Các phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Trang 36)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp.

2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài thực hiện trên cơ sở kết hợp nghiên cứu các số liệu thứ cấp từ các nguồn nhƣ: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, số liệu, dữ liệu của Công ty Cổ phần Gang Thép trong các năm từ năm 2011 - 2014, các công trình đã công bố, báo - tạp chí, internet và các đặc san chuyên đề, các lý thuyết và thực tiễn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện mô tả, so sánh, đối chiếu và suy luận logic…

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp * Chọn mẫu điều tra

- Áp dụng phƣơng pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên tại một số đơn vị thành viên của công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Thu thập số liệu sơ cấp bằng phƣơng pháp phỏng vấn 375 cán bộ công nhân viên trong tổng số 5.690 cán bộ công nhân viên tại Công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên thông qua bảng câu hỏi. Mẫu phỏng vấn đƣợc xác định nhƣ sau:

Bƣớc 1: Xác định quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó: n: Số mẫu nghiên cứu sẽ đi phỏng vấn

N: Tổng mẫu nghiên cứu, N = 5.690 (tổng số cán bộ công nhân viên năm 2014 là 5.690 cán bộc công nhân viên)

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch là e = 0,05

Ta có: n = 5.690 / ( 1 + 5.690 x 0,052 ) = 373,7 => Quy mô mẫu: 375 mẫu Bƣớc 2: Tiến hành chọn mẫu phân tầng theo tiêu thức phòng.

Bƣớc 3: Sau khi phân tầng, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các mẫu sẽ điều tra.

Bƣớc 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.

- Thời gian điều tra: Từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 năm 2015.

- Phạm vi điều tra: Các phòng, xí nghiệp tại công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng nhằm điều tra, khảo sát một số ý kiến của cán bộ công chức trong Công ty để đƣa ra những nhận định chính xác hơn.

* Nội dung phiếu điều tra

, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân công ty. Tình hình việc làm hiện tại; thời gian làm việc, trình độ và thời gian đào tạo. Các thông tin khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động lao động và sản xuất, đời sống, tinh thần và nhu cầu của cán bộ, công nhân...

* Quy trình điều tra

- Xây dựng phiếu. - Điều tra thử 15 phiếu.

- Điều chỉnh nội dung phiếu và tính phù hợp của phiếu. - Điều tra thực 375 phiếu.

* Thông tin chung về mẫu - Về giới tính

Bảng 2.1. Thông tin mẫu về giới tính

Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Nam 213 56,8

Nữ 165 43,2

Tổng số 375 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ bảng trên, ta thấy trong quy mô mẫu 375 ngƣời thì nam là 213 ngƣời chiếm 56,8%, nữ là 165 ngƣời chiếm 43,2%. Vậy trong quy mô mẫu điều tra cơ cấu giới tính là khác cân bằng nhau.

- Về độ tuổi

Bảng 2.2. Thông tin mẫu về độ tuổi

Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Từ 18 - 30 103 27,47

Từ 30 - 45 197 52,53

Từ 45 - 60 75 20

Tổng 375 100

(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn điều tra của tác giả)

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Sử dụng để tổng hợp kết quả thu đƣợc sau đó dùng phƣơng pháp diễn dịch, quy nạp, tính giá trị bình quân để đƣa ra các đánh giá, kết luận cụ thể.

2.2.3. Phương pháp phân tích

Trong luận văn, chúng tôi sử dụng hệ thống các phƣơng pháp phân tích số liệu sau:

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phƣơng pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

∆y = Yt - (Yt-1) Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích: Yt - 1: Số liệu kỳ gốc

+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu phân tích và kỳ gốc. So sánh số tƣơng đối:

- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

Rk (%) = (Yk / Y ) x 100 Trong đó:

+ Yk: Số liệu thành phần; Y: Số liệu tổng hợp + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh tế so với kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.

R∆y (%) = (Yt - Yt-1) / (Yt-1) x 100 Trong đó:

+ Yt: Số liệu kỳ phân tích: Yt - 1: Số liệu kỳ gốc

+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong luận văn qua các phần nhƣ tổng hợp chung tình hình nhân sự, thu thập của cán bộ công nhân viên trong công ty…

2.2.3.2. Phương pháp thống kê, mô tả

Luận án sử dụng nhiều nguồn số liệu thống kê đƣợc cung cấp từ các tài liệu tại các phòng ban chuyên môn của công ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích đánh giá thực trạng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ đó đƣa ra đƣợc những gợi ý để hoàn thiện công tác nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của công ty trong thời gian tới.

Phƣơng pháp phân tích SWOT giúp cho các nhà quản trị đƣa ra quyết định dựa trên bốn sự phân tích trên mà không đƣa ra dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Bởi vì phân tích SWOT cũng chỉ ra các đặc điểm để chỉ ra các khả năng và triển vọng trong tƣơng lai.

Lý thuyết về mô hình SWOT: Ma trận SWOT ĐIỂM MẠNH (Strengths - S) ĐIỂM YẾU (Weaknesses - W) CƠ HỘI (Opportunities - O) THÁCH THỨC (Theats - T) 2.3. Kỹ thuật xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2007.

2.4.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo độ tuổi: Có 3 nhóm tuổi mà tác giả phân tích là: Từ 18 - 30 tuổi; Từ 31 - 45 tuổi; Từ 46 - 60 tuổi.

Độ tuổi lao động

x 100% Tổng số lao động

Ý nghĩa: Để đánh giá về thể chất nguồn nhân lực, có thể sử dụng các chỉ số về độ tuổi làm việc, chiều cao và cân nặng của nguồn nhân lực đang tham gia tại công ty. Nguồn nhân lực có độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm tỷ lệ cao nhất trong các độ tuổi tham gia sản xuất và điều hành, đây sẽ là độ tuổi mà đƣợc đánh giá là độ chín cả về tƣ duy và hành động.

- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo trình độ: Đại học; Cao đẳng; Trung cấp. Số lƣợng lao động theo trình độ

x 100% Tổng số lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ý nghĩa: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nó quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp sau này. Vì đây là nguồn nhân lực chủ đạo trong tƣơng lai, là nòng cốt.

- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu lao động theo giới tính: Lao động nam và lao động nữ.

Số lƣợng lao động theo giới tính

x 100% Tổng số lao động

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp xác định cơ cấu lao động hợp lý, đối với ngành công nghiệp nặng thì tỷ lệ lao động nam thƣờng cao hơn tỷ lệ lao động nữ.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh trí lực nguồn nhân lực: + Công tác bổ túc kỹ thuật nâng bậc hàng năm

+ Công tác đào tạo mới: Đào tạo trƣởng, phó ca lò cao; Đào tạo trƣởng, phó ca thiêu kết; Đào tạo về an toàn hàn hơi, hàn điện; Đào tạo về an toàn vận hành cầu trục bấm tay; Đào tạo Kỹ thuật viên thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị điện; Đào tạo công nhân vận hành máy nén khí; Đào tạo về Quản lý thiết bị năng lƣợng; Đào tạo về Công nghệ sản xuất ô xy; Đào tạo công nhân Khai thác mỏ hầm lò

+ Công tác bồi dƣỡng kỹ thuật, nghiệp vụ: Bồi dƣỡng về kỹ thuật; Bồi dƣỡng nghiệp vụ; Bồi dƣỡng về công tác Đảng đoàn thể

+ Công tác đào tạo tại chức giai đoạn 2012 - 2014 + Công tác thi chọn lao động giỏi giai đoạn 2012 - 2014 + Đối tƣợng cần đƣợc bồi dƣỡng đào tạo

+ Số lƣợng lao động tuyển dụng của Công ty

Ý nghĩa: Xây dựng và phát triển nguồn lực con ngƣời mạnh về mọi mặt, đủ về số lƣợng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng khoa học công nghệ với đặc trƣng kỹ thuật chuyên môn cao, lao động với năng suất, chất lƣợng và hiệu quả ngày càng cao hơn.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thể lực và tâm lực nguồn nhân lực; + Phân loại bệnh của cán bộ, công nhân viên đi khám của công ty

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tình trạng sức khỏe cán bộ, công nhân viên Công ty + Chiều cao, cân nặng của cán bộ, công nhân viên công ty

+ Thái độ tại nơi làm việc của nhân lực tại công ty năm 2014: Mức độ nghỉ làm; Xin phép khi nghỉ làm; Đi muộn; Bỏ nơi làm việc để làm việc khác; Tiếp khách trong giờ làm.

Ý nghĩa: Thể lực là một yếu tố quan trọng để đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực. Nó là cơ sở, là nền tảng để phát triển trí tuệ của ngƣời lao động. Lƣợng hóa thái độ con ngƣời tại bất kỳ một hoàn cảnh, một lĩnh vực làm việc là một tiêu chí có thể gây tranh cãi, thậm chí có thể dẫn đến xung đột vì đây là một tiêu chí đánh giá rất nhạy cảm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THẾP THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) là một doanh nghiệp nhà nƣớc trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam chịu sự điều hành của Bộ Công nghiệp Việt Nam, hoạt động theo luật pháp của nƣớc CHXHCN Việt Nam, là cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam. Đƣợc thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Gang thép Thái Nguyên trải qua 3 lần đổi tên:

Ngày 4/6/1959: Hội đồng chính phủ ra quyết định thành lập công trƣờng khu Gang thép Thái Nguyên.

Tháng 01 năm 1980 theo mô hình quản lý mới, Công trƣờng khu Gang thép Thái Nguyên đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Gang thép Thái Nguyên.

Tháng 6 năm 1993 Xí nghiệp Liên hợp đƣợc đổi tên thành Công ty Gang thép Thái Nguyên - tên đƣợc dùng từ năm 1962 đến nay.

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

- Tên tiếng Anh: Thai Nguyen iron and steel joint stock corporation

- Tên viết tắt: TISCO

- Website: www.tisco.com.vn.

- Trụ sở: Phƣờng Cam Giá - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: Số 4600100155 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 24/6/2009; đăng ký thay đổi lần thứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhất ngày 2/11/2009; đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 28/12/2010; đăng ký thay đổi lần thứ ba ngày 07/6/2013.

- Vốn điều lệ: Tổng giá trị đăng ký giao dịch: 1.840 tỷ đồng.

- Địa chỉ Trụ sở chính: Phƣờng Cam Giá, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên - Số điện thoại: 0280.3832236 - Số Fax: 0280.3832056

- Website: www.tisco.com.vn - Mã cổ phiếu: TIS

- Chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 106616 cấp ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Trọng tài Kinh tế tỉnh Bắc Thái ( nay là tỉnh Thái Nguyên).

- Quyết định thành lập: Số 83/CNNG-TX ngày 23/12/1993 của Bộ trƣởng Bộ công nghiệp nặng.

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, đƣợc thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép. Ngày 29/11/1963, mẻ gang đầu tiên của Công ty ra lò đã đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của Đất nƣớc; để đánh dấu sự kiện này, Công ty lấy ngày 29/11 hàng năm là ngày truyền thống Công nhân Gang thép.

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty không ngừng tăng trƣởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 650.000 tấn/năm, doanh thu hàng năm đạt trên 8.000 tỷ VNĐ, hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp trên cả nƣớc với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh.

Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nƣớc, đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm, đƣợc sử dụng vào hầu hết các Công trình trọng điểm Quốc gia nhƣ thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Sơn La, đƣờng dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chƣơng Dƣơng, và nhiều công trình khác; thâm nhập vào đƣợc thị trƣờng Quốc tế nhƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Canada, Singapore, Indonesia, Lào, Campuchia... Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cùng sản phẩm Thép mang thƣơng hiệu TISCO đã giành đƣợc nhiều giải thƣởng: Hàng Việt Nam chất lƣợng cao, Sao vàng đất Việt, Thƣơng hiệu nổi tiếng với ngƣời tiêu dùng, Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam, Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN, Ngôi sao Quốc tế về Quản lý chất lƣợng ISLQ, Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 100 Thƣơng hiệu, Sản phẩm, Dịch vụ hội nhập Quốc tế và

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)