hiện đầy đủ vẻ sung mãn và phồn thực của người đàn bà đang ở thời đoạn hồi xuân mãnh liệt.”[17, tr.280]. Chồng Duyên chết bệnh đã mười năm, chị là chủ nhân của năm hecta đất vườn trồng rau. Vậy mà Duyên đã không vượt qua được chính mình, lại có quan hệ với một tên tội phạm nguy hiểm đang bị truy nã.
Cũng là một người phụ nữ bất hạnh, Thím Hoóng trong truyện ngắn cùng tên phải chết trong cô đơn, đau khổ và tuyệt vọng. Thím vốn là một người đàn bà tính tình điềm đạm, hòa nhã, thậm chí khép nép, né tránh mọi sự va chạm, phiền hà với bạn bè. Nghề khâu giầy vải để kiếm sống đã hun đúc ở thím sự chu đáo, tỉ mỉ, kĩ càng. Tưởng chừng Thím sẽ được bình an bên gia đình với chồng và con gái. Nào ngờ, sóng gió ập đến khi chồng thím chết vì bệnh ung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 53
thư phế quản. Thím chỉ còn cái Léng là chỗ dựa khi về già. Khi còn nhỏ, Léng cũng giống như bao đứa trẻ khác: “khỏe mạnh, mập mạp, tóc đuôi sam lũn chũn, má bầu, mắt một mí”, lớn thêm một chút cái Léng có nét “rắn rỏi, thẩm lẩm, lầm lì” [17, tr.176]. Cái Léng bước vào tuổi thiếu nữ cũng là lúc nổ ra cuộc nổi loạn. Nó vụt lớn lên với một tốc độ phi thường và nhanh chóng gia nhập vào đoàn thiếu niên Hồng vệ binh. Say mê, cuồng tín, quăng mình vào các cuộc đại náo ngu xuẩn, ngông cuồng. Thím Hoóng ốm đau, bệnh tật nhưng cái Léng không hề ngó ngàng đến mẹ, thậm chí còn cho mẹ vào thống gạo cho chết dần. Trái tim của người mẹ đau đớn đến nhường nào khi phải nói với con gái: “Ai xui mày mà mày ác thế, Léng ơi!”[17, tr.183]. Khi nhận ra sự thật tàn nhẫn, thím Hoóng suy sụp tinh thần, tuyệt vọng vì sự dày vò của lương tâm và hoàn cảnh.
Ông Chí trong “Xa xôi Thôn Ngựa Già” là một nhân vật bi kịch. Ông là người có khát vọng và ý tưởng cao đẹp, có nghị lực vượt qua buồn đau, bệnh tật của bản thân. Ông đã từng mổ thủy tinh thể cả hai mắt, lại thêm viêm xoang mãn tính, u sơ tiền liệt tuyến, mắc bệnh tim, thấp khớp, trào ngược dạ dày, trật đĩa đệm đốt sống lưng, cao huyết áp.Vậy mà về hưu ông không chịu ở nhà nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Ông tự bỏ tiền túi lên đường làm những cuộc viễn du không ai mời mọc, để thực hiện những dự án không có tính khả thi và mong nhận được những lời khen xã giao. Ông là người không hiểu thực tế cuộc sống đang vận động, biến đổi không ngừng và có nhiều thách thức mới. Không hiểu đúng về mình cùng những năng lực có thật của bản thân, nhiều khi ông sinh ra ảo tưởng để rồi thất bại trong công việc cũng như trong cuộc đời. Người ta coi ông là người lạc thời hâm dở, tự huyễn hoặc mình. Nhân vật ông Chí phảng phất bóng dáng của Đôn Kihôtê của M.Cervantes. “Nhà quý tộc đã từng đọc quá nhiều sách kiếm hiệp nên mắc chứng hoang tưởng, tưởng mình đang thực hiện sứ mệnh thanh trừ mọi xấu xa, tàn bạo, bất công, phù nguy cứu khổ, phò chính trừ tà” [18, tr.190].
Gần giống như ông Chí, trong “Thắp một tuần hương”, ông Tương Bằng cũng rơi vào bi kịch. Đó là bi kịch của một người sống trong hoàn cảnh xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 54
một thời bao cấp kéo dài, chức vụ, thành tích công tác thời kháng chiến của ông là do lí lịch. Ông đã nghỉ hưu đang chờ sổ, đã ra khỏi quỹ đạo của chức trách. Tuổi cao, đã từng mổ tim, đau dạ dày, phì đại tuyến tiền liệt và đái tháo đường…giờ đây, lục phủ ngũ tạng thảy đều đã suy. Nhưng cứ dăm bữa nửa tháng, ông lại nai nịt gọn gàng, đeo cái ba lô lên vai, xách chiếc cặp da trên tay và lên đường. Ông sống theo quán tính, tự tạo hư giác cho mình mà không hay: “ông như con tàu đã đã được đặt trên hai thanh ray. Giờ con tàu chỉ việc chạy”, “Ông trung thành với chính mình. Trước sau ông vẫn là một chính trị gia, một nhà cách mạng chuyên nghiệp” [18, tr.41]. Ông luôn đóng vai lãnh đạo quan trọng nhưng thật ra không đóng góp được gì cho cơ quan, cho xã hội. Ngoài ra, trong tập truyện ngắn San Cha Chải, người đọc còn thấy nỗi bất hạnh của những con người hiền lành, muốn sống có trách nhiệm, cống hiến sức mình cho xã hội nhưng lại rơi vào bi kịch như ông Tài trong “Ông lão gác vườn và chó Phúm”. Bi kịch của ông Tài là ở chỗ: những gì ông tin tưởng, mong đợi lại sụp đổ ngay trước mắt. Ông nhận ra giám đốc của mình là một kẻ ích kỉ, tiểu nhân, ăn nói bỗ bã, xô bồ. Trong lúc mệt mỏi ông muốn được về nhà - chốn nương thân cuối cùng, mong tìm chút bình an nhưng oái oăm thay lại phải chứng kiến cảnh thông đồng giữa hai kẻ gian phu dâm phụ. Bà Tài - người mà ông yêu thương xưa nay được tiếng là đứng đắn đã phản bội ông trong khi miệng thì ngon ngọt dối lừa. Thì ra bấy lâu nay bà không chịu theo ông lên nông trường cũng là vì bà ở nhà dan díu với người khác. Chính lúc đó ông đã xót xa nhận ra rằng: “Đời chẳng chút công bằng, ông thấy số phận quá nhiều cay đắng thiệt thòi”. Ông “có cảm giác biến thành một con ngựa điên lao bừa về phía trước. Mệt nhọc và giày vò đau đớn, cay đắng và căm phẫn chất đầy” [17, tr.226].
Mã Đại Câu trong “Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang” là một người khổ cả về vật chất lẫn tinh thần. Lão lủi thủi, vật vờ như cái bóng ma ở trấn Mường Cang. Lão cô đơn giữa cộng đồng, chẳng có ai quen thân, chẳng có ai gần gũi. Khi có việc như vác đá, chôn người chết vô thừa nhận thì người ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 55
nhớ đến lão. Người ta nhận ra rằng: “Người Mã Đại Câu mỗi ngày một quắt queo, đứng cạnh lão, người lão toát ra hơi tử khí vừa lạnh lẽo vừa tanh tưởi thật; mỗi ngày lão càng giống một cái xác chết” [17, tr.137]. Lão bỏ cái lều nơi góc chợ để lên hang đá ở, lão chẳng nhớ tuổi, chẳng nhớ tên mẹ, tên cha và quê hương bản quán. Rồi lão cũng được mọi người trong thị trấn cưu mang, đùm bọc, tha thứ nhưng lại sẵn sàng theo “Pên Tầu” một cách ngu dại. Lần thứ nhất lão sống sót trở về nhưng người ta nhận ra ở lão không còn bóng hình hăm hở của ngày ra đi.Thay vào đó là: “Lão bước chậm chạp, uể oải. Chân trái quấn băng ở gót. Tay phải chống gậy. Cái chăn chiên không thấy trên người. Lão dừng lại giữa phố, ngẩng lên lờ đờ cái mặt mất hẳn nhuệ khí hảo hớn hồi nọ; lại vẫn là cái mặt gớm guốc, bẩn thỉu ngày nào, nay gia tăng thêm sự mệt mỏi quá độ” [17, tr.145]. Nhìn lão như vậy, người trong phố thấy mủi lòng, và lão lại tiếp tục công việc quét chợ nhờ sự giúp đỡ của chủ tịch Lục Vân Hài. Nhưng khi chiến tranh bùng nổ, thị trấn biên giới Mường Cang bị quân Tầu tấn công, Mã Đại Câu một lần nữa muốn theo “Pên Tầu”. Khi viên sư trưởng chĩa nòng súng vào ngực lão, chuẩn bị chết mà lão vẫn không biết mình chết vì lẽ gì: “Lão ngã rụi xuống, óc tăm tối vẫn chẳng hiểu chuyện gì đã xảy ra. Lão đã bị lừa mà vẫn chưa tỉnh ngộ” [17, tr.150]. Bi kịch của Mã Đại Câu là bi kịch của sự ngu dốt, u mê.
Cố Vinh trong “Cố Vinh, người xứ lạ” cũng là một nhân vật bi kịch. Cố Vinh - cha xứ đạo vùng Sapả, là người có trí tuệ, tài năng và khát vọng truyền đạo ở vùng đất trắng còn mông muội. Cảnh quan thịnh vượng của xứ đạo có được là nhờ công sức và tài cán của Cố Vinh - của đức cha Ravina. Cố hàng ngày ban sức khỏe và phúc lành cho mọi người. Nụ cười, nét mặt của Cố hoàn toàn trong trẻo “không vướng xót tí chút dục năng phàm tục, ham muốn tầm thường” [18, tr.77]. Cố đóng trọn vai trò của một nhà truyền giáo vĩ đại. Cố đã răn dạy con chiên bằng lối sống đạm bạc, minh tĩnh và nghiêm cẩn: “chỉ cần ngó đàn bà mà động lòng ham muốn cũng đủ là kẻ phạm tội tà dâm rồi” [18, tr.91]. Cố cho rằng câu nói của Sùng Sử là “lời nói dâm bôn”. Nhưng vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 56
đề là: Cố Vinh còn rất trẻ, ngoài hai mươi tuổi, “cuộc sống phàm tục ngài chưa trải. Cuộc sống ấy bấy lâu nay bị ngài coi như địa ngục. Và dục năng chính là con quỷ dâm loàn trong quan niệm của ngài”. Cuộc sống thường nhật hiện ra thiết thân, sục sôi, hấp dẫn, Cố Vinh cố nhắm mắt bỏ qua, bịt tai không nghe nhưng vô hiệu. Nó khiến ngài phải rền rĩ: “Lạy Chúa! Sao con nghe rạo rực trong người quá thế! Xưa kia, đã có đôi lúc trong giấc mơ có quỷ ám, con đã từng biết tiết chế, kìm hãm, nay con thật không hiểu trong con đang quẫy động những cám dỗ đê tiện nhuốc nhơ, hay đang nảy nở những ao ước thần tiên?” [18, tr.93]. Cố đã đọc lẫn lộn lời kinh. Cố đã bị cả “một vùng ngực trắng thăm