7. Cấu trúc của luận văn
2.4.2. Nhân vật tha hóa
Trong văn học trước 1975, các nhân vật loại hình đã thể hiện tập trung những phẩm chất ưu tú của dân tộc, của thời đại, trở thành hình mẫu lý tưởng của xã hội và được miêu tả trong vẻ đẹp kì diệu khác thường. Đến thời kì đổi mới, con người bước ra khỏi ánh hào quang của chiến thắng để trở về với đời sống xã hội, phải đối diện với mọi nhu cầu cá nhân, khi ấy con người mới sống thật với chính mình. Cái nhìn đa chiều, xuyên thấu con người của các nhà văn thời kỳ này đã khiến văn học trở nên gần với đời sống, theo sát hơi thở cuộc sống. Đó là “hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ vốn dĩ đa đoan, phức tạp chằng chịt, đan dệt nên những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống” [29]. Thực tế đời sống khó khăn, thiếu thốn đã tác động trực tiếp đến tính cách con người. Những nhu cầu về cuộc sống đủ đầy, tròn trịa là nguyên nhân dẫn đến thói ích kỷ, vụ lợi, nhỏ nhen, bần tiện và thói vô cảm của con người.
Ở Việt Nam, nhân vật tha hóa là một khái niệm xuất hiện trong trào lưu văn học hiện thực phê phán1930 -1945 với các tên tuổi lớn như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng…Đến thời kỳ đổi mới, loại hình nhân vật này miêu tả khá phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng... Nhân vật tha hóa là một khái niệm rất mở và được hiểu theo nhiều khía cạnh, lớp lang. Có thể là tha hóa về đạo đức, tha hóa về lối sống, tha hóa về tinh thần, dục vọng, quyền lực…Nói cách khác, đó là sự biến đổi nhân cách con người theo chiều hướng xấu đi. Có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 44
những nhân vật vì không làm chủ được bản thân trước những biến đổi của hoàn cảnh mà rơi vào con đường tội lỗi.
Trong xu hướng chung của văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Ma Văn Kháng viết nhiều về nhân vật tha hóa. Đó là những con người bị biến chất, tha hóa về đạo đức chỉ vì tình và tiền, tha hóa trong các mối quan hệ luân thường vì ghen ghét, đố kị, phản trắc, bội tình, khả năng không thể yêu thương người khác ngoài bản thân, ngoài huyết thống. Sự tha hóa nhân cách đã khiến con người trở nên xấu xa, độc ác. Thông qua các nhân vật này, nhà văn muốn cảnh báo tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống của con người.
Trước tiên, sự tha hóa bắt nguồn từ thói ghen ghét, đố kị ở con người. Dường như sự đố kị đã trở thành mô típ quen thuộc trong sáng tác của Ma Văn Kháng. Nhà văn như lách sâu ngòi bút của mình để phát hiện những nghĩ suy, toan tính của các nhân vật. Trong truyện vừa “Người khổ nhất trần gian”, vợ của Lân đố kị, ghen ghét khi vợ chồng nhà Nội bên hàng xóm lại có cuộc sống vật chất đầy đủ hơn mình: “Giữa đám người bình dân hàng ngày còn phải sấp mặt xuống lo cho đủ ba bữa ăn thì cái cuộc sống quá ư sung túc của Nội thật là một tòa lâu đài chỉ có trong mơ”. Làm sao người ta lại có thể vô tư khi mình thì quá khổ mà người khác lại cứ sung sướng được. Mỗi lần vợ Nội sang nhà trò chuyện là vợ Lân lại dè bỉu, giễu cợt. Bởi vậy mà “Từ hôm được tin Nội được cử sang Pari công tác một nhiệm kì những năm năm, mặt y cứ lầm lầm và hễ có dịp là y xổ ra, toàn những lời tức tối, đố kỵ âm ỉ sẵn ở trong lòng” [18, tr.147]. Vợ Lân thường xuyên đay nghiến, so bì chồng với người khác cũng chỉ vì mình nghèo hơn, không có điều kiện như họ. Lương công chức nhà nước eo hẹp, không đủ nuôi thân, nhà cửa chật chội, thói đạo đức giả, tất cả điều đó đã khiến vợ Lân không tin vào ai nữa nên chị ta muốn phanh phui, tố cáo. Vợ Lân không quan tâm đến chuyện Nội bị bệnh tim và lần này đi công tác còn kết hợp với chữa bệnh. Có lẽ chị ta nhận ra rằng: “cái thói đời vô cùng xấu xa là con người sống chỉ với một mục đích duy nhất là kiếm chác lợi lộc từ người khác cho bản thân mình” [18, tr.175].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 45
Sự tha hóa của con người còn bắt nguồn từ quyền lực. Con người có thể chạy theo quyền lực, danh lợi mà quên đi trách nhiệm của con cái là phải làm tròn chữ hiếu với những người có công sinh thành dưỡng dục, nhân vật Nội trong “Người khổ nhất trần gian” có thể xem là một trường hợp như vậy. Mẹ Nội mất, anh được cấp trên cho xe riêng đưa về chịu tang mẹ, nhưng: “chỉ kịp nhìn mặt mẹ, hờ mấy câu rồi lại vội lên xe trở về cơ quan, không kịp đưa mẹ ra đồng” [18, tr.162]. Cũng vì quyền lực, địa vị và danh vọng mà Nội quên cả bệnh tật của bản thân để rồi cung cúc, tận tụy phục vụ cấp trên cả việc chung lẫn việc riêng. Qua đây, nhà văn muốn con người hãy cảnh giác với chính mình bởi cái xấu, cái ác có thể nảy sinh trong mỗi con người một cách vô thức từ những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Quan trọng hơn là con người cần phải biết vượt qua để hướng đến tình yêu đồng loại.
Sự tha hóa về đạo đức xuất phát từ đồng tiền diễn ra ở khắp mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống. Trước đây, Vũ Trọng Phụng đã miêu tả sự tha hóa của con người vì tiền qua các tác phẩm: “Số đỏ”, “Giông tố”…Vì tiền mà con người đánh mất những giá trị nhân bản, phá vỡ những truyền thống tốt đẹp. Nó khiến cho nhân cách của con người bị méo mó, biến dạng. Ma Văn Kháng đã tái hiện những mảng tối, khuất lấp đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng về địa vị của Lễ và Nghĩa cùng hai người vợ trong “Cánh bướm tím”. Anh cả Lễ - thứ trưởng một bộ kinh tế, anh hai Nghĩa là viện phó một viện khoa học.Về địa vị, về tiền bạc đâu có thua kém nhiều so với người khác nhưng về cách đối xử với người cha của họ khiến người đọc không khỏi giật mình. Khi cha còn sống họ thờ ơ, thiếu sự kính trọng với cha chỉ vì theo họ nếu ông cụ thức thời thì cả gia đình đã được hưởng sự sung túc, đủ đầy. Cha họ là một người hiền lành và cương nghị nhưng họ cho rằng ông “ngu ngơ”,“đụt đâu có đụt đến thế” [18,tr.109]. Theo lẽ thông thường, với tình thương yêu của con cái dành cho cha mẹ thì ai cũng mong cha mẹ sống lâu để có cơ hội phụng dưỡng. Nhưng khi cha mất, anh cả Lễ đã nói trong lời cám ơn ở buổi tang lễ: “Trời đã cho cha tôi hưởng dương bảy mươi hai tuổi là đủ”. Cha mất, Bỉnh và Thìn - hai người con dâu cũng chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 46
quan tâm đến tiền. Ngay cả khi muốn đưa ông cụ lên chùa, hai cô con dâu cũng hỏi đến sổ tiết kiệm của cha. Người Việt có quan niệm “Dâu con, rể khách” sao hai cô con dâu lại vô tình đến vậy? Họ đo đạc đánh giá căn nhà, mảnh sân rồi tính toán thiệt hơn với cô em chồng, thậm chí còn dựng lên chuyện bà Xuân - người đã gắn bó lâu dài với gia đình, nay đầu độc cha để bòn rút của cải. Người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi trước những suy nghĩ và việc làm ấy. Quả thật đó chính là “cơn thác loạn của sự tha hóa nhân cách đang rắp ranh hủy hoại những giá trị tinh thần” [18, tr.127]. Ma Văn Kháng muốn dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người ta cần phải nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống.
Trong “Ông lão gác vườn và chó Phúm”, sự tha hóa của con người còn hiện diện qua nhân vật ông giám đốc nông trường. Ngày trước còn khó khăn, nghèo khổ: “cái lúc vỡ đất, vung tay hét: Mưa nhỏ coi như không mưa, các đồng chí ơi! Còn khi nông trường thành cơ ngơi, đi xe ô tô, thấy ai vẫy đi nhờ, ngoảnh mặt lạnh như tiền” [17, tr.210]. Rõ ràng đây là một kẻ chỉ giỏi nói khoác, bất tài, tham lam và sống vị kỉ. Hắn có thể cho chó ăn thịt bò nhưng để nhân viên của mình sống đói khổ. Cuộc sống thay đổi khiến cho con người ta không còn nghĩ đến tình nghĩa giữa con người với con người.
Trong truyện ngắn “Ngựa bất kham”, sự tha hóa của con người cũng được nói tới thông qua nhân vật Phềnh. Vốn là một phó ban công an xã hoạt bát, tài năng, khỏe mạnh, giàu tự ái và ý chí, nhưng Phềnh lại trở thành kẻ gàn dở, không tự chủ được hành động của mình, xô xát với vợ rồi gây lộn đánh nhau, cuối cùng bị khai trừ ra khỏi lực lượng công an. Nguyên nhân là Phềnh không đủ bản lĩnh để vượt qua cái xấu, nghe mọi người khích bác, say đến nỗi không hiểu tại sao “chân mình lại cứ cái dài cái ngắn. Cái chợ này sao ngu thế, ai lại chọn cái mảnh đất dốc như sườn núi thế này mà họp”. Xung quanh Phềnh lúc này là “Trời nghiêng nghiêng, đất nghiêng nghiêng” [17, tr.85]. Tiếng cười bật ra cùng với sự chê trách Phềnh, một cán bộ tốt vậy mà lại thiếu bản lĩnh. Cư A Cấu trong “San Cha Chải” là một kẻ tha hóa, hắn đã đem cái xấu, cái ác về San Cha Chải. Nơi đây vốn bình an vậy mà nay: “Cấu thổ vào không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 47
khí thanh sạch mùi á phiện khài khài” [tr.67] .Vì nghiện thuốc phiện nên Cấu ăn trộm quả bí, con gà, ổ trứng, đột nhập vườn cây tam thất ăn trộm. Cấu bị bắt giải lên huyện dưới sự giám sát của Pao nhưng Cấu đã lừa Pao để trốn thoát.
Trong “Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường”, một tập thể cán bộ huyện nọ chỉ vì mê đắm sắc dục mà đấu đá lẫn nhau để rồi mất tất cả. Đầu tiên là Giàng A Páo, ba mươi lăm tuổi, sức vóc vác nổi một con ngựa hai tuổi, là chủ tịch huyện. Páo có công phát hiện ra kho báu Seo Ly, đưa Seo Ly về làm nhân viên văn thư của ủy ban huyện. Tiếp theo là bí thư huyện ủy Cư A Tráng “mới ba mươi hai, mặt mũi sáng sủa, tính tình hoạt bát, quyết đoán” [18, tr.15]. Ông Tráng đã đưa Seo Ly từ nhân viên văn phòng sang công tác ở cơ quan huyện Hội Phụ nữ. Nhưng cả hai nhân vât quan trọng này đều không giữ nổi vị trí của mình được lâu. Ông Tráng bị cách chức bí thư huyện ủy. Chủ tịch Páo kiêm luôn cả hai nhiệm vụ đó nhưng được hơn một tháng ông Páo cũng không giữ nổi chức vụ vinh quang ấy. Việc hai ông bị giáng chức căn nguyên là do cả hai đều lỡ bước chân vào phòng ngủ của Seo Ly. Ông phó bí thư - người được nhận trách nhiệm quyền bí thư đã lên gân lên cốt hô hào: “Ta phải dùng nghị lực, phẩm chất cách mạng để giữ gìn tư cách chứ! Thật là nhục! Để cả thằng quét chợ nó khinh” [18, tr.19]. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, ông phó bí thư được mang tên là Phó Gầm. Không phải vì ông mới tậu xe máy Start, mỗi lần qua phố gầm điếc tai bà con phố huyện mà đơn giản vì ông trót dại chui vào gầm giường Seo Ly. Sau đó ông giám đốc công an kéo cả đám thủ túc tin cậy vào điều tra, tổng kết thành tích bất hảo của Seo Ly: nàng đã đánh đổ ba bí thư huyện ủy, bốn trưởng phòng cấp huyện, và mười chủ tịch, bí thư xã, họ liền quyết định điều một ông thường vụ tỉnh già vào để trị nàng. Nhưng oái oăm thay, ông ta cũng là đàn ông sao tránh khỏi vòng xoáy nghiệt ngã mà những người trước đã bị hút vào đó. Mượn lời nhân vật Quốc, kết thúc tác phẩm, Ma Văn Kháng đã khẳng định: “Quả là một trò chơi quái ác của tự nhiên, ông trời chơi khăm tất cả lũ đàn ông” [18, tr.30]. Nếu không có bản lĩnh thì dù là cán bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 48
hay thường dân, con người cũng dễ bị tha hóa bởi những ham muốn dục vọng thấp hèn.
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, con người rất dễ bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất, những ham muốn tầm thường. Không ít người vì thế mà hủy hoại mất nhân cách và ngày càng trượt dốc trên con đường bị tha hóa nhân cách. Các nhà văn thời kỳ đổi mới đã đề cập, vạch trần lối sống thực dụng của con người như trong tác phẩm “Tướng về hưu” (Nguyễn Huy Thiệp), “Đồng đôla vĩ đại”(Lê Minh Khuê)…Đồng tiền đã trở thành chìa khóa vạn năng, ma lực của đồng tiền đã vượt qua thời gian, không gian và tồn tại ở mỗi góc phố, con đường, mỗi gia đình. Tiền có thể thay đổi số phận của bao người giúp cho con người ta sung sướng, hạnh phúc. Nhưng khi đồng tiền không được sử dụng đúng mục đích, nó khiến cho con người ta có thể bị khánh kiệt gia sản, trở thành kẻ bất nhân, thậm chí lâm vào đường lao lí. Nhân vật Sùng, Phàn, Liệu trong “Bí mật nghiệp vụ” vì tiền mà tham gia vào dường dây buôn bán ma túy - gieo cái chết trắng cho biết bao gia đình. Ma túy là kẻ thù không đội trời chung của loài người và bọn buôn ma túy như Sùng gà là tội phạm nguy hiểm. Chúng vừa xảo quyệt vừa hung hãn manh động. Tên Sùng - chủ xới gà, ngông ngạo và lắm mưu mẹo, đầu mối tiêu thụ ma túy, có tiền nên hắn ngang nhiên tuyên bố: “ Không phải cứ có tiền là cái gì cũng mua được, nhưng có nhiều tiền thì có tất cả, kể cả tự do” [17, tr.229]. Hắn xấu xí nhưng nhiều tiền, bởi vậy hắn đã dùng tiền để rước về một cô vợ xinh đẹp, tổ chức một đám cưới nổi đình đám.
Cái thiện, cái đẹp được lên ngôi, được chở che, bảo vệ thì cái xấu, cái ác cần phải loại bỏ. Đến những năm gần đây, sáng tác của Ma Văn Kháng ở cả hai mảng tiểu thuyết và truyện ngắn, cái ác được phơi bày trước ánh sáng. Tội ác của những kẻ bất nhân gây ra thật kinh hoàng. Nó không đơn thuần ngự trị trong tiềm thức mà đã trở thành hành động vô luân thú tính. Điều này được phản ánh trong “Hương hoa Đà Lạt” và “Người có khuôn mặt giống vợ anh”.Ở truyện ngắn “Hương hoa Đà Lạt”, nhân vật Kình là một tên cướp khét tiếng ghê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 49
gớm, gian ác. Hắn đã : “bắn chết cả gia đình chủ hiệu vàng ở Thái Nguyên gồm sáu người, chiếm đoạt tài sản của họ trị giá năm tỉ đồng, bắn trọng thương một chiến sĩ công an và thoát vòng vây, trốn biệt” [17, tr.278]. Lệnh truy nã Kình đã được gửi đi sáu mươi mốt tỉnh thành và ảnh của hắn đã in cả vạn bản dán khắp các nơi công cộng. Thấy hắn im ắng khoảng một năm người ta nghĩ hay là hắn đã chết. Vậy mà liên tiếp xảy ra những án mạng giết người, cướp của rất dã man. Tội ác của tên Lê Văn Kình chất chồng khiến người đọc bàng hoàng. Vì tiền mà hắn trở thành ác thú mất hết nhân tính, gieo đau thương cho bao người. Cũng qua truyện ngắn này, Ma Văn Kháng còn thể hiện sự đau xót, day dứt trước hành động bao che tội ác cho Kình của người phụ nữ đẹp có tên Duyên ở Đà Lạt: “Tại sao một người đàn bà đẹp như thế lại có thể ngu muội đến thế! Tại sao chị ta lại hiến mình cho một tên cướp?” [17, tr.285]. Một lần nữa, người đọc thấy được quan niệm về cái đẹp của nhà văn: người phụ nữ được trời phú cho vẻ đẹp hình thể, điều đó thật đáng trân trọng. Nhưng cái đẹp hình thể