Thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già) (Trang 35 - 37)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Thế giới nhân vật

Thế giới nhân vật” là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 29

chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, “thế giới nhân vật” cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu với xã hội và gia đình...Thế giới nhân vật vì thế bao quát rộng hơn hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng mang đậm dấu ấn cá nhân. Đến với sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân, thế giới nhân vật của ông là những nho sĩ cuối mùa, là nghệ sĩ rất mực tài hoa, có thiên lương trong sáng, sống ngông nghênh kiêu bạc... Qua đó ta thấy thái độ bất hòa của tác giả với xã hội thực dân, thể hiện lòng yêu nước, ngợi ca những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Gấp trang sách của Nguyễn Tuân lại nhưng người đọc vẫn nhớ mãi hình ảnh của một người lái đò tài hoa trong nghệ thuật leo ghềnh, vượt thác - “chất vàng mười đã qua thử lửa của vùng Tây Bắc”. Đó còn là một Huấn Cao có tài “viết chữ rất nhanh và đẹp”, có được chữ Huấn Cao mà treo là có “báu vật trên đời”...Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyên Hồng là những con người lao động nghèo khổ dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Thật xót xa, tội nghiệp cho những đứa trẻ vất vưởng đầu đường xó chợ và những cô gái quê nghèo khổ cùng đường phải làm nghề gái mại dâm, những kẻ vì túng quẫn mà trở thành lưu manh...Qua hệ thống nhân vật đó, ta hiểu được tư tưởng nghệ thuật của nhà văn: lòng yêu thương những con người nghèo khổ và thái độ tố cáo xã hội. Đến với những trang viết của Vũ Trọng Phụng -

ông vua phóng sự đất Bắc, người đọc nhận ra biết bao nhân vật phản diện dâm ô, đểu cáng, nhố nhăng, đảo điên vì tiền. Trong tiểu thuyết “Số đỏ”, vì tiền mà con cháu mong cho cụ cố tổ mau chết để được chia gia tài, vì tiền mà các thành viên trong và ngoài gia đình vô cùng hạnh phúc khi “ông cụ già chết thật”...Bức tranh hiện thực về xã hội tư sản thành thị Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 30

thời Pháp thuộc đã được Vũ Trọng Phụng vẽ lên qua thế giới nhân vật phong phú của mình.

Có thể nói, mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn và truyện vừa rất đông đúc, nhiều dáng vẻ. Thế giới nhân vật trong hai tập truyện San Cha ChảiXa xôi Thôn Ngựa Già của Ma Văn Kháng cũng vô cùng phong phú, đặc sắc: từ người nông dân miền núi ít học nhưng chất phác, người quét chợ, đến những chiến sĩ trên mặt trận anh ninh, rồi những trí thức hiền lành, những cán bộ về hưu nhưng vẫn tâm huyết với công việc...Nhân vật trong hai tập truyện trên của Ma Văn Kháng có tốt, có xấu, có bản năng, có tha hóa nhưng cũng có những nhân vật phẩm chất tốt đẹp. Qua thế giới nhân vật phong phú đó, người đọc nhận ra những chiêm nghiệm của tác giả về cuộc sống, về con người. Đối với Ma Văn Kháng, thế giới nhân vật đã phản ánh trung thành, rõ nét quan điểm nghệ thuật về hiện thực và con người của ông.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong hai tập truyện của Ma Văn Kháng (San Cha Chải và Xa xôi thôn ngựa già) (Trang 35 - 37)