Giọng điệu triết lý, tranh biện

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già) (Trang 97 - 106)

7. Cấu trúc của luận văn

3.4.2.4. Giọng điệu triết lý, tranh biện

Trong hai tập truyện San Cha ChảiXa xôi Thôn Ngựa Già, nhà văn suy ngẫm về thế thái nhân tình và thể hiện quan điểm của mình bằng giọng điệu triết lý, tranh biện có tính khái quát cao. Giọng điệu triết lý, tranh biện là một trong những nét đổi mới từ sau 1975 của các nhà văn hiện đại khi phải đối mặt với nhiều vấn đề có ý nghĩa nhân sinh thế sự. Nói về giọng điệu triết lý trong truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng, Lã Nguyên nhận xét: “Mang chiều sâu của triết luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của tác phẩm, truyện ngắn Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt ra ngoài đề tài, chất liệu” [29].

Cuộc sống, bản thân nó đã là sự biến đổi, nhiều khi con người sống đến quá nửa phần đời mới hiểu ra rằng “Ở đời có vật gì mà không chịu sự chi phối của cái lẽ dời đổi”. Trong truyện ngắn “Những chiếc chum bạc”, nhà họ Sể xưa kia oai danh lừng lẫy một thời vậy mà giờ đây tan tác như lá mùa thu khiến ông lão Sìn cảm thấy bàng hoàng. Ông đã rút ra kết luận: “Đời là rắm rối, phức tạp vô cùng” [17, tr.123]. Sống trong sự nghèo khổ, cơ cực của một thời làm gia nô cho Sề Cổ Siu, nay ông lão Sìn đã nói với Sán - con cháu nhà họ Sể “Thuận theo lẽ tự nhiên mà sống. Cá sống với nhau trong nước, người sống với nhau trong đạo lý…Ai là kẻ thù của ai suốt đời được” bởi vì “không ai chọn cha mẹ để đầu thai nhưng mọi người lại được chọn lẽ đời để sống” [17, tr.126]. Triết lý giản dị mà sâu sắc được rút ra từ một người dân bình thường sống ở nơi xa xôi hẻo lánh.

Cuộc sống luôn tồn tại cả hai mặt tốt, xấu; thiện, ác, bởi vậy nhiều khi cái ác “nó hại người bằng một sức mạnh hủy diệt vô hình”. Cần có những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 91

người “lấy tinh thần mạnh mẽ của cuộc đời để truy đuổi cái mông muội bán khai”, bởi “cuộc sống là một cuộc đấu trí, đấu lực, đấu tinh thần giữa cái thiện và cái ác”. [17, tr.163]. Những triết lý ấy được tác giả thể hiện rõ trong “Mùa săn ở Na Le”, khi nhân vật Quân quyết trừ tinh hổ dữ để đem lại sự bình yên cho bản làng.

Giọng điệu suy ngẫm triết lý còn được thể hiện qua chính những suy nghĩ và lời nói của nhân vật. Thổ ty Sề Sào Lỉn “Móng vuốt thời gian”, vào tuổi bảy mươi Lỉn bỗng nhận ra một sự thật hiển nhiên: “Con người ai cũng như ai, từ bậc đế vương đến tên đánh giậm, gã mã phu, chỉ được sống có mỗi lần, và chỉ một lần mà thôi. Con người đi trên con đường của mình, đi thẳng, đã qua là thôi, không quay trở lại”. Thật trớ trêu khi con người - “cái sinh vật tinh khôn nhất, là vưu vật của tạo hóa” lại nhỏ bé, hữu hạn trước cuộc đời: “Oái oăm quá, con người chẳng có cách nào thoát khỏi được móng vuốt thời gian. Cái chết là bất khả kháng…Cái chết nằm ngay ở bản thân mình” [tr.106]. Vì vậy mà Lỉn đã tìm mọi cách để chống lại quy luật nghiệt ngã đó, nhưng rồi cuối cùng Lỉn cũng chết. Đúng như lời của nhân vật “tôi” trong “Thím Hoóng”: “Con người dẫu khôn ngoan đến đâu vẫn có thể mắc sai lầm”[17, tr.182].

Cuộc sống này còn biết bao khó khăn đòi hỏi mỗi người cần phải vượt qua bằng nghị lực của mình, thậm chí bằng cả niềm hy vọng. Đó là trường hợp của ông Lý A Lừ trong “Hoa gạo đỏ”: “Hình như vẫn ẩn náu một điều gì mà ta chưa khám phá ra? Sau cái tưởng là kiệt cùng tuyệt vọng, phải chăng vẫn còn đó một khoảng không dự trữ niềm hi vọng”[tr.59].

Có thể thấy rằng, thông qua giọng điệu suy ngẫm triết lý Ma Văn Kháng đã bộc lộ được quan điểm của mình về đời sống, về những vấn đề nhân sinh, thế sự. Nó là sản phẩm của một trái tim đầy nhiệt huyết, giàu lòng yêu thương con người. “Qua mỗi truyện ngắn của Ma Văn Kháng, người đọc bị cuốn hút bởi gương mặt triết lý khôn ngoan, sắc sảo, thâm trầm mà sâu sắc. Người đọc như vừa được đối thoại, vừa được sáng tạo cùng nhà văn trên chính mảnh đất vừa gieo cấy sản phẩm nghệ thuật của tác giả” [10]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 92

Ngoài ra, trong sáng tác của ông, người đọc còn nhận thấy giọng điệu khách quan. Đây là cách thức tái hiện đời sống theo nguyên tắc hiện thực. Bề ngoài tưởng như nhà văn chỉ kể lại câu chuyện một cách đơn thuần nhưng ẩn bên trong là sự cảm thông, thương xót. Trong “Cố Vinh, người xứ lạ”, cố Vinh đã không vượt qua được những cám dỗ bản năng để rồi phải chết trong tay đệ tử thân cận của mình. Sự nghiệp mà cố Vinh theo đuổi bấy lâu để mở mang nước Chúa phải chấm dứt. Hoặc nhà văn đã kể lại một cách khách quan cuộc truy đuổi con ma để đòi lại linh hồn cho cháu đích tôn của ông Mã A Thòn. Đằng sau câu chuyện, ta nhận thấy sự trân trọng của nhà văn dành cho những người cố gắng truy đuổi cái ác ra khỏi cuộc sống bản làng vùng cao. Giọng điệu khách quan còn được tác giả sử dụng khi miêu tả các nhân vật khác như Pao “San Cha Chải”, Phềnh trong “Ngựa bất kham”, bí thư Tráng trong “Seo Ly, kẻ khuấy động tình trường”…

Bên cạnh đó, hiện diện trong sáng tác của Ma Văn Kháng còn có giọng điệu trào lộng trang nghiêm để châm biếm những kẻ sống giả dối như ông giám đốc nông trường trong “Ông lão gác vườn và chó Phúm”, hoặc thể hiện mặt bản năng của nhân vật Khun trong “Vệ sĩ của quan châu”, sự ngu muội đần độn của Mã Đại Câu trong “Mã Đại Câu, người quét chợ Mường Cang”…

Có thể nói, qua hai tập truyện San Cha ChảiXa xôi Thôn Ngựa Già, người đọc bắt gặp sự trăn trở, suy tư của nhà văn về cuộc đời và con người thông qua sự phức hợp về giọng điệu: vừa xót xa ngậm ngùi, vừa có giọng trào lộng hài hước, vừa có giọng triết lí, tranh biện…Từ đó, khẳng định tình yêu thương đối với con người của nhà văn. Giọng điệu, ngôn ngữ trong truyện ngắn Ma Văn Kháng là một sáng tạo độc đáo của nhà văn đóng góp cho văn xuôi đương đại Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 93

Tiểu kết chƣơng 3

Khảo sát thế giới nhân vật trong hai tập truyện San Cha ChảiXa xôi Thôn Ngựa Già của Ma Văn Kháng, theo chúng tôi, nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn được tập trung chủ yếu vào các yếu tố: ngoại hình, hành động, tâm lí, ngôn ngữ và giọng điệu.

Với nghệ thuật dùng tướng hình để đoán biết tính người, Ma Văn Kháng đã đem lại sự mới mẻ trong cách nhìn về chân dung nhân vật. Những nhân vật như từ trang sách bước ra ngoài đời mang đậm hơi thở cuộc sống. Yếu tố tướng hình giúp nhà văn khắc họa rõ nét tính cách, bản chất của nhân vật. Bên cạnh yếu tố tướng hình thì yếu tố tâm linh cũng được tác giả sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật cần thiết để góp phần dự báo trước những bước ngoặt của số phận hoặc những góc khuất trong đời sống tinh thần của con người, tạo được khoảng lặng cần thiết cho tác phẩm. Điều đáng trân trọng là khi khám phá thế giới tâm linh của con người, Ma Văn Kháng không rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí, mê tín dị đoan mà có những lí giải riêng của mình, tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm. Ông cũng là nhà văn rất quan tâm đến việc miêu tả hành động của nhân vật để khắc họa tính cách. Bên cạnh đó, Ma Văn Kháng còn chú ý đến yếu tố ngôn ngữ. Điều này kích thích sự khám phá nghệ thuật ở từng đối tượng độc giả. Vốn sống cộng với sự lao động miệt mài đã giúp tác giả có dịp đưa những trải nghệm của mình lên trang viết. Bởi vậy, yếu tố ngôn ngữ đã giúp nhà văn tạc nên những chân dung nhân vật hoàn chỉnh, sinh động. Cũng thông qua ngôn ngữ mà tính cách, phẩm chất của từng nhân vật được bộc lộ rõ nét. Mỗi kiểu người lại gắn với những ngôn ngữ nhất định và thường không thay đổi. Cuối cùng là sự phức hợp đa giọng điệu trong sáng tác của Ma Văn Kháng. Ông đã sử dụng lối văn đa giọng điệu: ngợi ca, xót xa thương cảm, triết lý tranh biện… để thể hiện một cách chân thực cuộc sống và con người trong thời đại mới. Điều đó chứng tỏ sự chuyển biến trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, mối quan tâm thường trực của Ma Văn Kháng là số phận con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 94

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu, tìm hiểu sáng tác của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới, chúng tôi nhận thấy: con đường sáng tạo của nhà văn là cả một quá trình lao động nghiêm túc, âm thầm, bền bỉ, không ngừng tự đổi mới ngòi bút của mình. Trong quá trình lao động ấy, ông đã khẳng định được vị trí vững chắc của mình trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam qua số lượng các tác phẩm đồ sộ gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa. Ma Văn Kháng được đánh giá là “một cây bút văn xuôi lực lưỡng, sung sức, một đời văn sáng tạo” của nền văn học đương đại. Nhiều tác phẩm của ông đã vượt qua thử thách của thời gian, sự sàng lọc của công chúng, góp phần làm nên thành tựu rực rỡ của nền văn học Việt Nam hiện đại. Đối với một nhà văn, việc xây dựng thành công nhân vật có một ý nghĩa rất lớn. Bởi vì, qua thế giới nhân vật, người đọc có thể đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan về tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn. Nhận ra vai trò quan trọng của nhân vật, chúng tôi đã chọn cách khảo sát thế giới nhân vật trong hai tập truyện ngắn và truyện vừa của Ma Văn Kháng, từ đó hiểu thêm về phong cách nghệ thuật cũng như những quan niệm về hiện thực và con người của nhà văn.

2. Thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng thật đông đảo, sinh động trong bức tranh đời sống thế sự đa tạp. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và truyện vừa của Ma Văn Kháng bao gồm nhân vật bản năng, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật có phẩm chất tốt đẹp. Cùng chức năng khái quát hiện thực, khái quát tính cách, mỗi kiểu loại nhân vật với đặc trưng cơ bản của nó còn là phương tiện chuyển tải những quan điểm nhân văn của tác giả về số phận con người. Con người đã được khám phá trong cái nhìn đa diện nhiều chiều, nhiều phía để thấy được bản chất, chiều sâu tâm lý, tính cách với tất cả những mặt tốt

- xấu, trắng - đen, thiện - ác. Những nhân vật đời tư - thế sự trong truyện ngắn và truyện vừa của Ma Văn Kháng đã thực sự làm gia tăng dung lượng phản ánh và khả năng thuyết phục của tác phẩm văn chương. Nhà văn đặt ra vấn đề cần có cái nhìn đúng đắn và nhân văn hơn đối với con người. Xuất phát từ khát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 95

vọng là hoàn thiện con người, truy tìm căn nguyên của cái xấu, cái ác và nhiều biểu hiện tha hóa trong tính cách con người, Ma Văn Kháng đã chú ý khai thác những diễn biến biến tâm lý sâu kín của nhân vật. Từ đó, người đọc có thể xem xét, đánh giá lại bản thân và có những bài học rút ra trong quá trình hoàn thiện mình.

3. Để tạo nên thế giới nhân vật đa dạng trong thời kỳ đổi mới, Ma Văn Kháng đã có những tìm tòi, thể hiện độc đáo. Nhân vật trong sáng tác của ông hiện lên từ nhiều cảnh ngộ khác nhau nhưng đa số họ đều có nét chung nhất về phẩm chất làm người và luôn hướng tới ánh sáng của sự lương thiện. Dù hoàn cảnh có nghiệt ngã nhưng nhìn chung các nhân vật không làm mất đi bản chất tốt đẹp của mình, vẫn vui sống và có niềm tin vững bền vào những giá trị tinh thần. Để có thể xây dựng chân dung và tính cách nhân vật một cách sống động, chân thực nhất, Ma Văn Kháng đã sử dụng bút pháp miêu tả ngoại hình, hành động, tâm lí và ngôn ngữ, giọng điệu. Ứng với bản chất của từng kiểu loại nhân vật là cách miêu tả ngoại hình và hành động riêng biệt. Ông quan tâm tới việc khai thác sâu thế giới tâm linh của nhân vật. Viết về vấn đề này, Ma Văn Kháng không rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí mà ông có những kiến giải riêng của mình. Ông mở rộng khái niệm tâm linh ra ngoài khu vực của sự “mê tín dị đoan”. Bên cạnh đó, để xây dựng được những nhân vật mang đậm hơi thở của cuộc sống, Ma Văn Kháng còn kết hợp hài hòa giữa yếu tố ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Ma Văn Kháng là một trong số ít nhà văn có “một dấu ấn riêng khu biệt với nhiều người” bởi “một giọng điệu riêng và một ngôn ngữ riêng của Ma Văn Kháng” (Phong Lê). Ngôn ngữ đối thoại và độc thoại được tái hiện sinh động và đậm chất khẩu ngữ. Giọng điệu trong sáng tác của Ma Văn Kháng có sự phức hợp: vừa thương cảm, xót xa khi viết về những số phận bất hạnh, vừa ngợi ca khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người. Ngoài ra, đó còn là giọng triết lí tranh biện khi đưa ra những nhận xét có thể là của nhân vật hoặc của chính nhà văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 96

Bên cạnh những thành công kể trên, trong sáng tác của Ma Văn Kháng còn hạn chế nhỏ là hiện tượng trùng lặp kiểu nhân vật, dễ dẫn đến cảm giác người đọc biết trước được số phận, tính cách của nhân vật. Nhiều khi chất khẩu ngữ của ngôn ngữ sinh hoạt có phần suồng sã cũng được sử dụng khiến người đọc khó tiếp nhận một cách dễ dàng.

Tóm lại, Ma Văn Kháng là nhà văn có đóng góp không nhỏ vào việc đổi mới nền văn học đương đại Việt Nam. Thông qua quan niệm nghệ thuật về hiện thực, con người và nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc, nhà văn đã thể hiện một mối quan tâm tha thiết đau đáu tới số phận con người và vì con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Mai Anh (1997), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của Ma Văn Kháng từ sau những năm 1980, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội. 3. Yên Ba (1993), “Ma Văn Kháng sống rồi mới viết”, BáoVăn hóa, ngày 13/9. 4. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995, những đổi mới căn

bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

6. Trần Thái Hà (2007), Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn Móng vuốt thời gian của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.

7. Nguyễn Minh Hạnh (2014), Thế giới nhân vật trong các tập truyện ngắn gần đây của Ma Văn Kháng, Luận văn thạc sĩ, ĐHQG Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Huệ (1999), “Đổi mới tư duy nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 1980”, Tạp chí Văn học, số 2.

9. Dương Thị Thanh Hương (2002), Cảm hứng nghệ thuật gắn với nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài dân tộc, miền núi của Ma văn Kháng, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP, Hà Nội.

10. Đào Thị Minh Hường (2010), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV, Đại học

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già) (Trang 97 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)