Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Trang 73 - 75)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

3.3.1.1. Môi trường kinh tế

Trong giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam đặt mục tiêu “Đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế, đạt đƣợc bƣớc chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đƣa đất nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đồng thời, Việt Nam đặt mục tiêu cao hơn là phấn đấu về cơ bản trờ thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020. Tức là tăng nhanh tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng (gọi chung là công nghiệp) và thƣơng mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần tƣơng đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp (gọi chung là nông nghiệp). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động nƣớc ta theo xu hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm đi.

Với sự tăng trƣởng trở lại của nền kinh tế, nhu cầu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng, từ đó đặt ra yêu cầu phải đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kịp thời, đáp ứng cho thị trƣờng lao động trong điều kiện mới.

3.3.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật

Pháp luật về lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong những năm qua, Nhà nƣớc đã xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,… đang dần đƣợc giải quyết.

Tuy nhiên, tình trạng thiếu nhân lực chuyên môn, kỹ thuật, nhân tài cho doanh nghiệp vẫn rất nghiêm trọng và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, ngành nghề vẫn đang đƣợc Chính phủ và các ngành, doanh nghiệp hết sức quan tâm.

3.3.1.3. Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh là tất yếu của nền kinh tế thị trƣờng. Trong giai đoạn hiện nay, khi thị trƣờng vẫn chƣa thoát khỏi khó khăn do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thì vấn đề cạnh tranh lại càng trở nên gay gắt.

Cạnh tranh lành mạnh chính là nhân tố thúc đẩy phát triển nhƣng cũng sẽ thụt lùi nếu cạnh tranh thiếu văn hóa. Có lẽ chƣa bao giờ vấn đề cạnh tranh lại trở nên quan thiết mang tính sống còn đối với Công ty CP Gang thép Thái Nguyên nói chung và thƣơng hiệu thép TISCO nói riêng nhƣ giai đoạn hiện nay. Công ty này đang phải gồng mình tìm các đối pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng, giảm giá thành sản phẩm để có thể chiếm thị phần và tiêu thụ ổn định trên thị trƣờng. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp và nặng ký nhất của thép TISCO chính là thép Hòa Phát và các sản phẩm thép siêu rẻ nhập từ Trung Quốc. Đối với thép giá rẻ Trung Quốc, tuy không đáng lo ngại vì chất lƣợng thấp, không có thƣơng hiệu, nhƣng lại đang làm xáo trộn toàn bộ thị trƣờng thép sản xuất trong nƣớc. Giá thép cán Trung Quốc rẻ tới mức có lúc chỉ bằng giá phôi nguyên liệu sản xuất nội địa. Với TISCO, thép Hòa Phát là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất. Sản phẩm này vừa có thế mạnh cạnh tranh về chất lƣợng vừa cạnh tranh về giá cả. Theo giá so sánh trên thị trƣờng thì thép Hòa Phát đang thấp hơn so với thép TISCO khoảng 700 nghìn đồng/tấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy vậy, thời gian qua thép TISCO vẫn đứng vững trên thị trƣờng, tiếp tục chiếm lĩnh và mở rộng thị phần. Thƣơng hiệu này đang tạo đƣợc thế cân bằng trên thị trƣờng với sự cạnh tranh sòng phẳng và lành mạnh. Đƣợc biết, thời gian qua, trƣớc sức ép về thị trƣờng, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đã thực hiện một loạt biện pháp thị trƣờng, trong đó đáng lƣu tâm nhất chính là việc sắp xếp, tái cơ cấu lại toàn bộ hệ thống chi nhánh bán hàng. Chuyển chi nhánh sang văn phòng đại diện với nhiệm vụ bao chùm hơn gồm cả giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chăm sóc khách hàng, và quản lý theo dõi địa bàn. Đồng thời, lựa chọn nhà phân phối cấp 1 có năng lực, kinh nghiệm trong kinh doanh sắt thép để ký hợp đồng trực tiếp. Nhà phân phối cấp 1 đƣợc quyền ký hợp đồng với nhà phân phối cấp 2 nhằm giảm chi phí trung gian và không gây chồng chéo địa bàn, khách hàng. Mặt khác, Công ty tăng cƣờng tiết kiệm chi phí đầu vào, hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, duy trì giá bán ổn định (tức là không tăng giá kể cả khi giá điện tăng), tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)