Người chiến sĩ an ninh dũng cảm, thông minh

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già) (Trang 67 - 72)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.4.2. Người chiến sĩ an ninh dũng cảm, thông minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 61

Trong các sáng tác của mình, Ma Văn Kháng cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc khắc họa hình tượng người chiến sĩ trên mặt trận an ninh với những phẩm chất cao đẹp giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha, dũng cảm, kiên cường, nhất quán trong suy nghĩ và hành động. Họ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên cho người dân. Cùng với các tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Bóng đêm, Bến bờ, nhà văn còn quan tâm tới đề tài này thông qua các truyện ngắn: “San Cha Chải”, “Mùa săn ở Na Le”, “Bí mật nghiệp vụ”, “Cỏ hoang”, “Đỉa bám chân ai”, “Người có khuôn mặt giống vợ anh”, “Hương hoa Đà Lạt”.

Trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, không phải lúc nào thuận lợi cũng thuộc về phía ta và thắng lợi giành được là dễ dàng. Bọn tội phạm không từ một thủ đoạn đê hèn nào để chống trả quyết liệt. Thương tích, hi sinh là điều không thể tránh được nhưng trận chiến đấu với các thế lực hắc ám không vì thế mà dừng lại. Trưởng công an xã Thào A Sẩu trong “Đỉa bám chân ai” là người được dân giao phó trách nhiệm giữ gìn trật tự trị an ở làng Quán Dín Ngài. Anh là người có trách nhiệm trong công việc: “đến tất cả các hộ trong xã, gõ từng nhà, rà từng người” khuyên giải mọi người từ bỏ “thứ cơm đen ma quỷ” để đến lớp cai nghiện của xã. Nhờ anh mà lão Xuyển - một người nghiện thuốc phiện từ năm mười hai tuổi nay đã lên lão bảy mươi có thêm quyết tâm cai nghiện “Đỉa bám chân ai thì phải tự gỡ lấy”. Nhưng cũng vì thế mà bọn buôn ma túy đã đe dọa Sẩu: cắm nhiều bơm tiêm ma túy trên cửa nhà, vẽ hình Sẩu “cưỡi ngựa bị một dòng đạn năm viên bắn vào ngực lên tờ giấy rồi dán vào cánh cửa” [17, tr.260]. Trong một lần đi truy kích bắt bọn buôn lậu thuốc phiện có vũ khí ở thôn Tả Chải, anh đã bị chúng bắn chết. Cái chết của anh đã để lại nỗi xót thương cho bao người. Quả thật, để chống lại cái ác thì cái giá phải trả là vô giá.

Qua truyện ngắn “Hương hoa Đà Lạt”, người đọc nhận ra sự thông minh, dũng cảm của những chiến sĩ an ninh trên mặt trận đấu tranh với cái xấu, cái ác. Tên cướp Lê Văn Kình - tên cướp gian ác khét tiếng đã gây biết bao tội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 62

ác dã man đã trở thành nỗi kinh hoàng cho mọi người. Lệnh truy nã phát ra nhưng hắn vẫn im bặt. Trước những tội ác dã man của tên Kình, một đơn vị quân đội phối hợp với công an tỉnh và trung ương tiến hành cuộc ra quân vây bắt ròng rã hơn một tháng trời, sục vào từng ngóc ngách khu rừng nơi Kình ẩn náu. Ba lần bị vồ trượt, Kình hung hãn bắn trả và chạy vào các tỉnh phía Nam. Nghiên cứu các mối quan hệ của Kình, thấy y có thể trốn vào Đà Lạt, nhân vật T đã được cấp trên cử vào Đà Lạt truy tìm hung thủ. Quả thật nhờ sự thông minh, nhạy bén và kinh nghiệm mà T đã phát hiện tên Kình đang nương nhờ tại nhà một người phụ nữ đồng hương ở Đà Lạt. Hắn còn bỉ ổi lợi dụng tình cảm để ăn nằm với chị đồng thời cũng là để gây dựng cơ sở đảm bảo cho việc lẩn trốn của hắn. Nhờ người đàn bà này che chở, hắn đã trốn thoát khỏi sự truy bắt của công an. Nhưng lưới trời lồng lộng, dẫu tên Kình có xảo quyệt, biến hóa như quỷ quái thì cuối cùng T và đồng đội đã tóm gọn hắn ở bến phà Mỹ Thuận. Nhân vật Pao trong “San Cha Chải”, cậu học sinh mười sáu tuổi nhờ sự giáo dục, dạy dỗ tận tụy của thầy Tính và sự quan tâm, nhắc nhở của bậc cha anh đã nhiệt tình tham gia lực lượng an ninh.Vì dễ thương người nên Pao để xổng kẻ gian là Cư A Cấu nên liên tục trong 5 năm, Pao tìm mọi cách bắt tên Cấu ra chịu tội, trừ cái họa cho dân làng. Còn nhân vật Quân - phó ban công an xã, người lo việc an ninh thôn bản trong “Mùa săn ở Na Le” đã trừ được cái tinh hổ dữ cho buôn làng, cứu được anh họa sĩ và ông mình khỏi bị kẻ ác sát hại. Quân là hiện thân của những người anh hùng trong những bộ sử thi xưa đã đưa bộ tộc của mình thoát ra khỏi vòng nguy hiểm, ra khỏi sự đe dọa của cái xấu, cái ác.

Trong truyện ngắn “Bí mật nghiệp vụ”, nhiệm vụ được đặt ra với Điền -

một chiến sĩ công an là phải tìm cách lọt vào đường dây buôn bán ma túy của tên Sùng gà “thực hiện một cuộc đấu cân não, một cuộc sống lưỡng diện đầy bất trắc nguy hiểm”. Điền hiểu công việc cao cả, trọng đại mà mình sẽ dấn thân và sẵn sàng hy sinh quên mình vì nghĩa lớn: “Tôi không sợ nguy hiểm, không sợ hy sinh” [17, tr232]. Anh khôn khéo và quả cảm tham gia vào đường dây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 63

buôn ma túy và được bọn chúng tin cẩn. Ma túy như một con rắn độc nhiều đầu đã gây ra quá nhiều tác hại, không thể không bị trừng trị. Bởi vậy, Điền cùng đồng đội, dưới sự điều hành trực tiếp của đội trưởng đặc nhiệm bên Cục phòng chống ma túy, đã thâm nhập được vào hang ổ của bọn chúng. Lần lượt các tên Phàn, Liệu, Sùng bị bắt và chịu tội trước pháp luật. Có thể thấy rằng, Điền không chỉ thông minh, dũng cảm mà còn giàu lòng trắc ẩn, nhất là với những phụ nữ đang mang thai.

Chiến sĩ trinh sát Tùng trong “Người có khuôn mặt giống vợ anh” trăn trở, ám ảnh, day dứt trước cái chết của một cô gái trẻ. Anh căm giận những kẻ bất lương đã gây ra tội ác dã man, mong sao sớm tìm ra thủ phạm để bắt chúng phải đền tội. Đấu tranh diệt trừ cái xấu, cái ác đó là những việc mà các chiến sĩ công an hàng ngày, hàng giờ vẫn làm để đem lại sự bình yên cho nhân dân. Điều đó còn được thể hiện ở nhân vật Thoan trong “Cỏ hoang”. Trân trọng biết bao trước những tấm lòng cao cả vì nghĩa quên thân, vì dân quên mình.

Thông qua việc xây dựng nhân vật người chiến sĩ an ninh dũng cảm, kiên cường, thông minh, Ma Văn Kháng đã ca ngợi, tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của họ vì cuộc sống bình yên của nhân dân.

Tiểu kết chƣơng 2

Ma Văn Kháng đã xây dựng một thế giới nhân vật rất phong phú về số lượng, về phẩm chất đạo đức, về tính cách. So với văn học giai đoạn trước, nhân vật trong truyện ngắn và truyện vừa của Ma văn Kháng thời kỳ sau đổi mới hiện lên chân thực, đa dạng và gần gũi hơn. Trong quá trình khảo sát các nhân vật qua hai tập truyện San Cha Chải Xa xôi Thôn Ngựa Già, chúng tôi đưa ra kiểu loại nhân vật theo tính cách, số phận (bản năng, tha hóa, bi kịch, phẩm chất tốt đẹp). Con người trong hai tập truyện trên là con người trần thế với tất cả bản chất tự nhiên của nó như: thiện- ác, tốt - xấu…Việc phân chia các kiểu loại như trên cũng chỉ mang tính tương đối, bởi trong một nhân vật cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 64

có nhiều nét tính cách đan cài. Chẳng hạn nhân vật Tương Bằng (“Thắp một tuần hương”), vừa là nhân vật tha hóa, vừa là nhân vật có cuộc sống bi kịch. Bên cạnh việc khắc họa nhân vật bản năng, tha hóa, bi kịch, nhà văn còn khắc họa những nhân vật vừa có vẻ đẹp hình thể vừa có vẻ đẹp tâm hồn.

Qua các kiểu nhân vật tiêu biểu đó, Ma Văn Kháng muốn lay tỉnh và đốt lên trong lòng độc giả một ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, tình yêu thương giữa con người với con người. Nhà văn muốn tìm hiểu căn nguyên của cái xấu, cái ác, sự tha hóa trong tích cách con người, từ đó mỗi người cần nhìn nhận, điều chỉnh lại bản thân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 65

Chƣơng 3

NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG HAI TẬP TRUYỆN SAN CHA CHẢIXA XÔI THÔN NGỰA GIÀ

CỦA MA VĂN KHÁNG

Văn học là nhân học, là sự hiểu biết, khám phá sáng tạo về con người. Hệ thống nhân vật là thước đo tầm vóc của nhà văn. Mỗi nhà văn đều có những sở trường riêng, cách thức riêng trong việc khắc họa nhân vật của mình. Vì thế, thành công trong việc xây dựng nhân vật chính là sự thành công của tác phẩm văn học. Nhân vật của Ma Văn Kháng để lại dấu ấn đậm nét trong mỗi trang viết của nhà văn. Thành công ấy có được một phần quan trọng là ở việc xây dựng, khắc họa chân dung nhân vật. Những khía cạnh tiêu biểu mà Ma Văn Kháng thường sử dụng để xây dựng nhân vật của mình như: miêu tả tâm lý nhân vật, ngoại hình và hành động, yếu tố tâm linh, ngôn ngữ và giọng điệu.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già) (Trang 67 - 72)