7. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Nhân vật bản năng
Theo Từ điển Tiếng Việt (Sđd - tr 21) định nghĩa: Bản năng của con người là “ khả năng vốn có do bẩm sinh chứ không phải do kinh nghiệm luyện tập”. Như vậy yếu tố bản năng thuộc mặt tự nhiên, vốn có của con người, tồn tại trong con người nên phủ nhận nó là trái với tự nhiên. Thông thường, người ta vẫn cho rằng bản năng là mặt xấu, thuần “động vật”, phần con trong con người, vì thế nó ít được đề cập tới, thậm chí khi đưa vào các sáng tác văn học còn bị phê phán, phủ nhận. Văn học sau 1975 có sự nhìn nhận, đánh giá lại vấn đề này. Trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp con người bản năng được nâng lên thành một ý thức, một khát vọng. Những sáng tác đích thực về bản năng đã giúp Ma Văn Kháng làm rõ triết lý trong truyện ngắn “Người đánh trống trường làng”: “Con người là tổng hòa của lý trí và bản năng” [14, tr.301].
Vì vậy, trong các sáng tác của mình, Ma Văn Kháng không chỉ công nhận bản năng của con người mà ông còn khẳng định: thừa nhận bản năng trong con người không phải là hạ thấp con người mà góp phần nâng cao giá trị của con người. Trong mảng truyện ngắn và truyện vừa, Ma Văn Kháng đã đi sâu vào khám phá, thể hiện bản năng con người.
Trước hết là bản năng sinh tồn, là một thực thể tự nhiên, lẽ đương nhiên, để tồn tại được con người cần phải có nơi ăn, chốn ở. Nhưng là một sản phẩm của xã hội, con người cũng cần phải làm sao để việc ăn, ở, mặc hàng ngày càng có văn hóa. Bản năng sống là bản năng gốc, bản năng nguyên thủy của con người. Với bản năng sinh tồn thì con người còn muốn sự sống và hoạt động của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 33
mình có ảnh hưởng trực tiếp đến những người thân trong và ngoài gia đình, đến môi trường sinh hoạt. Sau cùng, con người cũng muốn rằng sau khi mình mất đi, một phần sự sống sẽ lưu lại trần thế. Đó có thể là sự cố gắng để tạo một tác phẩm nghệ thuật, một công trình vĩ đại hay một sự nghiệp hiển hách, sự tha thiết muốn truyền bá tư tưởng của mình cho người khác...Tất cả cuộc đời của mỗi người đều quây quần xung quanh hai chữ “sinh tồn” cả về vật chất và tinh thần. Về mặt vật chất, con người hoạt động để nuôi thân, giữ gìn tính mạng, kéo dài và nâng cao sự sống của mình. Về mặt tinh thần, con người muốn được tự do phát biểu tình cảm,tư tưởng, theo đuổi nguyện vọng và tổ chức đời sống riêng của mình theo sở thích. Có thể coi sinh tồn là một chân lý ngàn đời nên nó chi phối hoạt động của con người. Bản năng sinh tồn xuất hiện khi con người cất tiếng khóc chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Vì bản năng sinh tồn mà con người có một ý chí sinh tồn mạnh mẽ.
Trong văn học Việt Nam, cái đói, miếng ăn đã đi vào trang viết của các nhà văn Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân...như là một vấn đề nổi bật. Vì đói mà chị Dậu trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố phải bán con, bán chó thậm chí bán sữa. Cũng vì muốn sống mà thị
trong “Vợ nhặt” của Kim Lân đã theo Tràng về làm vợ chỉ với bốn bát bánh đúc. Đặc biệt, ám ảnh tâm trí người đọc là miếng ăn, cái đói nghèo đã khiến bản năng sống, bản năng sinh tồn của con người mạnh hơn lý trí trong các sáng tác về đề tài người nông dân của Nam Cao. Xót xa biết bao khi chỉ vì miếng ăn, con người có thể bán rẻ phẩm giá, nhân cách, đánh mất lương tâm của mình (“Một bữa no”, “Tư cách mõ”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”...).
Thời đại chúng ta đang sống, cái ăn, cái mặc, chỗ ở không còn là vấn đề đặt lên hàng đầu.. Nhưng cái gọi là “miếng ăn”, “chốn ở”, công cuộc mưu sinh của con người vẫn là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn như Ma Văn Kháng tiếp tục đào xới, khám phá ra biết bao điều thú vị, hấp dẫn, mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Vẻ đẹp cuộc đời thực sự được cất lên từ những cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Mưu sinh vì lẽ đó không đơn thuần chỉ là bản năng sinh tồn. Đó còn là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 34
hạnh phúc của con người - hạnh phúc giản dị được dệt nên từ mồ hôi, nước mắt của niềm đam mê lao động, sáng tạo.
Qua nhân vật ông Chí trong “Xa xôi Thôn Ngựa Già”, Ma Văn Kháng muốn nói đến niềm vui của một người đã chế tạo ra bếp dầu không bấc, không khói trong khi mọi người ở khu tập thể từ trước đến giờ vẫn phải hì hụi nhóm và đun bếp than giữa tiết trời nóng bức. Sáng chế này của ông Chí đã đoạt giải vàng trong cuộc thi phát minh, sáng chế kỹ thuật dân dụng hàng năm của thành phố: “ Ông ngồi xuống, rút từ trong túi ra một bao diêm, que diêm xòe lửa. Mấy cái lỗ trên nắp bếp thông với bầu dầu bắt lửa hập hờ nhận một hơi gió rồi hiện ra một vòng lửa tròn đều nhoang nhoáng xanh lơ dập dờn hư có như không. Tịnh không một sợi khói. Cũng không thoảng mùi hôi của dầu. Bếp dầu không khói vì không có bấc, vì nhiên liệu được đốt hết. Mặt ông Chí ngẩng dậy hừng lên một niềm vui thật thơ trẻ”[18, tr.179].Trước lúc nghỉ hưu, ông Chí đã từng đảm nhiệm qua nhiều chức vụ, ở nhiều địa phương khác nhau. Sau khi miền Nam giải phóng, với “khí chất xông pha, ưa động, thích phiêu lưu đây đó, nghe trong hơi gió lớn của cách mạng lời nhắn nhe của cuộc sống, kí ức Tây Nguyên trong ông sống lại bừng bừng giục giã. Về với Tây Nguyên, ở đó người chiến binh là ông được thỏa sức dọc ngang, bận bịu, say sưa ngày đêm với các chiến công, với đủ các công việc”[18, tr.185]. Nghỉ hưu nhưng ông thường xuyên vắng nhà để đến với các vùng núi cao như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đó là con người của công việc, phương châm sống của ông có lẽ thu gọn trong hai chữ hành động. Ông làm việc theo sở thích và nguyện vọng của bản thân. Rồi ông Chí đã tự mầy mò nghiên cứu phương án xử lý chất độc hại từ tấm lợp phibrôxi măng. Kết quả là ông đã tạo ra một sản phẩm mới với tên gọi tấm lợp chất lượng cao sản xuất từ phế liệu cao su và chất keo nhựa phủ lên tấm lợp phibrôxi măng để chống độc.
Công cuộc mưu sinh của mỗi cá nhân trong giai đoạn đất nước sau chiến tranh nhất là thời kì đổi mới cũng đặt con người trước những thử thách mới không kém phần nghiệt ngã. Đời sống kinh tế thị trường cũng là môi trường,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 35
thước đo năng lực, đạo đức và phẩm hạnh của con người. Một mặt, khẳng định nhu cầu được ăn ngon, mặc đẹp, cuộc sống vật chất đủ đầy là nhu cầu chính đáng cần được quan tâm của con người. Nhưng mặt khác cũng luôn có sự định hướng, điều chỉnh, uốn nắn bản năng sống, cái nhu cầu tự nhiên ấy theo chuẩn, theo quỹ đạo chung của cộng đồng xã hội. Bởi ranh giới giữa bản năng, nhu cầu tự nhiên chính đáng và lòng tham, dục vọng thấp hèn, ranh giới giàu nghèo là vô cùng mong manh.
Tác giả đã đồng tình với vợ Nội: “Của tám vạn nghìn tư, chết cũng hai tay buông xuôi”. Còn đây là suy nghĩ của Lân:“Ngẫm ra, cứ như cái đời anh giáo khổ, anh nhà văn quèn, chưa biết thế nào là mùi Tây, ngoài miếng cơm rau dưa tương cà ra, chưa hề được nếm bơ sữa xứ người, hóa ra lại sướng. Cái sướng, cái khổ ở đời người ta, nói ra thật là vô cùng. Chắc gì kẻ đang ở nhà lầu, đi xe hơi, ăn toàn thịt cá, đặc sản, đã là sướng hơn người ở nhà cấp bốn, kẽo kẹt cái xe đạp cà tàng, cơm rau dưa hai bữa ngày mà tâm hồn thanh thoát”[18, tr.154]
Bên cạnh bản năng sinh tồn, trong hai tập truyện trên của Ma Văn Kháng ta còn gặp bản năng tự vệ, nó giúp con người có những hành động phản kháng đối phương kịp thời để tự bảo vệ bản thân. Dù mỗi cá nhân là một thực thể đơn lẻ song thực tế mỗi người lại có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng. Cộng đồng luôn có xu hướng bảo vệ từng thành viên của mình. Nhưng trong những hoàn cảnh nào đó, cuộc sống nảy sinh những tình huống buộc mỗi cá nhân phải có hành động tự bảo vệ mình để tồn tại. Hành vi ấy như là sự biểu hiện của nhu cầu chính đáng là bản năng tự nhiên của con người. Tuy vậy, đây cũng là bản năng cần có sự can thiệp của ý thức. Ma Văn Kháng luôn ý thức được sứ mệnh của người cầm bút: Viết là để bảo vệ, khẳng định những giá trị chân chính của con người. Ông cho rằng: tồn tại trong góc khuất của bản năng con người còn có sự hiện diện của cái ác. Cái ác có thể được nảy sinh một cách vô thức, vì vậy nếu không được chế ngự thì nó sẽ có dịp hoành hành. Đó là điều mà nhà văn luôn day dứt, trăn trở. Trong “Vệ sĩ của quan châu”, Khun từ khi sinh ra đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 36
mang dòng máu của kẻ bạo tàn, ác một cách bản năng. Như những động vật bậc thấp, như thú rừng, Khun cũng có những giác quan tinh nhạy để tự vệ
“ngửi được hơi lạ trong gió, nghe được cả bằng da thịt, nhìn xuyên thấu đêm tối” Từ dáng hình đến tính cách Khun “là sự hồi tổ, là sự lộn giống, là cái hoang sơ của buổi khai thiên” [17, tr.6]. Bản năng hiện hình ngay trên thân xác của Khun “một đống bù xù hỗn mang mông muội”. Người ta băn khoăn không hiểu “quỷ sứ hiện hình vào Khun hay chính Khun là quỷ sứ siêu đẳng”, “Hắn vừa là người, vừa là khỉ độc, vừa là hùm beo, lợn lòi, vừa là rắn rết. Dường như hắn không phải dòng giống người hoàn toàn mà là “con của một người đàn bà quái ác ngủ với với một con đực mãnh thú nên bản năng mới tàn bạo vậy”. Ở Khun “bản năng bán khai kinh thiên động địa” [17, tr.15] được buông phóng không còn giới hạn. Mang sẵn trong máu cái khoái cảm giết người, mười lăm tuổi Khun đã là tay chân, trợ thủ đắc lực bảo vệ quan châu Vàng A Ký. Khun thản nhiên, thích thú đập nát đầu của xác chết. Bố mẹ nuôi của hắn kinh sợ phải bỏ đi vì đã nuôi nấng một hòn máu rơi thành hung thần tai ác. Quan châu Vàng A Ký đã biến Khun thành “nanh hổ, vuốt gấu, răng chó, dao, súng, đao phủ khát máu, chết chóc và mù lòa”. Thật đáng sợ bởi Khun bạo liệt tàn nhẫn, nhưng Khun không ý thức được hành động của mình. Khi được hỏi vì sao thích giết người và trung thành với quan châu thì hắn lờ mờ nhớ rằng chỉ vì một bữa tiệc mười một món mà hắn được cho ăn khi đang đói. Bản năng thú tính - quái vật như Khun khiến vùng biên ải trong văn Ma Văn Kháng dữ dội khác thường. Nhân vật Khun khiến cho người đọc vừa ghê sợ, kinh hãi vừa thấy đau đớn bởi hóa ra vẫn còn có sự tồn tại của một kiểu người như vậy trong cuộc sống này. Khun sinh ra không hề biết đến niềm vui được làm người.
Ở nơi hoang dã, những con người ít học, nông cạn dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào các cuộc chiến tranh và sát phạt lẫn nhau, thậm chí giết cả mẹ của mình. Đến với “Thím Hoóng”, người đọc đớn đau xiết bao khi cái Léng say máu “hồng vệ binh” đã nhét mẹ của mình vào cái thống vẫn được dùng đựng gạo để cho mẹ chết dần mà không một lần quay trở lại.Tuyên bố của cái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 37
Léng khiến ta phải giật mình “Trái tim tôi không có chỗ dành cho mẹ cha” [17, tr.179].
Có thể nói, tự vệ là bản năng tự nhiên đảm bảo cho sự an toàn của mỗi cá thể song nhiều khi người ta lảng tránh hoặc quá đề cao phần tăm tối của nó. Đó là căn nguyên của cái ác, cái xấu, “cải biến nó là một công việc nhọc nhằn”. Bởi vậy, con người cần phải tự điều chỉnh hành vi của mình để mặt tốt được đề cao, và phát huy còn cái xấu, cái ác bị đẩy lùi. Qua các tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng muốn gửi gắm niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người.
Cùng với bản năng sinh tồn, bản năng tự vệ, người đọc còn nhận ra bản năng tính dục của con người trong sáng tác của Ma Văn Kháng. Ông được nhắc đến là người đi tiên phong về vấn đề này trong văn học.Vấn đề bản năng tính dục đã được thể hiện như một vấn đề nổi bật trong quan niệm nghệ thuật về con người của Ma Văn Kháng. Cái nhìn, sự thể hiện mới mẻ trên tinh thần nhân bản, tiến bộ về vấn đề tính dục đã góp phần khẳng định: con người vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của xã hội.
Bản năng tính dục là bản năng sinh vật và cũng là biểu hiện khá phức tạp trong đời sống của mỗi con người và toàn xã hội. Hạnh phúc của con người được tạo nên từ một phần quan trọng - sinh hoạt tình dục. Đây là lĩnh vực khá tế nhị và nhạy cảm cho nên trong văn học nghệ thuật nó vẫn bị coi là “vùng cấm kị” vì ít nhiều có liên quan đến những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức. Tuy vậy, từ xưa tín ngưỡng phồn thực đã tồn tại trong đời sống văn hóa dân tộc suốt chiều dài lịch sử với hai dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối. Cho đến nay chúng ta đều dễ dàng tìm thấy trên bức tường đá ở Văn Điển (Hà Nội), trên nhà mồ ở Tây Nguyên, điệu múa “tùng dí” ở lễ hội Đền Hùng…Còn trong văn học nghệ thuật, từ văn học dân gian đến văn học trung đại, hiện đại vấn đề tính dục được đề cập đến với cảm hứng: ngợi ca và phê phán. Từ các sáng tác dân gian đến thơ của Hồ Xuân Hương, Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn, sáng tác của Vũ Trọng Phụng.Nhưng phải sau 1975, nhất là thời kì đổi mới (1986) với tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 38
thần: con người là đối tượng phản ánh của văn học nên vấn đề tính dục cũng được quan tâm thể hiện đầy đủ, đúng mực.
Ma Văn Kháng là nhà văn khá thành công khi mạnh dạn đưa vấn đề tính dục vào trong các sáng tác của mình, miêu tả nóng bỏng nhưng cảm nhận rất hiền lành. Đó là đóng góp riêng của nhà văn, đổi mới trên nền truyền thống. Người đọc ấn tượng với sự hăm hở trong tình ái của các nhân vật như chị Lý “Mùa lá rụng trong vườn”, Xuyến trong “Đám cưới không có giấy giá thú”, chị Cả trong “Thanh minh trời trong sáng”, Uyển “Vòng quay cổ điển”, Thoan, Thiều “Anh thợ chữa khóa”…Ma Văn Kháng đã phản ánh một cách chân thực những nhu cầu tự nhiên, chính đáng của con người. Qua đó, bộc lộ những quan niệm về con người bản năng ở hai khía cạnh: bản năng tính dục - thể hiện con người có văn hóa, đạo đức và bản năng tính dục - thể hiện sự vô văn hóa, lố lăng, vô đạo đức. Khi bản năng tính dục được điều khiển bởi văn hóa thì đó là một phần quan trọng làm nên hạnh phúc, niềm lạc thú của con người. Thiếu sự điều khiển của “sợi dây cương” văn hóa thì bản năng tính dục thuần túy là bản năng của động vật, chỉ làm nên khoái lạc thể xác của những kẻ tham lam, đạo